3.2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp
3.2.3. Từ thực tiễn tại thành phố Hà Nội
- Một là, tổ chức thí điểm mô hình lao động khép kín từ doanh nghiệp
cung cấp lao LĐGVGĐ đến người sử dụng LĐGVGĐ.
Để GVGĐ trở thành một trong những “việc làm bền vững”, một trong những điều cần thiết là đưa công tác đào tạo và tuyển dụng NGV tập trung có hệ thống trong các trung tâm. Bên cạnh đó, người GVGĐ cần được hỗ trợ và tư vấn về luật pháp và kỹ năng để giải quyết những mâu thuẫn trong quá trình làm việc. Việc nhân rộng mô hình đào tạo bài bản nghề nghiệp cho LĐGVGĐ vừa có tác dụng giải quyết hiệu quả trong việc tạo việc làm cho nguồn lao động dồi dào ở các địa phương, đồng thời đáp ứng nhu cầu về LĐGVGĐ có chất lượng cho người sử dụng lao động tại các thành phố lớn, lại có tác dụng trong ổn định tình hình kinh tế xã hội tại các thành phố lớn.
Trước mắt, Tổng cục Dạy nghề (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cần tập trung xây dựng khung chương trình và giáo trình đào tạo nghề giúp việc gia đình với mục tiêu nâng cao khả năng có việc làm và phát triển nghề của nhóm lao động này. Nội dung đào tạo nên bao gồm 2 phần chính: (i) các kiến thức và kỹ năng để thực hiện công việc; và (ii) kiến thức pháp luật và xã hội cơ bản để tìm kiếm việc làm và duy trì việc làm bền vững. Khi tiến hành thử nghiệm thì Tổng cục Dạy nghề có thể hỗ trợ tổ chức thực hiện thử nghiệm Chương trình đào tạo nghề và giáo trình giúp việc gia đình ở một thành phố tiếp nhận nhiều LĐGVGĐ và một vài địa phương có nhiều người đi làm GVGĐ. Từ đó, đưa ra một chương trình và giáo trình đào tạo chuẩn cho LĐGVGĐ đồng thời đánh giá được tác dụng của mô hình trên.
Sau đó, khuyến khích việc các cơ sở tư nhân phối hợp với hội phụ nữ ở các địa phương mở lớp đào tạo LĐGVGĐ tạo nguồn thực hiện mô hình trên.
UBND Thành phố Hà Nội cần phối hợp với UBND các tỉnh nơi có người lao động di cư ra Hà Nội giúp việc để có những thông tin cần thiết về nhu cầu và khả năng đáp ứng về lao động nói chung và lao động GVGĐ nói riêng. Sự phối hợp này sẽ giải quyết nhu cầu lao động dư thừa ở nông thôn, tạo việc làm mới và tăng thu nhập, cải thiện mức sống cho hàng trăm ngàn người lao động ở các vùng nông thôn. Đồng thời giảm gánh nặng lao động cho không ít gia đình ở thành thị.
Sở LĐTB& XH Hà Nội phối hợp với Hội liên hiệp phụ nữ, Sở thông tin và truyền thông và các đơn vị liên quan tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân nhằm thay đổi nhận thức của mọi người về LĐGVGĐ và tạo dư luận xã hội công nhận đây là một nghề trong thị trường lao động. NLĐ có thể làm công việc này lâu dài để có nguồn thu nhập ổn định, phù hợp với năng lực, trình độ của bản thân với hoàn cảnh gia đình và xã hội hiện nay.
Hai là, chú ý tới quản lý đơn vị giới thiệu việc làm và đào tạo kĩ năng GVGĐ.
