Tên của doanh nghiệp đóng vai trị rất quan trọng trong kinh doanh. Tên của doanh nghiệp là tài sản vơ hình, nó tạo nên thương hiệu của doanh nghiệp, là một trong những yếu tố thu hút, tạo ấn tượng đối với khách hàng. Phần đơng các nhà đầu tư ln có mong muốn đặt tên doanh nghiệp sao cho ấn tượng, dễ đọc, dễ nhớ, thể hiện được ngành nghề kinh doanh chính hoặc tiêu chí mục tiêu của doanh nghiệp… Tuy nhiên, dù muốn thế nào thì tên doanh nghiệp cũng phải phù hợp với các quy định của pháp luật, và nó được coi là một điều kiện không thể thiếu khi thành lập doanh nghiệp.
doanh nghiệp, luật công ty như một phần trong các văn bản đó, nhưng cũng có nước quy định ở hẳn một đạo luật riêng (Philippines có đạo luật Business Name Act), điều đó cho thấy sự coi trọng của họ đối với tên của doanh nghiệp. Và cho dù quy định chung thì các quy định về tên gọi của doanh nghiệp cũng chiếm một số lượng điều khoản khá lớn trong các luật về doanh nghiệp hay luật công ty của các nước.
Về cơ bản, tên gọi của doanh nghiệp phải chỉ ra được loại hình doanh nghiệp, khơng vi phạm thuần phong mỹ tục, truyền thống lịch sử, văn hóa…, khơng bị trùng hoặc dễ gây nhầm lẫn với doanh nghiệp khác.
Pháp luật Thái Lan, Malaysia quy định rõ về điều kiện tên gọi của doanh nghiệp: tên phải chỉ ra hình thức của cơng ty bao gồm những từ như “Trách nhiệm hữu hạn”, “Tư nhân”… ; tên không được thô tục, khơng gây khó chịu hoặc phiền phức; tên phải không được gây nhầm lẫn với tên của công ty khác hoặc tổ chức kinh doanh khác, dù đã được đăng ký ở nước đó hay khơng. Sổ đăng ký phải cập nhật hóa vào cơ sở dữ liệu máy tính tất cả các công ty và các tổ chức kinh doanh đã được đăng ký, qua đó có thể tra cứu bằng một thao tác đối với những tên tương tự như một tên đề nghị đã được sử dụng hay chưa; tên phải không được vi phạm nhãn hiệu thương mại hoặc sáng chế đã được đăng ký; không được sử dụng tên của các tổ chức quốc tế và các cơng ty nước ngồi mà khơng được phép của các cơ quan này, ví dụ: ASEAN, Coca-cola, Sony… ; tên không được chứa đựng những từ liên quan đến những ngành công nghiệp được quy định đặc biệt mà khơng có sự chấp thuận của các cơ quan có thẩm quyền liên quan như: ngân hàng, bảo hiểm, đại lý du lịch; tên không được chứa đựng những từ viết tắt mà không thể được chấp nhận để đăng ký [36].
Đặc biệt, pháp luật một số nước cịn có những u cầu riêng về tên đối với từng loại hình doanh nghiệp bên cạnh những yêu cầu chung. Chẳng hạn,
một số nước chia hợp danh thành hai dạng hợp danh thông thường và hợp danh hữu hạn thì tên gọi của hợp danh hữu hạn phải tuân thủ một số quy tắc nhất định để tránh nhầm lẫn với hợp danh thông thường. Điều 1081, 1802 Bộ luật Dân sự và thương mại Thái Lan quy định: Tên của hợp danh không được bao gồm tên của các thành viên có trách nhiệm hữu hạn. Một thành viên có trách nhiệm hữu hạn đã đồng ý rõ ràng hoặc ngụ ý cho sử dụng tên của mình cho tên của hợp danh thì phải chịu trách nhiệm đối với người thứ ba như thể là một thành viên có trách nhiệm vơ hạn. Hay trong pháp luật Mỹ, tên của công ty TNHH phải bao gồm những từ hay cụm từ xác định nó là một cơng ty TNHH, chẳng hạn như cụm từ LLC. Nếu một người có ý định tiến hành một hoạt động kinh doanh dưới dạng một cơng ty TNHH, nhưng khơng có cụm từ LLC trong
tên gọi sẽ có khả năng bị đối xử như là các đối tác hợp danh chung và họ sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý cá nhân đối với khoản nợ của doanh nghiệp.
