Ngay từ Thế kỷ XIII, ở các thành phố lớn của một số nước châu Âu, việc giao lưu buôn bán rất phát triển, công ty đã ra đời. Lịch sử luật công ty gắn liền với các quy định về liên kết, hợp đồng và các quan hệ vay nợ trong luật La Mã. Năm 1807, Pháp ban hành Bộ luật Thương mại, thể chế hóa quan
điểm tự do hoạt động kinh doanh. Mới đầu, việc thành lập công ty vẫn cần giấy phép của nhà nước. Đến năm 1870, hầu hết các nước đều bãi bỏ thủ tục cấp giấy phép thành lập. Nhà nước chỉ đưa ra các quy định bắt buộc, các cơng ty có nghĩa vụ đăng ký theo các quy định của pháp luật.
Công ty hợp danh ra đời và phát triển từ rất sớm trên thế giới và loại hình tổ chức kinh doanh này cũng được pháp luật điều chỉnh từ rất sớm, hình thức hợp danh là hình thức kinh doanh phổ biến thứ hai sau hình thức kinh doanh cá thể. Ở đa số các nước trên thế giới, hợp danh được pháp luật ghi nhận là một loại hình đặc trưng của cơng ty đối nhân, trong đó có ít nhất hai thành viên (đều là cá nhân và/hoặc thương nhân) cùng tiến hành hoạt động thương mại (theo nghĩa rộng) dưới một hãng chung và cùng liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ của công ty.
Anh là một nước có truyền thống pháp luật lâu đời về hợp danh. Hợp danh của Anh được chia làm hai loại là Hợp danh thông thường (hay đầy đủ) (The full partnership) và Hợp danh TNHH (The limited partnership)[46].
Hợp danh thông thường (được điều chỉnh bởi Luật Hợp danh năm 1890): chỉ sự kinh doanh của một số người cùng góp vốn sở hữu với nhau, những chủ sở hữu này (thành viên) cùng chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới trong việc điều hành kinh doanh, do đó, bất cứ hành động hay quyết định nào đều phải được sự đồng ý của tất cả các thành viên, lợi nhuận và trách nhiệm pháp lý đều được chia cho các thành viên bất kể ai là người đã tạo ra nó. Do tất cả các thành viên đều có trách nhiệm liên đới và liên quan đến mọi quyết định, mọi khoản nợ của hợp danh mà họ tham gia nên mọi quyết định hay hành động đều phải dựa trên sự nhất trí của các thành viên khác.
Hợp danh TNHH (được điều chỉnh bởi đạo luật Hợp danh TNHH năm 1907) hình thành khi có một hoặc nhiều hơn một thành viên đầu tư vốn vào doanh nghiệp nhưng không tham gia điều hành công ty. Những thành viên
này có trách nhiệm hữu hạn vì họ cùng lắm chỉ mất số tiền mà họ đã đầu tư ban đầu vào doanh nghiệp. Mọi hợp danh TNHH phải được đăng ký theo quy định trong Đạo luật Hợp danh TNHH 1907, nếu không sẽ được mặc định là hợp danh thông thường, và các thành viên sẽ được xem là thành viên thông thường. Một thành viên hữu hạn sẽ không tham gia điều hành doanh nghiệp. Nếu một thành viên hữu hạn tham gia quản lý công việc kinh doanh của doanh nghiệp thì người đó cũng sẽ có trách nhiệm đối với tất cả các khoản nợ và nghĩa vụ của công ty phát sinh như một thành viên thông thường.
Hợp danh TNHH khác với hợp danh thông thường ở chỗ sẽ không bị giải thể bởi sự phá sản hay một thành viên giới hạn chết, doanh nghiệp cũng sẽ không bị buộc phải giải thể bởi tòa án nếu một thành viên giới hạn bị mất năng lực hành vi, trừ trường hợp phần góp vốn của thành viên đó khơng xác định được. Trong trường hợp một hợp danh TNHH bị giải thể, các công việc kinh doanh của công ty sẽ được các thành viên thơng thường đảm nhiệm, trừ khi có phán quyết khác của tịa án.
Hợp danh thơng thường ở Anh phải có tối thiểu 2 thành viên nhưng không quá 20 (thông thường từ 2 đến 4 thành viên). Hợp danh TNHH không được nhiều hơn 10 người trong trường hợp hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng và cũng không được nhiều hơn 20 người nếu hoạt động trong các lĩnh vực khác. Theo quy định của đạo luật này thì một tổ chức cũng có thể tham gia góp vốn vào hợp danh TNHH và phần đóng góp của một tổ chức được chấp nhận và được coi như là một thành viên giới hạn.