Nghiên cứu và phát triển mô hình các trung tâm/doanh nghiệp đào tạo và giới thiệu việc làm cho LĐGVGĐ theo mô hình đơn vị quản lý thực hiện các giao dịch, thỏa thuận hợp đồng với chủ sử dụng lao động. Người LĐGVGĐ với tư cách là nhân viên của các đơn vị này thực hiện hợp đồng lao động và được hưởng lương cũng như các chế độ bảo hiểm do đơn vị cung ứng chi trả. Mô hình này được thực hiện và nhân rộng có thể vừa đảm bảo công tác thống kê, quản lý và vừa đảm bảo việc thực hiện quyền của NLĐ, người sử dụng lao động theo những quy định hiện hành của Bộ luật Lao động sửa đổi 2012. Việc thành lập và hoạt động của Hội những người GVGĐ có thể mang đến một môi trường sinh hoạt cho những NLĐ giúp việc. NGV có thể chia sẻ, học hỏi những kinh nghiệm, kỹ năng nghề nghiệp cũng như được hỗ trợ tư vấn luật pháp, nhận thức về nghề GVGĐ hay thị trường lao động giúp việc… Thông qua hoạt động của hội, các ban ngành đoàn thể cũng có thể nắm bắt, tuyên truyền tư tưởng, đường lối hay thực hiện những hoạt động bảo vệ quyền lợi của người lao động. Thông qua các lớp học, NLĐ sẽ được trang bị những kiến thức, kĩ năng cần thiết để đáp ứng những đòi hỏi của thị trường lao động và phù hợp với những nhu cầu, điều kiện thực tế của các gia đình ở Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.
Hội liên hiệp phụ nữ Hà nội cần phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội tạo điều kiện giúp đỡ cho các phụ nữ nghèo ở các huyện ngoại thành vay vốn ưu đãi để họ có cơ hội tham gia các lớp đào tạo nghề GVGĐ. Trong thực tế do tâm lý nên những người LĐGVGĐ là phần lớn những người lao động nghèo, ở nông thôn nên khó có điều kiện đi học. Vì vậy Hội liên hiệp phụ nữ có thể đứng ra giúp họ tiếp cận được với nguồn vốn vay ưu đãi của ngân hàng để đóng tiền học nghề và người lao động có nghĩa vụ hoàn trả lại trong 06 tháng đến 1 năm sau khi có việc làm.
Ba là, tăng cường vai trò của ủy ban nhân dân cấp xã/phường.
Tăng cường vai trò của ủy ban nhân dân cấp xã/phường trong việc nắm số liệu, thống kê chi tiết, cụ thể chính xác những thông tin liên quan đến LĐGVGĐ và người sử dụng LĐGVGĐ. Với vị trí là thành phố trung tâm văn hóa xã hội của đất nước, Hà nội là một trong những địa bàn phức tạp có nhiều loại hình dân cư sinh sống và đa phần là dân di cư từ các tỉnh thành khác. Do đó ổn định về chính trị an ninh gắn với phát triển kinh tế luôn là mục đích hướng tới của lãnh đạo các cấp. Đối với loại hình LĐGVGĐ còn đương mới mẻ thì cần có những biện pháp cụ thể như nhân rộng mô hình UBND xã phường định kỳ cung cấp thông tin về những đối tượng lao động giúp việc lừa đảo cho các hộ gia đình trên địa bàn để có thể tránh gặp rủi ro khi có lao động giúp việc đến tìm việc. Tăng cường vai trò của các cơ quan giúp việc cho UBND trong việc quản lý như ban ngành của Bộ lao động thương binh xã hội trong việc quản lý loại hình lao động này.
Bốn là, phối hợp hoạt động giữa các cơ quan chức năng với các cơ quan ngôn luận
Hoạt động phối hợp hoạt động giữa các cơ quan chức năng với các cơ quan ngôn luận của địa phương như ký các quy chế phối hợp liên ngành để thường xuyên nắm bắt thông tin các đối tượng lừa đảo, trộm cắp “núp dưới bóng” LĐGVGĐ thông qua đó giúp tuyên truyền phổ biến pháp luật vào đời sống đồng thời giúp nâng cao khả năng nhận thức pháp luật của LĐGVGĐ và người sử dụng lao động.
Năm là, áp dụng công nghệ thông tin trong việc tuyên truyền phổ biến các quy định pháp luật
Hiện này, trên các trang mạng xã hội, internet có những trang web, diễn đàn về lao động GVGĐ. Tại đây, người lao động GVGĐ có thể cùng nhau trao đổi, cung cấp thông tin lao động, cũng như chia sẻ các kinh nghiệm thực
tiễn khi tham gia loại hình lao động này. Từ đó giúp người lao động dễ hòa nhập hơn với điều kiện sống của nơi mình đến làm việc, hay có thêm các kĩ năng xử lý các tình huống dễ xảy ra trên thực tế. Tuy nhiên cũng cần thấy những mặt tiêu cực của việc áp dụng công nghệ thông tin trong việc tuyên truyền phố biến pháp luật vi dễ có những đối tượng lợi dụng các diễn đàn để đưa các thông tin sai sự thật, gây bất lợi giảm lòng tin đối với người lao động khi tìm hiểu. Hiện nay ở Việt Nam chưa có một trang web chính thức về diễn đàn lao động GVGĐ.