Ngoài ra, pháp luật một số nước còn quy định rất cụ thể về việc đăng ký và bảo lưu tên gọi trong một khoảng thời gian nhất định trong khi làm các thủ tục khác. Người tiến hành các thủ tục thành lập doanh nghiệp phải làm đơn xin Cơ quan đăng ký chấp nhận và bảo lưu tên công ty. Ở Malaysia và Singapore, tên được bảo lưu trong thời gian 2 tháng; ở Thái Lan tên được bảo lưu trong vòng 30 ngày.
Pháp luật Mỹ cũng cho phép đặt và lưu giữ trước tên công ty trong một khỏng thời gian nhất định với điều kiện phải trả một khoản lệ phí. Trong trường hợp lưu giữ lâu dài thì có thể thành lập cơng ty khơng có người hoạt động kinh doanh để lưu giữ trước tên công ty.
Việc xử lý vấn đề trùng tên gọi hay tên gây nhầm lẫn cũng được pháp luật nhiều nước quy định cụ thể trong luật. Điều 1115 Bộ luật Dân sự và Thương mại Thái Lan quy định: “ Nếu tên được ghi trong bản ghi nhớ trùng với tên của một công ty hiện hữu đã đăng ký hoặc với tên đã ghi trong một bản ghi
nhớ đã đăng ký, hoặc gần giống tên đó mà có thể làm cho dân chúng nhầm lẫn, thì bất cứ người nào quan tâm có thể tiến hành khiếu nại những người sáng lập công ty yêu cầu bồi thường và có thể u cầu Tồ án ra lệnh thay đổi tên. Sau khi lệnh đó được ban hành, tên mới phải được đăng ký thay cho tên cũ và giấy chứng nhận đăng ký phải được sửa đổi cho phù hợp”. Như vậy, Pháp luật Thái Lan còn quy định cụ thể chế tài đối với việc đặt trùng tên đã đăng ký của một công ty khác.
Pháp luật Việt Nam cũng quy định khá cụ thể về tên doanh nghiệp tại Điều 31, Điều 32 Luật Doanh nghiệp 2005, theo đó, tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố là loại hình doanh nghiệp và tên riêng. Khơng được đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký. Không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó. Khơng được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Ngoài những quy định chung về tên gọi như nhiều nước khác, Luật Doanh nghiệp 2005 cịn quy định mang tính hướng dẫn thực hiện trong các trường hợp cụ thể, như tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài, khi dịch sang tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp; các trường hợp trùng tên, các trường hợp được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký…
Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp đã cụ thể hơn một bước những quy định về tên doanh nghiệp được quy định trong Luật Doanh nghiệp 2005. Trong đó đáng
lưu ý là việc quy định không được đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác (trừ những doanh nghiệp đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các doanh nghiệp đã giải thể) được chia làm 2 giai đoạn theo lộ trình kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành đến ngày 31 tháng 12 năm 2010, việc chống trùng, nhầm lẫn tên doanh nghiệp được thực hiện trên phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2011 sẽ được áp dụng trên phạm vi toàn quốc. Các doanh nghiệp đã đăng ký tên doanh nghiệp phù hợp với quy định tại Nghị định số 88/2006/NĐ-CP nhưng không phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 43/2010/NĐ-CP không bắt buộc phải đăng ký đổi tên. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có tên trùng và tên gây nhầm lẫn tự thương lượng với nhau để đăng ký đổi tên doanh nghiệp hoặc bổ sung tên địa danh để làm yếu tố phân biệt tên doanh nghiệp.
Với việc hình thành Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, các doanh nghiệp Việt Nam đã có điều kiện thuận lợi để tra cứu, tham khảo tên các doanh nghiệp đang hoạt động dễ dàng và nhanh chóng trước khi đăng ký đặt tên doanh nghiệp, tránh được những trường hợp trùng, gây nhầm lẫn dẫn đến không được chấp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
Tuy nhiên, vấn đề bảo lưu tên gọi lại không thấy xuất hiện trong Luật doanh nghiệp 2005 của Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành và việc giải quyết tranh chấp về tên gọi, việc chứng nhận tên đã đăng ký coi đó như là một thứ tài sản vơ hình của doanh nghiệp cũng chưa được chú trọng đúng mức như pháp luật của nhiều nước.