1.1 .Tổng quan về Hợp tác xã
1.1.1 .Khái niệm Hợp tác xã và khái niệm liên hiệp Hợp tác xã
2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về thành lập, hoạt động Hợp tác xã trên địa bàn
2.2.2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về hoạt động Hợp tác xã
Sau khi hợp nhất, các HTX trên địa bàn toàn thành phố Hà Nội tiếp tục củng cố tổ chức, sửa đổi bổ sung điều lệ để hoạt động phù hợp với Luật HTX năm 2003 và các văn bản hƣớng dẫn thi hành. Nhìn chung các HTX đã đang hoạt động tuân thủ nguyên tắc tổ chức hoạt động của HTX. Hầu hết các HTX mới đƣợc thành lập và HTX đã đƣợc chuyển đổi theo luật HTX năm 2003 đều hoạt động theo quy định của pháp luật hiện hành và đã đạt đƣợc những kết quả nhất định. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau những quy định xung quanh vấn đề “HTX là tổ chức có tư cách pháp nhân, hoạt động như
doanh nghiệp” chƣa đƣợc áp dụng triệt để do còn nhiều hạn chế, bất cập.
Kể từ khi Luật HTX năm 2003 có hiệu lực thi hành, hoạt động của các HTX NN&DVNN đã tập trung chủ yếu vào cung cấp các dịch vụ sản xuất và đời sống cho hộ xã viên, các dịch vụ có tính cộng đồng cao, nếu để từng hộ làm thì không làm đƣợc hoăc làm nhƣng hiệu quả không cao. Cụ thể trong năm 2009 Dịch vụ tƣới tiêu có 84,8% HTX tham gia, Dịch vụ bảo vệ đồng ruộng: có 84%HTX tham gia, Dịch vụ bảo vệ thực vật, thú y: có 67,9% HTX tham gia, Dịch vụ khuyến nông có 58%HTX tham gia hƣớng dẫn điều hành sản xuất, khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân, Dịch vụ cung ứng giống: có 51,3% HTX tham gia, Dịch vụ cung ứng điện: có 27,7% HTX tham gia[45, tr 45]. Ngoài ra một bộ phận HTX cũng đã vƣơn lên đảm nhận các dịch vụ phức tạp hơn, bị cạnh tranh gay gắt hơn nhƣng có vai trò rất quan trọng đối với các hộ nông dân nhƣ dịch vụ chế biến, dịch vụ tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ làm đất, cung ứng vật tƣ, dịch vụ cung ứng nƣớc sạch, vệ sinh
môi trƣờng. Tuy nhiên số HTX tham gia các dịch vụ quan trọng này còn ít, chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số HTX. Các HTX mới thành lập thƣờng hoạt động chuyên một lĩnh vực nhƣ HTX chăn nuôi, HTX cây ăn quả, HTX thủy sản.
Đối với lĩnh vực phi nông nghiệp thì các HTX hoạt động chủ yếu ở các ngành nghề đa dạng nhƣ công nghiệp -tiểu thủ công nghiệp, vận tải, thƣơng mại, xây dựng, tín dụng. Ngoài các lĩnh vực kinh doanh phi NN truyền thống, có một số HTX mới hình thành đảm nhiệm các dịch vụ có tính chất xã hội cao phục vụ cho cộng đồng nhƣ dịch vụ vệ sinh môi trƣờng, dịch vụ trƣờng học.
Thực hiện chính sách pháp luật của Nhà nƣớc, các HTX trong quá trình hoạt động đều tuân thủ những nguyên tắc cơ bản của Luật HTX năm 2003.
Nhƣ đã trình bày ở phần thực trạng, để có thể đi vào hoạt động các HTX cần phải có vốn phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh của HTX. Những quy định về vốn và huy động vốn đều đã đƣợc các HTX thể chế hóa vào Điều lệ của từng HTX theo đúng quy định. Vốn điều lệ bình quân một HTX NN&DVNN là 722 triệu đồng. Vốn góp tối thiểu một xã viên khi tham gia HTX là 33,5 nghìn đồng và vốn góp cao nhất là 270,4 nghìn đồng [45, tr 43]. Đối với HTX phi NN, vốn Điều lệ bình quân một HTX phi NN là 1.434,8 triệu đồng(gấp đôi vốn Điều lệ của HTX NN&DV). Vốn góp tối thiểu một xã viên khi tham gia HTX là 30 nghìn đồng(HTX Đồng Thịnh, quận Hoàng Mai), vốn góp cao nhất là 1,25 tỷ đồng(ở những HTX có vốn Điều lệ lên tới hàng trăm tỷ đồng: ví dụ HTX Bắc Nam, quận Ba Đình)[45, Tr.62]. Không có
HTX nào vi phạm quy định về mức tối đa không quá 30% vốn Điều lệ HTX
theo quy định của pháp luật HTX. Các HTX tự nguyện tham gia, tự nguyện góp vốn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều HTX có tình trạng xã viên không góp vốn hoặc góp vốn không đúng hạn. Điều này làm ảnh hƣởng đến hoạt động của HTX.