Tóm lại, trên đây là một số giải pháp và kiến nghị để khắc phục những bất cập khi thi hành các quy định pháp luật lao động giúp việc gia đình. Việc tiếp tục nghiên cứu những giải pháp khắc phục những thiếu sót bất cập của các quy định pháp luật để việc áp dụng có hiệu quả trên thực tiễn vẫn luôn là yêu cầu thiết thực đặt ra không chỉ đối với các cơ quan quản lý nhà nước mà còn của toàn xã hội. Đặc biệt là, đối với các thành phố lớn như Hà nội- nơi tập trung đông đúc đông dân cư ở khắp các tỉnh thành thì cần có những nghiên cứu một cách toàn diện về loại hình lao động này để nhanh chóng tìm ra những giải pháp áp dụng cho phù hợp với đặc điểm dân sinh, điều kiện sống và những vấn đề xã hội phức tạp.
KẾT LUẬN
Lao động GVGĐ đã đang và sẽ được nhiều quốc gia công nhận là một nghề chính thức có đóng góp đáng kể vào sự phát triển của kinh tế- xã hội của loại hình này. Ở Việt Nam hiện nay, đặc biệt ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.. khi mà nền kinh tế ngày càng phát triển thì nhu cầu về lao động GVGĐ lại càng lớn.
Trong một thời gian dài, pháp luật lao động Việt Nam đã chú ý tới nhóm lao động GVGĐ nhưng mãi đến BLLĐ 2012 thì mới có quy định cụ thể về vấn đề này. Bên cạnh những ưu điểm vì đã có những quy định mới bổ sung khắc phục những nhược điểm thì BLLĐ năm 2012 còn có nhiều hạn chế về việc chưa quy định rõ thời gian nghỉ phép năm, cơ quan nào chịu trách nhiệm quản lý loại hình lao động này; cũng như các chế tài liên quan đến những hành vi vi phạm, các quy định liên quan đến lao động là phụ nữ như chế độ thai sản, tiền lương và thời gian làm việc, đối với trẻ em về độ tuổi, công việc được giao...cũng như chưa có những biện pháp quản lý nhà nước hữu hiệu nên nảy sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp.
Qua quá trình nghiên cứu cũng như được sự giúp đỡ nhiệt tình của Thầy hướng dẫn, luận văn đã đạt được những kết quả như sau:
Chương 1: Khái quát chung về pháp luật lao động giúp việc gia đình và sự điều chỉnh của pháp luật. Luận văn đã đưa ra được định nghĩa và đặc điểm, phân loại của lao động GVGĐ, nội dung pháp luật điều chỉnh đối với lao động GVGĐ.
Chương 2: Thực trạng các quy định về lao động giúp việc gia đình và thực tiễn tại thành phố Hà Nội. Luận văn đã phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật về lao động GVGĐ và thực trạng thực hiện các quy định đó trên thực tiễn.
quả thực thi pháp luật về lao động giúp việc gia đình từ thực tiễn thi hành tại thành phố Hà Nội.
Với những kết quả nghiên cứu trên, luận văn mong rằng sẽ góp một phần nhỏ trong việc hoàn thiện pháp luật về lao động GVGĐ. Hy vọng rằng các quy định của pháp luật về lao động GVGĐ sẽ ngày càng hoàn thiện đảm bảo được các quyền và lợi ích của NSDLĐ, NLĐ GVGĐ.
Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu luận văn không tránh khỏi những hạn chế thiếu sót rất mong nhận được góp ý, nhận xét của Hội đồng bảo vệ luận văn được hoàn thiện.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình những đóng góp ý kiến rất quý báu. Từ tầm lòng, Em xin trân thành cảm ơn Khoa Luật, các thầy cô giáo đã giúp đỡ em hoàn thành luận văn này./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu Tiếng Việt
1. Ngô Thị Ngọc Anh, (Chủ nhiệm), Hà Việt Hùng, Trần Thị Minh Ngọc, Lê Văn Toàn, Th.S và những người khác (2009), Một số loại hình giúp
việc gia đình ở Hà Nội hiện nay và các giải pháp quản lý, tr.10 - 11,
NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội.
