1.1 .Tổng quan về Hợp tác xã
1.1.1 .Khái niệm Hợp tác xã và khái niệm liên hiệp Hợp tác xã
2.2. Thực trạng pháp luật về thành lập, hoạt động Hợp tác xã
2.2.2. Hợp tác xã hoạt động nhƣ một loại hình doanh nghiệp
Là tổ chức kinh tế xã hội có tƣ cách pháp nhân, HTX hoạt động nhƣ một loại hình doanh nghiệp. Điều này thể hiện ở chỗ HTX đƣợc thành lập, đƣợc tự do lựa chọn kinh doanh ngành nghề pháp luật không cấm và tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh bằng chính tài sản của HTX. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động kinh doanh HTX còn phải quan tâm tới những vấn đề xã hội. Do đó HTX không phải là doanh nghiệp, chỉ hoạt động nhƣ một loại hình doanh nghiệp theo quy chế pháp lý riêng.
Trong phạm vi nghiên cứu vấn đề hoạt động của HTX, tác giả luận văn sẽ đề cập đến 7 vấn đề, đó là: cách thức góp vốn và huy động vốn kinh doanh; sở hữu vốn và tài sản HTX; quyền và nghĩa vụ của xã viên; chế độ chịu trách nhiệm của HTX; vấn đề phân phối lãi và xử lý lỗ; xử lý tài sản, vốn khi HTX giải thể và một số quy định pháp lý về mô hình quản lý và điều hành hoạt động HTX.
Cách thức góp vốn và việc huy động vốn: Vốn là điều kiện cần thiết của bất kỳ tổ chức kinh doanh nào. Tài sản của tổ chức có thể đƣợc hình thành bằng nhiều hình thức khác nhau: do các thành viên góp vốn; do đƣợc cá nhân, tổ chức đầu tƣ. Việc góp vốn không đƣợc tùy tiện, phải tuân theo những quy chế pháp lý nhất định. Phụ thuộc vào từng doanh nghiệp, tổ chức khác nhau thì quy định khác nhau.
HTX là tổ chức có tƣ cách pháp nhân. Điều đó thể hiện HTX có tài sản riêng, đƣợc hình thành trên cơ sở góp vốn của các xã viên. Tại Điều 1 Luật HTX năm 2003 đã khẳng định: “…xã viên có nhu cầu, lợi ích chung, tự
nguyện góp vốn, góp sức..”. Nhƣ vậy, khi tham gia HTX, xã viên không chỉ
góp vốn mà có thể vừa góp vốn, vừa góp sức hoặc chỉ góp vốn hoặc chỉ góp sức vào HTX. Đây là điểm khác biệt so với tất cả các mô hình tổ chức kinh doanh khác. HTX không chỉ quan tâm đến vấn đề “đối vốn” mà còn quan tâm tới vấn đề “đối nhân”.
Xã viên phải đóng góp tài sản hoặc giá trị tài sản, đây là nguồn vốn và tài sản để HTX có thể sản xuất kinh doanh. Vốn góp của xã viên “có thể bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ, tài sản, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ và
các loại giấy tờ có giá khác…” (Khoản 1 Điều 14 Nghị định 177/CP hƣớng
dẫn thi hành một số điều Luật HTX năm 2003). Tuy nhiên, tài sản các xã viên đóng góp phải phù hợp với điều lệ đã đƣợc các xã viên thống nhất trong Đại hội xã viên.
Vốn góp của xã viên không phải tùy tiện mà phụ thuộc vào quy định của pháp luật hiện hành. Theo đó, tại Khoản 1 Điều 4 Luật HTX năm 2003 thì: “Vốn góp tối thiểu là số tiền hoặc trị giá tài sản, bao gồm cả giá trị quyền sử dụng đất, quyền sở hữu các phát minh, sáng chế, bí quyết kỹ thuật và các loại giấy tờ có giá khác đƣợc quy ra tiền mà xã viên bắt buộc phải góp khi gia nhập HTX”. Mức vốn góp tối thiểu Luật HTX không quy định mà trao quyền
quyết định cho các HTX, dựa vào quy định điều lệ HTX nhƣng không đƣợc thấp hơn mức tối thiểu và cao hơn quá 30% tổng số vốn điều lệ HTX. Nhƣ vậy, vốn góp vào HTX đƣợc pháp luật quy định đa dạng và khá linh hoạt. Không nhất thiết phải là tiền mà kể cả những tài sản hoặc giấy tờ…HTX thừa nhận có giá trị là đƣợc.
