Quá trình hình hành và phát triển pháp luật Hợp tác xã trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số vấn đề pháp lý về hợp tác xã và thực tiễn áp dụng trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 27 - 33)

1.1 .Tổng quan về Hợp tác xã

1.1.1 .Khái niệm Hợp tác xã và khái niệm liên hiệp Hợp tác xã

1.2. Khái quát quá trình hình thành và phát triển pháp luật Hợp tác xã

1.2.1. Quá trình hình hành và phát triển pháp luật Hợp tác xã trên thế giới

thế giới

HTX đã đƣợc hình thành cách đây gần hai thế kỷ ở Châu Âu và từ đó đƣợc phát triển ở hầu khắp các nƣớc trên thế giới. Đến nay tổ chức liên minh HTX Quốc tế là một tổ chức phi chính phủ lớn nhất thế giới với số lƣợng 725triệu xã viên ở khắp các châu lục.

Đến nay đã có rất nhiều nƣớc ban hành luật HTX. Ở những nƣớc phát triển, luật HTX đã có từ cuối thế kỷ 19 – Luât HTX của Đức là một trong những luật HTX cổ nhất của thế giới, đƣợc dự thảo từ năm 1867, cho đến năm 1871 có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Đức. Ở Thụy Điển, quy định pháp lý đầu tiên về HTX đƣợc thông qua vào năm 1911. Tại Châu Á -Thái Bình Dƣơng nhiều nƣớc nhƣ Ấn Độ, Thái Lan, Singapore, Philippin, Indonesia, Hàn Quốc, Brunay đều đã ban hành luật HTX.

Nhìn chung các quy định về thành lập, hoạt động của HTX đều lấy tinh thần của 7 nguyên tắc HTX mà liên minh HTX quốc tế đề ra làm nền tảng. Đó là tự nguyện gia nhập, quản lý dân chủ, lợi tức cổ phần hạn chế, lợi nhuận thuộc về các xã viên, giáo dục và nâng cao hiểu biết về HTX, hợp tác giữa các HTX và hợp tác quốc tế, quan tâm đến cộng đồng. Mặc dù có những khác biệt về quy định thành lập, hoạt động của HTX các nƣớc nhƣng nhìn chung đều có những thống nhất nhất định.

Về vấn đề thành lập, hầu hết các nƣớc đều quy định điều kiện trở thành xã viên HTX là thể nhân hoặc pháp nhân có góp vốn. Về phân phối thu nhập: Luật HTX các nƣớc đều thống nhất cao ở một điểm là hạn chế chia lãi theo vốn góp và khuyến khích chia lãi theo mức độ sử dụng dịch vụ của HTX. HTX Ấn Độ quy định “Cổ phần chỉ nhận đƣợc một phần lợi tức rất hạn chế”.

HTX Philippin quy định: “Vốn cổ phần sẽ đƣợc nhận một tỷ lệ lợi tức hạn chế nghiêm ngặt”.

Đa số các nƣớc trên thế giới, Luật HTX không còn nêu vấn đề góp sức vào HTX. Nguyên nhân có thể là ở các nƣớc, loại hình HTX dịch vụ có xã viên là những ngƣời có hoạt động kinh tế độc lập là phổ biến, do đó quan hệ dịch vụ giữa xã viên và HTX đƣợc coi nhƣ nghĩa vụ.

Về vốn góp: các nƣớc trên thế giới đều quy định nguồn vốn chủ yếu của HTX là do xã viên khi gia nhập góp vào, và phải góp ngay khi nhập hoặc góp theo một tỷ lệ nhất định. Mặc dù mức góp tối đa có khác nhau: có nƣớc góp không quá 30%; có nƣớc mức góp không quá 1/5 số vốn điều lệ của HTX. Tuy nhiên, quy định về chuyển nhƣợng vốn góp cho ngƣời khác hoặc việc trả lại vốn góp thì các nƣớc đều quy định nhƣ nhau.

Nhƣ vậy, ở các nƣớc trên thế giới mặc dù có những quy định khác nhau về HTX, tuy nhiên đều xuất phát từ bản chất: HTX là tổ chức kinh tế của những cá nhân, tập thể tự nguyện liên kết với nhau với một mục đích chung, nhu cầu chung, nhằm hỗ trợ, giúp đỡ nhau tiến hành công việc kinh doanh có hiệu quả nhất theo những nguyên tắc của HTX.

1.2.2. Quá trình hình thành và phát triển pháp luật Hợp tác xã ở Việt Nam

Sự hình thành và phát triển của pháp luật HTX Việt Nam gắn liền với các giai đoạn lịch sử hình thành và phát triển cuả đất nƣớc. Qua nghiên cứu tác giả luận văn khái quát thành các giai đoạn nhƣ sau:

- Giai đoạn 1954-1958:

Giai đoạn này chƣa có các văn bản pháp luật quy định chi tiết về vấn đề thành lập, hoạt động của HTX. Vì nhà nƣớc tập trung chủ yếu sức ngƣời, sức của cho cuộc kháng chiến chín năm chống thực dân pháp. Do đó HTX chỉ

đƣợc thành lập ở dạng bậc thấp trong lĩnh vực nông nghiệp và một số ngành tiểu thủ công nghiệp nhƣ các tổ đổi công, vần nông.