2. Nguyễn Thị Vân Anh (2000), “Một vài khía cạnh giới của lao động trẻ em GVGĐ ở Hà Nội”, Khoa học về phụ nữ, 5(43), tr. 28-37.
3. Mai Huy Bích (2014), “Người làm thuê việc nhà và những tác động của họ đến gia đình thời kì đổi mới kinh tế - xã hội”, Tạp chí Khoa học về
phụ nữ, (4), tr. 3-11.
4. Bộ Lao động thương bình và Xã hội (2012), Tài liệu tham khảo pháp luật
lao động nước ngoài, NXB Lao động – Xã hội.
5. Chính phủ (2013), Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22-08-2013 của chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
theo hợp đồng, Hà Nội.
6. Chính phủ (2015), Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2016 về quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của BLLĐ, HN.
7. Trần Thị Minh Đức (2000), “Nhận thức của trẻ em làm thuê cho các gia đình ở Hà Nội, Tâm lý học, (4), tr. 30-35.
8. Trần Thị Minh Đức, Trần Hương Giang (2000), Quan niệm về nội trợ gia đình của phụ nữ và vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa phương tiện nội trợ, Kỷ yếu hội thảo tâm lý học, Đại học quốc gia Hà Nội, tr. 10-15.
9. Phạm Trung Giang (2015), Lao động giúp việc gia đình theo pháp luật
10. Bùi Bích Hà, Lỗ Việt Phương, Nguyễn Thị Diệu Hồng (2013), Báo cáo rà soát pháp luật, chính sách, nghiên cứu Quốc tế về Việt Nam liên quan
đến lao động giúp việc gia đình, Trung tâm nghiên cứu giới, gia đình và
phát triển cộng đồng, tr. 6-21.
11. Việt Hòa (2006), “Hội thảo công bố kết quả nghiên cứu về trẻ em giúp việc gia đình ở Hà Nội”, Tạp chí Khoa học phụ nữ, (2), tr. 53- 55.
12. Thu Hồng – Quý Hiền (2013), Môi giới “ô sin” để thu phí”
http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc.
13. Trần Thị Hồng (2011), “Một số vấn đề xã hội của lao động giúp việc gia đình ở đô thị hiện nay”, Tạp chí nghiên cứu gia đình và giới, Viện Gia đình và giới. (2), tr. 73-85.
14. Phạm Thị Huệ, Lê Việt Nga (2008), “Trẻ em làm thuê giúp việc gia đình và thái đội của cộng đồng”, Tạp chí Nghiên cứu gia đình và giới, (6), tr. 79-90. 15. Chu Mạnh Hùng (2015), “Vấn đề trẻ em gái giúp việc tại các thành phố
lớn”, Tạp chí Luật học, (5), tr. 17-20.
16. Hà Thị Minh Khương (2012), “Việc làm bền vững đối với lao động giúp việc gia đình”, Tạp chí Nghiên cứu gia đình và giới, (5), tr. 88-95.
17. Nguyễn Hữu Long (2014), Lao động là người giúp việc gia đình theo Bộ
luật Lao động 2012, Luận văn thạc sĩ.
18. Trần Quý Long (2008), “Lao động nội trợ của phụ nữ nông thôn và các yếu tố tác động”, Tạp chí nghiên cứu gia đình và giới, (6), tr. 53- 66. 19. MOLISA và ILO (2012), Việc làm bền vững đối với lao động giúp việc
gia đình ở Việt Nam, tr. 25-93, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội.
20. Lê Việt Nga (2006), “Tác động của dịch vụ giúp việc tới gia đình”, Tạp
chí Nghiên cứu gia đình và giới, (1), tr. 61-71.
21. Phạm Thị Thúy Nga (2006), “Lao động phục vụ gia đình”, Tạp chí Nhà
nước và Pháp luật, (2), tr. 50-57.
22. Trương Hoàng Phúc (2010), “Vai trò của người phụ nữ trong gia đình”,
23. Quốc hội (2007), Bộ luật lao động của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam năm 1994 được sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006, 2007, Hà Nội.
24. Quốc hội (2012), Bộ luật lao động của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành, Hà Nội.