Mỹ là một quốc gia được thành lập muộn, nhưng năm 1914, Mỹ đã ban hành luật mẫu về hợp danh và đến nay thì luật mẫu về hợp danh của Mỹ đã được sửa đổi nhiều lần. Pháp luật về hợp danh thường được từng bang của Mỹ quy định và để tạo lập những điều kiện dễ dàng và thơng thống cho giao lưu thương mại thì cần có những đạo luật thống nhất toàn liên bang, được
từng bang chấp nhận và áp dụng. Đạo luật mẫu về hợp danh (Uniform Partnership Act - gọi tắt là UPA) được soạn thảo và công bố vào năm 1994 và đã được nhiều bang ở Mỹ chấp nhận và cho thi hành. Đạo luật mẫu khác về hợp danh hữu hạn (ULPA) được soạn thảo năm 1976 và được sửa đổi bổ sung và công bố vào năm 1985 cũng đã được hơn 25 bang ở Mỹ chấp nhận và cho thi hành. Đạo luật mẫu về hợp danh mới ban hành là năm 1997 (UPA 1997). Nhìn vào lịch sử phát triển của hợp danh ở Mỹ ta thấy hình thức tổ chức kinh doanh này rất phát triển và đến nay ở Mỹ hình thức này được sử dụng phổ biến. Có điều này là do pháp luật về hợp danh của Mỹ tạo điều kiện tốt cho hình thức kinh doanh này phát triển.
Theo quan niệm của các nhà làm luật Mỹ thì “hợp danh là một sự liên
kết tự nguyện của ít nhất hai người trở lên nhằm thực hiện công việc kinh doanh như những người đồng sở hữu, vì mục tiêu lợi nhuận” [50]
Chế định về hợp danh Mỹ được hình thành và phát triển từ những nguyên tắc của chế định đại diện của thơng luật. Theo đó, một thành viên hợp danh được nhìn nhận là đại diện cho các thành viên khác trong quan hệ đối với bên ngồi mà khơng cần phải có một sự ủy quyền cụ thể theo như thông thường. Trong quan hệ nội bộ, các thành viên gắn bó và bị ràng buộc lẫn nhau bởi nghĩa vụ cẩn trọng và tín thác. Đặc điểm chính của hợp danh là sự liên kết giữa các thành viên cũng như những quyền và lợi ích chung của các thành viên đối với vốn và tài sản kinh doanh của công ty và phân chia lợi nhuận cũng như gánh chịu rủi ro, thua lỗ giữa các thành viên công ty. Mỹ cũng chia hợp danh thành hai loại: hợp danh đơn giản (vô hạn) và hợp danh hữu hạn. Hợp danh trong luật Mỹ là một thực thể pháp lý và ở nhiều bang đều được thừa nhận là có thể tự nhân danh mình khởi kiện hoặc bị kiện trước tòa.
Theo luật Singapore, hợp danh là thoả thuận giữa những người tiến hành kinh doanh nhằm thu lợi. Như vậy, theo định nghĩa này thì hai dấu hiệu
đặc trưng của hợp danh là sự tồn tại của việc kinh doanh và sự thoả thuận giữa nhiều người tham gia việc kinh doanh vì lợi nhuận. Mục đích lợi nhuận là tiêu chí cơ bản cho việc xác định hợp danh. Số lượng thành viên tối thiểu của hợp danh theo luật Singapore là 2 và tối đa là 20. Các hợp danh có thành viên với số lượng từ 21 trở lên được gọi là công ty cho dù không đăng ký như là công ty. Điều này không được quy định trong pháp luật về hợp danh ở Philipines và Thái Lan. Pháp luật hai nước này không giới hạn số lượng thành viên của hợp danh.
Một điều khá thú vị là, cả bốn nước Philippines, Thái Lan, Singapore và Malaysia đều có quy định về hợp danh nhưng chỉ có Philippines và Thái Lan quy định về hợp danh hữu hạn cịn Singapore và Malaysia thì khơng có loại hình hợp danh hữu hạn. Có một nguyên nhân lý giải cho điều này là khi hai nước này là thuộc địa của Anh thì chỉ có Luật Hợp danh thông thường 1890 của Anh được áp dụng cịn Luật Hợp danh trách nhiệm hữu hạn 1907 thì không được áp dụng ở đây [41].
