QUY ĐỊNH VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP PHÁT SINH TỪ HOẠT ĐỘNG MỞ VÀ SỬ DỤNG TÀI KHOẢN THANH TOÁN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về hoạt động mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại ngân hàng thương mại ở việt nam (Trang 72 - 73)

ĐỘNG MỞ VÀ SỬ DỤNG TÀI KHOẢN THANH TOÁN

Điều 19 Nghị định số 64/2001/NĐ-CP quy định:

Trường hợp có tranh chấp giữa người sử dụng dịch vụ thanh toán và tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trước tiên các bên liên quan cần giải quyết tranh chấp bằng thoả thuận. Trường hợp tranh chấp không giải quyết được bằng thoả thuận, việc giải quyết tranh chấp thực hiện theo quy định của pháp luật [2].

Tương tự, Quyết định số 1284/2002/QĐ-NHNN cũng quy định:

Các bên có trách nhiệm tuân thủ các quy định về mở và sử dụng tài khoản tại Quy chế này, các quy định pháp luật khác có liên quan và các thoả thuận đã có giữa các bên. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sử bị phạt, xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường [20].

Có thể thấy, điểm đặc thù của tranh chấp liên quan đến tài khoản thanh toán là các bên bắt buộc phải giải quyết theo hai bước:

(i) Bước 1: các bên phải giải quyết tranh chấp bằng thỏa thuận

(ii) Bước 2: không thể thỏa thuận được và có văn bản chứng minh điều này, các bên có thể đưa tranh chấp ra tòa án nhân dân có thẩm quyền hoặc trọng tài thương mại để giải quyết theo thủ tục chung.

Quy định này vô hình chung gây khó khăn nhất định cho việc giải quyết tranh chấp vì các bên buộc phải giải quyết tranh chấp bằng thỏa thuận và có văn bản chứng minh quá trình này. Sau đó, khi tiến hành giải quyết tại Tòa án nhân dân, các bên lại tiếp tục quá trình giải quyết bằng thỏa thuận.

Trong thực tế, các bên còn vận dụng nhiều hình thức để giải quyết tranh chấp. Điển hình là vụ tranh chấp do Ngân hàng chuyển nhầm tiền vào tài khoản của khách hàng dưới đây:

Một khách hàng của Ngân hàng X ra máy ATM rút tiền thì phát hiện trong tài khoản có gần 1,3 tỷ đồng. Chiều cùng ngày, khách hàng trực tiếp ra Ngân hàng X chi nhánh Đà Nẵng rút 500 triệu đồng. Hôm sau, ba người xưng là nhân viên Ngân hàng X chi nhánh Đà Nẵng đến báo đã chuyển nhầm tiền vào tài khoản của khách hàng và đề nghị xin lại. Khách hàng không đồng ý trả với lý do chưa có văn bản chứng minh Ngân hàng chuyển nhầm tiền. Sau nhiều lần thương lượng mà khách hàng hợp tác, Ngân hàng lập văn bản đề nghị công an can thiệp và liên tiếp trong hai ngày sau đó, khách hàng bị công an triệu tập để làm rõ hành vi chiếm đoạt tài sản ngân hàng.

Tranh chấp này một phần bắt nguồn từ việc các quy định về mở và sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về hoạt động mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại ngân hàng thương mại ở việt nam (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)