Xã viên khi tham gia HTX có thể góp vốn một lần hoặc nhiều lần theo quy định của điều lệ HTX. Kể cả góp vốn lần đầu đối với HTX mới thành lập hay góp lần đầu đối với xã viên mới tham gia HTX đang hoạt động thì thời hạn góp đủ vốn đã đăng ký của xã viên tối đa là 1 năm tính từ lần góp đầu.
Theo quy định tại Điều 32 Luật HTX năm 2003, HTX đƣợc huy động vốn bằng các hình thức sau: 1-Vay vốn ngân hàng và huy động vốn bằng hình thức khác theo quy định của pháp luật; 2-Huy động bổ sung vốn góp của xã viên theo quyết định của Đại hội xã viên; 3-Nhận và sử dụng vốn, trợ cấp của Nhà nước, của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước do các bên thỏa
thuận và theo quy định của pháp luật. So với quy định tại Điều 37 Luật HTX
năm 1996, Điều 32 Luật HTX năm 2003 đã bỏ quy định “HTX được vay vốn
của xã viên, các tổ chức theo điều kiện do hai bên thỏa thuận” và thay vào đó
là quy định “ngoài hình thức vay vốn ngân hàng, HTX được huy động vốn
bằng các hình thức khác theo quy định của pháp luật”. Nhƣ vậy, quy định
này đã mở rộng quyền của HTX trong việc huy động vốn để tiến hành sản xuất kinh doanh. Về điểm này, HTX giống nhƣ bất cứ loại hình doanh nghiệp có tƣ cách pháp nhân, HTX có quyền huy động vốn và nguồn vốn ấy chủ yếu đƣợc huy động từ các tổ chức tín dụng, từ các cá nhân, tổ chức không phân biệt quốc tịch và bản thân từ xã viên .
Mặt khác xuất phát từ nhận thức rõ về vai trò của thành phần kinh tế hợp tác mà nòng cốt là HTX. Với vị trí đó, khác với các loại hình doanh nghiệp khác HTX nhận và sử dụng vốn, trợ cấp của Nhà nƣớc, tổ chức, cá
nhân trong và ngoài nƣớc [7, tr 67]. Nguồn vốn này dùng để mua sắm tài sản đầu tƣ sản xuất. Khác với HTX, trong công ty cổ phần không có nguồn vốn do Nhà nƣớc trợ cấp. Ngoài ra HTX còn đƣợc vay vốn từ các chƣơng trình, dự án Quốc gia và các tổ chức phi Chính phủ...
Bên cạnh việc góp vốn, HTX còn quy định việc góp sức của xã viên khi tham gia HTX. Kể cả khi xã viên tham gia HTX không đủ điều kiện góp vốn nhƣng có mong muốn trở thành xã viên HTX, sẵn sàng góp sức, tán thành điều lệ HTX cũng có thể trở thành xã viên HTX. Để làm rõ hình thức góp sức, Nghị định số 177/2004/NĐ-CP đã quy định ở Điều 10 nhƣ sau: “Góp sức dưới các hình thức trực tiếp quản lý, trực tiếp tham gia lao động sản xuất, tư vấn, cung cấp kiến thức, kinh doanh và khoa học kỹ thuật cho HTX tùy thuộc
vào nhu cầu của HTX”. Đây đƣợc coi là điểm khác biệt giữa HTX với các
loại hình doanh nghiệp.
Đối với công ty cổ phần, việc góp vốn thông qua phát hành cổ phiếu của công ty đó. Mỗi cổ phiếu sẽ ghi một mệnh giá nhƣ nhau và đƣợc bán ra. Ngƣời mua cổ phiếu hoặc sở hữu nó sẽ nắm trong tay một tài sản trị giá tƣơng ứng với số tiền ghi trên cổ phiếu. Mua càng nhiều cổ phiếu tức là càng đóng góp nhiều vào công ty. Khác với HTX, việc mua bán cổ phiếu diễn ra theo phƣơng thức thanh toán bằng tiền, séc mà không dùng các giấy tờ có giá…
Việc góp vốn vào HTX cũng nhƣ các doanh nghiệp có thể đƣợc diễn ra nhiều lần. Theo quy định của Luật HTX năm 2003 HTX có quyền huy động vốn góp từ xã viên để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc mở rộng sản xuất kinh doanh của HTX, công ty cổ phần, công ty TNHH có thể góp thêm thông qua việc phát hành và mua cổ phiếu hoặc thỏa thuận các thành viên bổ sung vốn góp.
