Kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật lao động giúp việc gia đình và thực tiễn thi hành tại thành phố hà nội (Trang 82 - 84)

3.2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp

3.2.1. Kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật

Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện Mục 5 trong Bộ luật Lao động 2012 về trách nhiệm hướng dẫn chi tiết các quy định về lao động là người GVGĐ, cho dù theo quy định tại Điều 242 Bộ luật Lao động thì Chính phủ, cơ quan có thẩm quyền chỉ được quy định chi tiết, hướng dẫn các điều, khoản được giao trong Bộ luật. Nhưng các quy định về quyền và nghĩa vụ của NLĐ và người sử dụng lao động trong quan hệ lao động tại Bộ luật này, đặc biệt là tại Mục 5. Chương XI về LĐGVGĐ thì lại không giao cho Chính phủ hay cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn về GVGĐ. Như vậy căn cứ để có thể ban hành một Nghị định hoặc Thông tư quy định chi tiết về LĐGVGĐ là chưa đầy đủ. Tuy nhiên, trong thực tế việc quy định chi tiết các điều, khoản tại Mục 5. Chương XI cần được xây dựng thành MỤC RIÊNG trong Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động 2012: về các nội dung như hợp đồng lao động, tiền lương; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động; tranh chấp lao động.

Cụ thể là:

- Về giải thích thuật ngữ: cần giải thích các khái niệm về không liên quan đến hợp đồng thương mại và khoán việc; khái niệm về hành vi quấy rối tình dục..

- Về thời hạn của hợp đồng lao động: cần bổ sung quy định HĐLĐ xác định thời hạn của GVGĐ có thể được gia hạn nhiều lần để phù hợp với đặc thù công việc.

- Về chủ thể ký hợp đồng lao động: xác định rõ trong hộ gia đình thì người nào có thẩm quyền ký hợp đồng lao động và chịu trách nhiệm quản lý, điều hành người GVGĐ.

- Về nghĩa vụ của NSDLĐ: nhằm bảo vệ mạnh mẽ cho quyền lợi của LĐGVGĐ, quy định về việc bảo vệ NLĐ trong nước khỏi bị xâm hại, gán nợ, và các hình thức tồi tệ nhất của lao động trẻ em. Người sử dụng LĐGVGĐ được yêu cầu đối xử công bằng và tôn trọng người LĐGVGĐ. Cần quy định rõ điều kiện sinh hoạt đối với LĐGVGĐ ở cùng chủ nhà như: Người sử dụng lao động có nhiệm vụ cung cấp ít nhất 3 bữa ăn đầy đủ một ngày, nơi ngủ hợp lý, thời gian nghỉ ngơi phù hợp, hỗ trợ thuốc men trong trường hợp NLĐ bị ốm hoặc bị thương. Luật cũng cần đề cập đến việc người sử dụng lao động tôn trọng quyền riêng tư của NLĐ và tạo điều kiện để NLĐ giao tiếp với bên ngoài.

- Về chính sách đối với lao động nữ: Bổ sung thêm chế độ nghỉ ngơi, chế độ thai sản. Cần nghiên cứu, hướng dẫn các quy định về việc nghỉ thai sản đối với nhóm đối tượng này phù hợp với đặc thù của công việc đối với GVGĐ là nữ.

- Về LĐGVGĐ trẻ em: cần ban hành riêng hoặc bổ sung, lồng ghép nội dung quy định về LĐGVGĐ là trẻ em về độ tuổi, thời gian làm việc, loại hình công việc trong các quy định hiện hành về lao động trẻ em.

- Vấn đề xây dựng Nghiệp đoàn cho người GVGĐ: quan tâm, nghiên cứu tới việc xây dựng tổ chức đại diện, bảo vệ quyền lợi như hình thức Nghiệp đoàn cho người GVGĐ.

- Về quản lý Nhà nước đối với lao động là người GVGĐ: quy định cụ thể trách nhiệm của hộ gia đình, cá nhân sử dụng LĐGVGĐ trong việc báo

cáo cơ quan có thẩm quyền về việc sử dụng lao động giúp việc; cơ quan nào ở địa phương có thẩm quyền trong việc quản lý LĐGVGĐ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật lao động giúp việc gia đình và thực tiễn thi hành tại thành phố hà nội (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)