thực thi pháp luật về lao động giúp việc gia đình
Thời gian qua, Bô ̣ luâ ̣t Lao đô ̣ng năm 2012 được thông qua với 05 điều quy đi ̣nh về lao đô ̣ng là người giúp viê ̣c gia đình đã nhâ ̣n được nhiều ý kiến đồng tình của dư luâ ̣n. Viê ̣c công nhâ ̣n loa ̣i hình lao đô ̣ng này không chỉ đảm bảo quyề n lợi cho người lao đô ̣ng mà còn đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng lao đô ̣ng. Nghị định 27/2014/NĐ- CP ra đời đã ta ̣o thêm cơ sở pháp lý để thiết lập mối quan hệ giữa người lao đô ̣ng và người sử du ̣ng lao đô ̣ng , từ đó tiến tới từng bước tới tạo dựng sự bền vững cho loại hình lao động này. Tuy nhiên, theo đánh giá của giới chuyên môn, để những quy định trên đi vào đời sống không dễ, nếu chưa có những quy định cụ thể hơn về mặt pháp lý.
Thứ nhất, phải từng bước thay đổi nhận thức c ủa người giúp việc gia đình và tăng cường công tác đào tạo nghề, kỹ năng ứng xử văn hóa trong gia đình cho NGV và cấp chứng chỉ hành nghề khi đạt tiêu chuẩn.
Là đối tượng được các quy định trên của pháp luật bảo vệ song nhiều người giúp viê ̣c tỏ ra khá thờ ơ với quy đi ̣nh này. Họ quan niệm, làm nghề này không chỉ đơn thuần là làm công ăn lương mà còn đối xử với nhau bằng tình người. Ăn, ngủ và sinh hoạt chung dưới một mái nhà nếu cứ phải ràng buộc nhau bằng văn bản, quy định rất khó sống. Tuy giữa ho ̣ và chủ nhà không ký hợp đồng lao đô ̣ng, chủ nhà cũng không cho tiền đóng bảo hiểm nhưng mỗi khi đau ốm chủ nhà đều tâ ̣n tình đưa đi khám xét , thuốc thang. Chính vì vậy, họ
cũng không muốn có thêm một ràng buộc gì về mặt giấy tờ. Đây là quan điểm của đại đa số người giúp việc hiện nay. Vì vậy, mă ̣c dù các quy đi ̣nh về người giúp việc đã được đề câ ̣p trong Bô ̣ luâ ̣t Lao đô ̣ng năm 2012 và Nghị định 27/2014/NĐ-CP song đến nay , người lao đô ̣ng , người sử du ̣ng lao đô ̣ng và thâ ̣m chí cả cán bô ̣ lao đô ̣ng vẫn chưa biết tới các quy đi ̣nh này. Thực tiễn này đặt ra yêu cầu cấp thiết phải có sự quản lý lao động giúp việc gia đình và truyền thông phổ quát kiến thức luật pháp cho cộng đồng, đảm bảo an toàn nghề cho họ. Những NLĐ GVGĐ nói chung và phụ nữ lao động GVGĐ nông thôn nói riêng cần có nhận thức đúng đắn về nghề. Đây là một công việc hợp pháp được pháp luật khuyến khích và bảo vệ. Công việc này mang lại thu nhập ổn định lâu dài và có thể là một nghề để sinh sống cho NLĐ. Vì vậy, NLĐ cần phải nhận thức được rằng họ phải nắm rõ những quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình để thực hiện tốt công việc được giao. Đối với NSDLĐ cũng cần nâng cao nhận thực, xóa bỏ định kiến về loại hình lao động này và thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình khi tham gia quan hệ lao động GVGĐ.
Bởi vậy, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về lao động GVGĐ cần được cơ quan chức năng, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức xã hội, nghề nghiệp quan tâm chú trọng. Bên cạnh đó, Bô ̣ Lao đô ̣ng thương binh và Xã hô ̣i cần phải kiên quyết vào cuô ̣c , tuyên truyền cũng như giám sát viê ̣c thực thi các quy đi ̣nh của pháp luâ ̣t về người giúp việc vào t hực tế cuô ̣c sống . Và cần xem xét đưa giúp việc gia đình vào danh mục nghề quốc gia tạo cơ sở đưa NLĐ gia đình đi đào tạo, cấp chứng chỉ nghề và cần đối với họ bình đẳng như NLĐ khác. Nhà nước cần khuyến khích các địa phương, các cơ sở đào tạo nghề mở các trung tâm đào tạo, hướng dẫn, tư vấn cho đối tượng lao động GVGĐ. Cần tổ chức các lớp đào tạo về kỹ năng chăm sóc người già, chăm sóc trẻ nhỏ, sơ cứu y tế và các kỹ năng nội trợ khác, cũng như các hiểu biết về lối sống và cách ứng xử văn hóa
trong các gia đình ở đô thị để NLĐ có cơ hội nâng cao tay nghề đáp ứng nhu cầu xã hội.