Tóm lại, vốn là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ tổ chức nào.Vốn góp cũng là điều kiện (mặc dù không phải là duy
nhất) để một chủ thể có thể trở thành xã viên HTX và kể từ thời điểm đó xã viên đƣợc hƣởng các quyền lợi từ HTX và gánh chịu các nghĩa vụ pháp lý. Tuy nhiên, trong trƣờng hợp xã viên góp sức thì không có quy định nào định lƣợng đƣợc mức góp sức để tƣơng ứng với mức vốn mà điều lệ quy định cho xã viên gia nhập HTX là bao nhiêu. Nếu chỉ quy định hình thức góp sức nhƣ trong Điều 10 của Nghị định 177/2004/NĐ-CP thì chƣa đủ. Khi trả lƣơng cho xã viên góp sức có thể phụ thuộc vào công sức và hiệu quả công việc, nhƣng khi chịu trách nhiệm hữu hạn thì không có căn cứ xác định rõ ràng. Vấn đề này luật HTX và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan còn bỏ ngỏ, Do đó cần đến sự quan tâm từ phía nhà nƣớc để bổ sung quy định pháp lý xung quanh vấn đề góp sức của xã viên HTX.
Tính chất sở hữu, chuyển quyền sở hữu đối với vốn, tài sản của HTX
Hiến pháp năm 1992 đã khẳng định kinh tế của nƣớc ta là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Quy định đó đã thừa nhận sự tồn tại đa dạng của các thành phần kinh tế, trong đó có sở hữu tập thể. Quan hệ sở hữu trong HTX là quan hệ sở hữu của cá nhân(xã viên) đối với khối tài sản chung của HTX. Có thể nhận thấy sự dịch chuyển quyền sở hữu phần vốn góp từ cá nhân sang HTX, khối tài sản đƣợc góp trở thành khối tài sản chung và thuộc sở hữu tập thể, tuy nhiên theo pháp luật hiện hành thì xã viên vẫn có quyền sở hữu cá nhân đối với khối tài sản của HTX tƣơng ứng với phần vốn góp trong một số trƣờng hợp đƣợc quy định tại Khoản 11 Điều 18 Luật HTX năm 2003: “Được trả lại vốn góp và các quyền lợi khác theo quy định của Điều lệ hợp tác xã và pháp luật có liên quan trong các trường hợp sau đây: (a) Ra hợp tác xã; (b) Xã viên là cá nhân chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; (c) Xã viên là hộ gia đình không có người đại diện đủ điều kiện theo quy định của Điều lệ hợp tác xã; (d) Xã viên là pháp nhân bị giải thể, phá sản hoặc không
có người đại diện đủ điều kiện theo quy định của Điều lệ hợp tác xã. Trong các trường hợp quy định tại các điểm b, c và d khoản 11 Điều này, vốn góp và các quyền lợi khác của xã viên được trả lại cho người có đủ điều kiện thừa kế
hoặc giám hộ đối với các xã viên này theo quy định của pháp luật”. Nếu một
trong các trƣờng hợp đƣợc quy định tại khoản 11 Điều 18 Luật HTX năm 2003 xảy ra thì khối tài sản chung của HTX sẽ dịch chuyển về sở hữu của các cá nhân là xã viên HTX.
Theo quy định của pháp luật thì khi xã viên tham gia đóng góp vào HTX chỉ cần góp vốn từ mức tối thiểu đã trở thành chủ sở hữu của khối tài sản chung, có quyền bình đẳng nhƣ mọi chủ sở hữu của khối tài sản chung, bình đẳng nhƣ mọi chủ sở hữu khác trong HTX.
Về bản chất hình thức sở hữu tập thể trong HTX khá giống với hình thức sở hữu theo phần trong loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên và công ty cổ phần. Đối với công ty cổ phần thì đây là một loại hình sở hữu mà ngƣời chủ sở hữu có thể là đông đảo quần chúng muốn sở hữu một phần công ty thông qua việc mua cổ phiểu nhằm thu lợi nhuận từ lợi tức cổ phiếu hàng năm. Trong loại hình này, ngƣời chủ sở hữu công ty không phải quan tâm nhiều tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, cũng có thể không cần phải tham gia quản lý điều hành công ty, không phải đóng góp sức lực nhƣ thành viên HTX. Để có đƣợc tiếng nói trong công ty, cổ đông phải có đƣợc số cổ phần nhất định của công ty, khi đó sẽ có thể có mặt trong Hội đồng quản trị và có quyền đƣợc biểu quyết các vấn đề của công ty. Theo điều lệ của công ty cổ phần thì để đƣợc tham gia đại hội đồng cổ đông và đƣợc biểu quyết, cổ đông phải có một số cổ phần nhất định. Số phiếu biểu quyết của cổ đông phụ thuộc vào số cổ phần và loại cổ phần mà cổ đông nắm giữ. Nhƣ vậy, tính chất bình đẳng trong quan hệ sở hữu của công ty cổ phần không có nhƣ trong HTX.