Công ty hợp danh được ghi nhận trong luật Việt Nam chưa lâu, loại hình cơng ty này mới xuất hiện lần đầu tiên trong Luật Doanh nghiệp 1999. Điều 130 luật Doanh nghiệp Việt Nam 2005 quy định: “Hợp danh là một doanh nghiệp trong đó phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh); ngồi các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn”[34].
Như vậy, về cơ bản pháp luật Việt Nam cũng giống pháp luật các nước khi quy định hợp danh là phải do ít nhất hai người trở lên thành lập và là chủ sỡ hữu chung, hợp danh được thành lập vì mục đích kinh doanh, lợi nhuận.
Sự khác biệt lớn nhất giữa pháp luật của một số nước về hợp danh là việc xác định tư cách pháp lý của hợp danh có phải là cơng ty khơng? Điều đó chi phối đến việc xác định tư cách pháp nhân của hợp danh và việc hợp danh
có phải đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền hay không? Các nước theo trường phái quan niệm hợp danh là một sự liên kết, tức là chỉ cần chứng minh giữa hai người có sự liên kết với nhau để kinh doanh như hai chủ sở hữu vì mục tiêu lợi nhuận tiêu biểu là Mỹ, Anh, Singapore, Malaysia… Luật của các nước này quy định, nếu một người ngay từ đầu không phải là thành viên của hợp danh nhưng nhận một phần lợi nhuận từ một công việc kinh doanh của hợp danh cũng được coi như là thành viên của hợp danh trong phi vụ kinh doanh đó, pháp luật khơng quan tâm đến việc người đó có thực sự có ý định thành lập hợp danh hay không. Hợp danh chỉ sự liên kết nên khi sự liên kết đó bị phá vỡ thì hợp danh đó cũng giải thể. Khi có bất cứ một thành viên nào chết hay phá sản thì đều làm hợp danh tự động giải thể (trừ phi thỏa thuận hợp danh quy định thay thế thành viên đó bằng một thành viên mới). Đa số các nước này xác định hợp danh khơng có tư cách pháp nhân, vì thế sẽ khơng phải chịu thuế doanh nghiệp.
Việt Nam xác định hợp danh là một doanh nghiệp và ta gọi là công ty hợp danh. Tức là muốn được pháp luật Việt Nam cơng nhận là hợp danh thì phải trải qua những thủ tục pháp lý được quy định trong thủ tục thành lập công ty. Điều này đồng nghĩa với việc nếu hai hay nhiều người cùng hợp tác thực hiện kinh doanh như những chủ sở hữu và vì mục đích lợi nhuận nhưng khơng có đăng ký kinh doanh thì cũng khơng được coi là hợp danh. Cũng theo luật Việt Nam, trong trường hợp một thành viên chết hay phá sản thì hợp danh vẫn tồn tại, khơng bị giải thể, chỉ có thành viên chết hay phá sản là bị chấm dứt tư cách thành viên, các thành viên còn lại vẫn tiếp tục hoạt động hợp danh nhưng phải tiến hành thủ tục đăng ký lại đối với cơ quan đăng ký kinh doanh.
Cũng giống như Việt Nam, các nhà lập pháp Nhật Bản gọi hợp danh là công ty (pháp luật Nhật Bản quy định hai loại hình cơng ty hợp danh thông
thường (Gomei-Kaisha) và công ty hợp danh hữu hạn (Goushi-Kaisha)). Pháp luật Việt Nam và Nhật Bản đều xác định hợp danh có tư cách pháp nhân và phải đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Về vấn đề này, Pháp luật Philippines và Thái Lan có quy định khác. Hợp danh có phải đăng ký hay khơng, phụ thuộc vào đó là hợp danh hữu hạn hay hợp danh thông thường. Hợp danh hữu hạn phải đăng ký, nếu không đăng ký sẽ được coi như là hợp danh thông thường và phải chịu trách nhiệm vô hạn. Tư cách pháp nhân của hợp danh cũng được xác định thơng qua việc có đăng ký trước cơ quan nhà nước hay khơng, chỉ khi đăng ký thì mới có tư cách pháp nhân.
Ngoài ra, một sự khác biệt dễ dàng nhận thấy là đa phần các nước phân chia hợp danh thành hai loại thông thường và hữu hạn nhưng pháp luật Việt Nam không quy định điều này.