Thứ hai, phải tiếp tục nâng cao vai trò của chính quyền cấp cơ sở. Trong thời gian qua , những hệ lụy do thực trạng giúp viê ̣c gia đình bằng hợp đồng miệng khá nhiều. Nó không chỉ đẩy người lao đô ̣ng đứng trước nguy cơ bị bạo hành, quấy rối tình dục mà còn nảy sinh nhiều tranh chấp, tệ nạn như mất cắp, bắt cóc do người giúp viê ̣c gây nên. Phía chính quyền địa phương cũng gặp nhiều khó khăn trong quản lý vì chưa có sự ràng buộc về pháp lý nên rất khó quản lý và xử phạt. Theo nghiên cứu, có tới gần 70% NSDLĐ và NLĐ chưa đăng ký tạm trú với chính quyền địa phương nơi làm việc với nhiều lý do khác nhau. Vì thế mới xảy ra thực trạng địa phương nơi NLĐ sinh sống không nắm được họ đi đâu, làm gì. Còn địa phương nơi NLĐ đến làm việc không biết được con số LĐGVGĐ trên địa bàn là bao nhiêu. Việc thực hiện các quy định mới này bước đầu có thể gặp khó khăn do thực tế còn tồn tại như nhiều người sử dụng lao động không trình báo có thuê giúp việc. Song nếu quy định bắt buộc phải ký kết hợp đồng và phải trình báo với chính quyền sở tại thì lúc ấy cơ quan chức năng mới có sự giám sát và cơ chế bảo vệ cả người giúp việc và người sử dụng lao động. Đã đến lúc cần quy định rõ cá nhân, bộ phận nào ở phường, xã chịu nghĩa vụ về công tác khai báo, đăng ký LĐGVGĐ. Cụ thể UBND cấp xã cũng cần thực hiện công tác quản lý đăng ký tạm trú, tạm vắng cho NLĐ ở cả nơi xuất cư và nhập cư. Việc đăng ký tạm trú sẽ là cơ sở để kiểm soát nguồn gốc lao động GVGĐ, từ đó chính quyền địa phương sẽ quản lý chặt chẽ hoạt động GVG, đảm bảo an ninh trật tự và an toàn xã hội; các cơ quan được giao nhiệm vụ cụ thể như các cơ quan giúp việc của Bộ lao động thương binh và xã hội cấp xã, phường, giúp UBND thực hiện chức này trên từng địa bàn mình quản lý không ngừng tuyên truyền, phổ biến pháp luật, hướng dẫn kiểm ta việc thực hiện các quy định của
pháp luật đối với LĐGVGĐ; phối hợp với cơ quan công an và các tổ chức đoàn thể như hội phụ nữ, đoàn thanh niên.. ở xã phường thị trấn để nắm được đầy đủ số lượng, lý lịch của NLĐ GVGĐ, kịp thời giải quyết những xung đột, mâu thuẫn tranh chấp giữa các bên khi tham gia loại hình lao động này.