Ngay sau cách mạng tháng 8, để phục vụ mục đích tuyên truyền, cổ động cho HTX lúc đó đang còn là một khái niệm rất mới mẻ đối với ngƣời dân, sách báo và công tác tuyên truyền, vận động đều tập trung nhấn mạnh vào khía cạnh quyền lợi của ngƣời dân khi tham gia HTX. Do đó việc thành lập HTX lúc đó đƣợc hiểu nôm na là: một số ngƣời tham gia tổ đổi công, tổ sản xuất rồi cùng giúp đỡ lẫn nhau, cùng chung sức, góp tƣ liệu sản xuất, ai có gì góp nấy, nhƣ vậy ai cũng có điều kiện để sản xuất, ai cũng đƣợc giúp đỡ…

Trong điều kiện hơn 90% dân số mù chữ và đói nghèo sau cách mạng tháng 8, thì khái niệm về HTX còn hết sức mơ hồ. Trong suốt giai đoạn này không có các quy định pháp lý mang tính hệ thống về HTX. Vấn đề thành lập, hoạt động của HTX chỉ đƣợc quy định rải rác, lẻ tẻ trong các Chỉ thị, Nghị quyết, Văn kiện của Đảng và một số chính sách của Nhà nƣớc.

- Giai đoạn 1958-1988

Giai đoạn này có phong trào tập thể hóa ở miền Bắc (1959-1960) và ở miền Nam (1975-1985). Tổ chức và hoạt động của các HTX trong giai đoạn này đã đƣợc nhân rộng và đạt đƣợc nhiều kết quả trong quá trình sản xuất và kinh doanh. Một trong những nguyên nhân để đạt đƣợc nhiều kết quả nhƣ vậy là do Nhà nƣớc đã ban hành văn bản pháp luật quy định nguyên tắc tổ chức – hoạt động HTX; đƣa ra các đƣờng lối, chính sách về HTX. Hơn nữa, điều lệ HTX đã đƣợc ban hành vào năm 1959 (Điều lệ HTX bậc thấp). Năm 1969 đã bạn hành Điều lệ HTX sản xuất nông nghiệp bậc cao và một dự thảo điều lệ HTX nông nghiệp bậc cao vào năm 1974 (mặc dù sau đó không đƣợc ban hành chính thức do bối cảnh lịch sử có nhiều thay đổi).

Mặc dù so với giai đoạn trƣớc, giai đoạn này đã có nhiều văn bản mới ban hành điều chỉnh các vấn đề pháp lý về HTX. Tuy nhiên, do điều kiện lịch

sử việc thực thi quy định pháp luật về HTX còn tồn tại nhiều bất cập. Nguyên tắc thành lập dựa trên cơ sở tự nguyện của xã viên bị vi phạm nghiêm trọng nhƣ: có sự thúc ép, cƣỡng bức nông dân vào HTX; phân phối nguyên tắc “bình công chấm điểm”, không có khái niệm hƣởng theo vốn góp…Mặt khác, cũng do cách thức quản lý tập trung bao cấp đã khiến không ít xã viên coi HTX là nhà nƣớc (do nhà nƣớc công hữu hóa toàn bộ tƣ liệu sản xuất biến nông dân thành “công nhân nông nghiệp”) của chính quyền, mà không thấy đƣợc trách nhiệm chủ yếu của xã viên.

Trong suốt 15 năm kể từ dự thảo điều lệ HTX sản xuất nông nghiệp bậc cao ra đời năm 1974(nhƣng không ban hành) không có văn bản pháp luật tƣơng đƣơng nào đƣợc ban hành để điều chỉnh tổ chức hoạt động của các HTX. Khu vực kinh tế HTX trong thời kỳ này đƣợc điều chỉnh bởi đƣờng lối, chính sách của Đảng thông qua các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng nhƣ: Nghị quyết hội nghị lần thứ 6- Ban Chấp hành trung ƣơng Khóa V-9/1979, Chỉ thị 100/TW của Ban Bí thƣ.

- Giai đoạn 1988 đến trước khi ban hành luật HTX đầu tiên năm 1996

Trong giai đoạn này đánh dấu một bƣớc phát triển mới về những quy định của pháp luật HTX. Nghị quyết số 10 (5/4/1988) đƣợc ban hành với nội dung đổi mới quản lý kinh tế nhà nƣớc và Nghị quyết số 16 (15/7/1988) đổi mới quản lý doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Từ đây HTX đổi mới về chất so với giai đoạn trƣớc.

Về hoạt động – quản lý: Nghị quyết số 10, Nghị quyết số 16 khẳng định vai trò tự chủ của hộ xã viên, xóa bỏ kế hoạch hóa tập trung chuyển chức năng HTX sang dịch vụ “đầu vào, đầu ra,” cho hộ xã viên. Tập thể xã viên HTX có quyền tự chủ hoàn toàn trong việc thành lập – hoạt động HTX theo pháp luật. Nhà nƣớc và các cơ quan quản lý không can thiệp sâu vào công tác tổ chức – điều hành hoạt động của HTX.