Quan hệ sở hữu trong công ty trách nhiệm hữu hạn bị chi phối bởi mối quan hệ giữa các thành viên sáng lập nên công ty. Quyền sở hữu trong công ty trách nhiệm hữu hạn cũng bị hạn chế bởi các ràng buộc của Điều lệ công ty. Nếu điều lệ quy định không đƣợc chuyển quyền sở hữu về vốn tài sản cho ngƣời khác ngoài công ty thì chủ sở hữu không đƣợc phép chuyển nhƣợng quyền sở hữu, trong khi đó, chủ sở hữu cổ phiếu(trừ một số trƣờng hợp đặc biệt) và chủ sở hữu vốn góp trong HTX có quyền chuyển nhƣợng phần vốn góp, tài sản của mình cho ngƣời khác. Về điểm này, quy định của HTX có phần thông thoáng và linh hoạt hơn. Xuất phát từ nguyên tắc tự nguyện trong hoạt động của HTX.
Nhƣ vậy, quyền sở hữu HTX là quyền sở hữu chung đƣợc quy định trong Luật HTX hiện hành. Theo đó các xã viên có quyền và nghĩa vụ bình đẳng với nhau khi tham gia HTX. Khác với các loại hình doanh nghiệp nhƣ công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thì quyền sở hữu của thành viên phụ thuộc vào mức vốn thành viên góp vào doanh nghiệp (sở hữu theo phần). Do đó quyền và nghĩa vụ của các thành viên cũng theo đó mà khác nhau. Đây là điểm khác biệt giữa quyền sở hữu của HTX với các loại hình doanh nghiệp, quy định này là phù hợp với nguyên tắc, định hƣớng và mục tiêu phát triển kinh tế HTX, là lí do để giải thích HTX chỉ coi là tổ chức kinh tế xã hội hoạt động nhƣ một loại hình doanh nghiệp mà không phải là doanh nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành.
Ngoài ra, việc chuyển quyền sở hữu khi xã viên xin ra HTX cũng dễ dàng hơn so với việc cổ đông của công ty cổ phần, thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn ra khỏi công ty. Nếu nhƣ đối với công ty cổ phần việc chuyển nhƣợng cổ phần chấm dứt tƣ cách cổ đông của công ty phụ thuộc vào loại cổ phần, nhƣ cổ đông sở hữu cổ phần ƣu đãi biểu quyết không đƣợc tự do chuyển nhƣợng cổ phần đó cho ngƣời khác hoặc cổ phần phổ thông của cổ
đông sáng lập có thể chuyển nhƣợng cho ngƣời không phải là cổ đông nếu đƣợc sự chấp nhận của đại hội đồng cổ đông thì tại Điểm a, khoản 11 Điều 18 Luật HTX năm 2003 quy định rõ xã viên đƣợc trả lại vốn góp và các quyền lợi khác theo quy định của Điều lệ HTX và pháp luật có liên quan trong trƣờng hợp xã viên xin ra HTX.
Quyền và nghĩa vụ xã viên: khác với doanh nghiệp, HTX là nơi xã viên có quyền bình đẳng cao về địa vị pháp lý. Nếu đã là xã viên HTX, cho dù góp nhiều vốn hay ít vốn, giữ chức vụ gì trong HTX thì khi tham gia biểu quyết về một vấn đề của HTX đều nhƣ nhau. Vì vậy, những ngƣời cần tƣơng trợ, có thể có vốn hạn hẹp, muốn lời nói của mình có trọng lƣợng thì họ tìm đến HTX.
Tại Điều 18 Luật HTX năm 2003 quy định quyền của xã viên HTX. Theo đó, khi tham gia HTX xã viên HTX đƣợc ƣu tiên lao động cho chính HTX và đƣợc trả công lao động theo quy định của điều lệ HTX, đƣợc hƣởng lãi theo vốn góp, công sức đóng góp của HTX và theo mức độ sử dụng dịch vụ của HTX, đƣợc HTX đào tạo bồi dƣỡng và nâng cao trình độ nghiệp vụ….Các xã viên HTX có quyền tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của HTX. Nhƣ vậy, các xã viên đƣợc trình bày, nêu ra các phƣơng hƣớng, chiến lƣợc cho các HTX, có quyền đƣợc điều hành các hoạt động của HTX. Ngoài