2.1.3. So sánh về loại hình cơng ty cổ phần
Sau loại hình cơng ty hợp danh, khoảng thế kỷ XVII, các công ty cổ phần đầu tiên trên thế giới ra đời, sang thế kỷ XIX thì phát triển mạnh mẽ. Đây là loại hình đặc trưng của cơng ty đối vốn (chỉ quan tâm đến vốn góp mà khơng quan tâm đến nhân thân người góp vốn) với đặc điểm quan trọng là có sự tách bạch tài sản của công ty và tài sản của cá nhân, các thành viên chỉ chịu trách nhiệm về mọi khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn mà họ góp vào cơng ty. Vốn cơ bản của cơng ty được chia thành các cổ phần, trong q trình hoạt động, cơng ty cổ phần được phát hành các loại chứng khoán ra thị trường để công khai huy động vốn trong cơng chúng. Do đó, sự ra đời của cơng ty cổ phần gắn liền với sự ra đời của thị trường chứng khoán. Đức là một trong những nước xuất hiện công ty cổ phần từ rất sớm. Năm 1870, Luật công ty cổ phần của Đức đã được ban hành [25].
Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp có tính tổ chức cao, hồn thiện về vốn, hoạt động mang tính xã hội cao, vì vậy, hầu như khơng có sự
khác biệt trong quan niệm về tư cách pháp nhân của công ty cổ phần. Pháp luật các nước đều thừa nhận công ty cổ phần có tư cách pháp nhân. Tuy nhiên, loại hình cơng ty cổ phần bên cạnh những điểm ưu việt về vốn, về khả năng phát triển và mở rộng các quan hệ liên kết tư bản cũng bộc lộ những hạn chế như chế độ trách nhiệm hữu hạn, sự tham gia đông đảo của công chúng vào hoạt động của cơng ty, điều đó có thể gây nguy hiểm cho các chủ nợ, sự phân chia quyền lợi trong các nhóm cổ đơng…, do đó, hầu hết pháp luật các nước quy định rất chặt chẽ về điều kiện và thủ tục thành lập loại hình cơng ty này cùng với những biện pháp bảo đảm an toàn về mặt pháp lý cho những người có vốn tham gia vào cơng ty.
Ở Pháp, công ty cổ phần, hay cịn gọi là cơng ty vô danh (Société Anonyme –SA) được ra đời khá sớm. Ngay vào thời Rechelieu (1632 - 1635), những công ty thuộc địa lớn đã ra đời, nhưng chỉ được thành lập theo sắc lệnh của Hoàng gia. Sau Cách mạng 1789, Luật Allaerd ngày 2 tháng 3 năm 1791 về tự do thương mại và công nghiệp ra đời đã công nhận quyền tự do thành lập công ty cổ phần. Tuy nhiên, thời gian đầu, các công ty cổ phần phải được sự cho phép của Chính phủ mới được thành lập, mãi về sau quy định này mới được xóa bỏ. Việc thành lập SA cần số lượng cổ đơng ít nhất là 7, cổ đơng khơng cần phải có tư cách thương nhân, vốn điều lệ tối thiểu là 37.000 Euro và khơng được góp vốn bằng industrie (góp sức).
Ngồi SA, Pháp cịn có loại hình cơng ty cổ phần đơn giản (Société par actions simplifiée – SAS). Loại hình cơng ty cổ phần này do Hội đồng Quốc gia Các giới chủ Pháp kiến nghị sáng lập trên cơ sở nhằm khắc phục sự thiếu mềm dẻo của hình thức SA và kiến nghị này đã được đáp ứng bằng sự ra đời của Luật Công ty cổ phần đơn giản ngày 3/1/1994. Luật sửa đổi năm 1999 mở rộng hơn nữa việc thành lập SAS, khiến cho loại hình cơng ty này thật sự là một loại hình cạnh tranh với cơng ty TNHH. Bất kỳ người nào, thể nhân hay
pháp nhân, cơng ty có mục đích lợi nhuận hay phi lợi nhuận, dù vốn điều lệ bao nhiêu, hiệp hội hay tập đồn, đều có thể trở thành thành viên của SAS. Tuy nhiên, Bộ luật Thương mại Pháp qui định rằng SAS không được phát hành chứng khốn ra cơng chúng. Mục đích của các nhà lập pháp là nhằm