Về vốn: Thay thế chế độ phân phối công điểm bằng chế độ phân phối theo lao động, theo vốn góp và mức sử dụng dịch vụ của HTX. Vốn xã viên góp vào HTX đƣợc định giá để xác định phần lãi mà xã viên sẽ đƣợc hƣởng, đƣợc chuyển nhƣợng hoặc đƣợc trả lại cho xã viên khi họ ra HTX. Xã viên chỉ có nghĩa vụ nộp thuế nhà nƣớc, đóng góp xây dựng qũy HTX. Các hoạt động dịch vụ sản xuất giữa HTX với xã viên thông qua quan hệ hợp đồng.

Kết quả bƣớc đầu của Nghị quyết 10 và Nghị quyết 16 của Ban Bí thƣ đã thay đổi cả về lƣợng và chất của HTX. Tuy nhiên, công cuộc đổi mới kinh tế tập thể còn gặp nhiều khó khăn, vƣớng mắc mà một trong những nguyên nhân cơ bản là tình trạng lạc hậu, không đồng bộ, thiếu các văn bản pháp luật về HTX.

Trong điều kiện cả nƣớc bƣớc vào công cuộc đổi mới đất nƣớc và nền kinh tế phát triển định hƣớng sang kinh tế thị trƣờng thì HTX lại chậm chuyển đổi. Do đó những năm 80 phong trào HTX lâm vào khủng hoảng. Cần thiết có một văn bản mang tính pháp lý ra đời để điều chỉnh HTX.

- Giai đoạn Luật HTX ra đời:

Với mục đích thể chế hóa các đƣờng lối, chính sách của Đảng. Năm 1996 Quốc hội đã thông qua Luật HTX và có hiệu lực năm 1997. Đây là một bƣớc nhảy vọt mới cho sự phát triển kinh tế HTX trong nền kinh tế thị trƣờng. Để thi hành đƣợc luật HTX, một loại các văn bản hƣớng dẫn thi hành luật HTX đã ban hành: Nghị định số 02/CP ngày 02/01/1997 quy định chức năng quản lý Nhà nƣớc đối với HTX; Nghị định số 15/CP ngày 21/02/1997 quy định về chính sách ƣu tiên với HTX; Nghị định số 16/ CP ngày 21/02/1997 quy định về chuyển đổi HTX cũ theo luật và một loạt Điều lệ mẫu đối với từng loại hình HTX và các thông tƣ hƣớng dẫn khác. Có thể nói, đây là lần đầu tiên có một hệ thống pháp luật tƣơng đối hoàn chỉnh điều chỉnh thành phần kinh tế tập thể này. Do đó kết quả là năm 2000 cả nƣớc có khoảng

240.000 tổ hợp tác dƣới nhiều tên gọi khác nhau đƣợc hình thành ở tất cả các ngành nghề, lĩnh vực, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp-nông thôn. Bên cạnh đó, vẫn còn chừng 7.285 HTX tiếp tục tự giải thể, nhiều HTX chƣa chuyển đổi. Quan trọng hơn cả là số lƣợng HTX hoạt động theo Luật HTX còn khá khiêm tốn. Điều này cho thấy, Luật HTX năm 1996 đã bộc lộ những hạn chế, bất cập cần sửa đổi bổ sung cho phù hợp với điều kiện mới.

Thực hiện Nghị quyết số 13/NQ-TW Hội nghị lần thứ 5 BCHTW Đảng khóa IX ngày 18/03/2002 “về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể” đã tạo điều kiện cho kinh tế hợp tác xã phát triển, thực tế cho thấy trên cả nƣớc đã có tới 1.034 HTX đƣợc thành lập mới trong năm 2003.

Tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XI Luật HTX năm 2003 đã đƣợc thông qua và chính thức có hiệu lực vào ngày 01/07/2004, tiếp theo đó một hệ thống các văn bản hƣớng dẫn đƣợc ban hành để thực hiện Luật nhƣ: Nghị định số 177/2004/NĐ-CP ngày 12/10/2004 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật HTX năm 2003, Nghị định số 77/NĐ-CP ngày 09/06/2005 về việc ban hành mẫu hƣớng dẫn xây dựng Điều lệ HTX, Nghị định số 87/2005 về việc Ban hành mẫu hƣớng dẫn xây dựng Điều lệ HTX, Nghị định số 88/2005/NĐ-CP ngày 11/07/2005 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh HTX..và một số thông tƣ hƣớng dẫn khác.

Tóm lại, từ khi có Luật HTX ra đời, đặc biệt là Luật HTX năm 2003 ra đời, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động khu vực kinh tế tập thể này đã thể hiện một cách cụ thể, rõ ràng và thống nhất. Nội dung các văn bản bám sát nhu cầu thực tiễn và gần gũi với các khu vực kinh tế khác. Điều đó tạo ra môi trƣờng pháp lý thuận lợi cho hoạt động giữa các HTX và giữa HTX với các loại hình doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số vấn đề pháp lý về hợp tác xã và thực tiễn áp dụng trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)