Bên cạnh đó, cần đưa nội dung thống kê LĐGVGĐ vào biểu mẫu thống kê các cấp, song song khuyến khích tổ dân phố dự theo dõi, quản lý việc dùng LĐGVGĐ tại địa bàn. Trước mắt, cần tiến hành công tác đánh giá và thống kê để có thể quản lý về số lượng LĐGVGĐ. Đây là công việc cần thiết được thực hiện trong thời gian tới đối với công tác quản lý của các ban ngành mà cụ thể là cần có sự phối hợp giữa công an, cán bộ lao động xã hội, hội phụ nữ hoặc tổ trưởng tổ dân phố trên địa bàn. Việc hỗ trợ và có những giải pháp hỗ trợ hiệu quả cho lao động giúp việc thì cần có được những số liệu tổng thể về LĐGVGĐ
Thứ ba, việc thành lập Hội những người GVGĐ cũng có thể là một mô hình hỗ trợ hiệu quả để bảo vệ quyền lợi cho người LĐGVGĐ ở Việt Nam hiện nay. Hội những người GVGĐ hoạt động có thể mang đến một môi trường sinh hoạt cho những NLĐ giúp việc. NGV có thể chia sẻ, học hỏi những kinh nghiệm, kỹ năng nghề nghiệp cũng như được hỗ trợ tư vấn luật pháp, nhận thức về nghề GVGĐ hay thị trường lao động giúp việc… Thông qua hoạt động của hội, các ban ngành đoàn thể cũng có thể nắm bắt, tuyên truyền tư tưởng, đường lối hay thực hiện những hoạt động bảo vệ quyền lợi của người lao động.
Nhiều tổ chức của LĐGVGĐ đã được thành lập ở nhiều nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, dưới hình thức các hiệp hội hoặc hợp tác xã, còn ở Hồng Kông và Indonesia, có những tổ chức công đoàn của LĐGVGĐ có đăng ký chính thức. Các tổ chức công đoàn có thể giúp LĐGVGĐ có điều kiện làm việc tốt hơn thông qua thương lượng với người sử dụng lao động.
Thứ tư, tăng cường công tác thanh kiểm tra, xử lý vi phạm trong việc chấp hành pháp luật về lao động GVGĐ.
Đây thực sự là một trong những biện pháp hữu hiệu để ngăn ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời những vi phạm trong việc chấp hành pháp luật về lao động GVGĐ. Tình trạng bỏ ngỏ quản lý lao động GVGĐ trong thời gian qua đã cho thấy những khó khăn trong việc đưa pháp luật vào đời sống, đây cũng là một trong những hạn chế của quy định pháp luật khi chưa quy định rõ ràng thống nhất cơ quan nào chịu trách nhiệm làm công tác quản lý đối với loại hình lao động này. Do đó, yêu cầu cấp bách hiện nay là tăng cường công tác thanh kiểm tra và xử lý vi phạm này để góp phần xây dựng thị trường lao động GVGĐ phát triển bền vững đáp ứng nhu cầu của xã hội tạo sự bình đằng và đảm bảo việc thực hiện quyền và nghĩa vụ các bên tham gia.
Ngoài ra, cần có bổ sung quy định và chế tài xử phát cụ thể đối với những hành vi vi phạm như về trách nhiệm thông báo của NSDLĐ khi thuê lao động GVGD và việc đăng ký tạm trú cho GVGĐ, trách nhiệm thông báo của 2 bên khi chấm dứt hợp đồng, trách nhiệm trả tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho NLĐ đầy đủ, hành vi bạo lực và làm dụng các thỏa thuận của NSDLĐ, hành vi vi phạm thỏa thuận trong HĐLĐ của các trung tâm dịch vụ việc làm thiếu trách nhiệm... để giúp các bên thực hiện tốt nhiệm vụ của mình cũng như có cơ sở giải quyết khi xảy ra tranh chấp.
Thứ năm, cần tăng cường công tác quản lý NLĐ GVGĐ:
Trong những năm qua, các hoạt động quản lý loại hình lao động này dường như bị bỏ quên. Công tác điều tra, nắm hoàn cảnh, lý lịch cá nhân của NLĐ còn nhiều hạn chế. Hiện nay chưa có quy định buộc các trung tâm phải quản lý và chịu trách nhiệm về NLĐ do mình môi giới. Để giúp cho công tác quản lý cũng như đảm bảo quyền lợi cho NLĐ giúp việc, việc quản lý và phát triển các đơn vị giới thiệu việc làm và đào tạo nghề giúp việc gia đình theo
mô hình doanh nghiệp/trung tâm là giải pháp an toàn và hiệu quả. Mọi giao dịch, thỏa thuận cũng như ký kết hợp đồng với chủ sử dụng lao động do các doanh nghiệp/trung tâm đảm nhiệm. NLĐGVGĐ được hưởng lương và các chế độ bảo hiểm, chế độ phúc lợi cho doanh nghiệp/trung tâm chi trả. Với mô hình này, quyền lợi, nghĩa vụ của cả NLĐ GVGĐ và NSDLĐ giúp việc đều được đảm bảo và tạo một hành lang pháp lý cho hoạt động GVGĐ.