Đa số các Điều lệ của HTX đều quy định hình thức góp vốn của xã viên chủ yếu bằng tiền mặt (Đồng Việt Nam) và những tài sản khác có giá đƣợc quy đổi theo thời giá bằng đồng Việt Nam. Quy định nhƣ trên là không trái với pháp luật. Tuy nhiên các HTX cần có sự giải thích rõ ràng với xã viên về những tài sản có giá khác. Vì thực tế, theo điều tra của tác giả luận văn ở một số HTX nông nghiệp, xã viên còn phân vân không biết trâu, bò có thể đƣợc góp làm vốn góp hay không.
Đa số các HTX đều áp dụng hình thức góp một lần, thời gian thông thƣờng là không quá 30 ngày kể từ ngày có đơn đăng ký đƣợc chấp nhận. Việc góp vốn bổ sung tự nguyện các HTX đều quy định có thể góp đủ một lần hoặc nhiều lần. Tuy nhiên, về mức góp tối thiểu lần đầu đối với vốn bổ sung ở mỗi HTX quy định là khác nhau. Thí dụ, Điều lệ HTX Dƣơng Liễu, Hoài Đức, Hà Nội quy định lần đầu mức góp bổ sung tự nguyện của xã viên là 50%, số còn lại không quá 180 ngày kể từ ngày Ban quản trị HTX thông báo huy động. Điều lệ HTX Thống nhất xã Trung văn, huyện Từ Liêm, Hà Nội quy định mức góp bổ sung tự nguyện lần đầu của xã viên là 60% số còn lại không quá 150 ngày kể từ ngày BQT thông báo huy động. Quy định nhƣ trên phù hợp với điều kiện của từng HTX, không trái quy định của pháp luật HTX. Ngoài ra, ở một số HTX phi NN có hiện tƣợng xã viên góp sức còn BQT góp vốn, một số HTX khác thì quy định vốn góp của Ban quản trị HTX cao hơn xã viên. Những vấn đề này thể hiện tính “đối nhân” trong HTX đƣợc thực hiện, nhận thức và trách nhiệm của cán bộ HTX đang có những biến đổi theo chiều hƣớng tích cực.
Về khả năng huy động vốn: trên thực tế, hầu hết các HTX kể cả HTX phi NN trên địa bàn thành phố chủ yếu hoạt động với quy mô nhỏ, doanh thu thấp, lãi suất thấp, rất khó khăn trong việc mở rộng quy mô, địa bàn kinh doanh. Vì vậy, nhu cầu về nguồn vốn là rất lớn. Nhƣng thực tế việc huy động
vốn bằng các hình thức nhƣ: huy động từ việc đóng góp của xã viên hoặc vay vốn từ các tổ chức tín dụng đang gặp rất nhiều khó khăn.
Kết quả nghiên cứu của tác giả luận văn cho thấy: đối với HTX phi NN nguồn vốn chủ yếu huy động đƣợc là nguồn vốn vay; đối với HTX NN&DVNN thì chủ yếu nguồn vốn từ xã viên đóng góp, chiếm 75%, nguồn vốn từ ngân sách hỗ trợ chỉ chiếm khoản gần 25% [45, tr45], nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng là rất ít. Nhiều HTX không huy động đƣợc từ nguồn này. Mặc dù nhà nƣớc đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ vay vốn cho HTX, kể cả vay vốn không cần thế chấp từ các tổ chức tín dụng. Nhƣng thực tế khả năng đáp ứng về vốn của các tổ chức tín dụng chƣa đảm bảo nhu cầu HTX. Mặt khác, khi vay vốn, các tổ chức tín dụng đều yêu cầu HTX phải có tài sản thế chấp. Vì thế, thƣờng chỉ có các HTX phi NN là vay đƣợc một số vốn nhất định, do các HTX này có tiềm lực kinh tế mạnh hơn, số đất đƣợc cấp giấy chứng nhận cao hơn HTX NN. Các HTX nông nghiệp thì hầu nhƣ không vay đƣợc vốn. Nguyên nhân là do thủ tục hành chính quá rƣờm rà, trình độ năng lực của cán bộ HTX còn nhiều hạn chế do đó HTX không biết lập dự án vay vốn. Cơ bản hơn là các HTX này không có tài sản thế chấp, dẫn chứng là trên địa bàn thành phố Hà Nội trong tổng số đất HTX quản lý sử dụng thì có 53,3% là đất đƣợc Nhà nƣớc giao không thu tiền và 31,6% đất đang sử dụng ổn định nhƣng chƣa đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Theo kết quả điều tra 923 HTX NN&DVNN của liên minh HTX thành phố năm 2009). Do đó, HTX không thể dùng tài sản đất đai để thế chấp vay vốn kinh doanh tại các tổ chức tín dụng. Tài sản của HTX thì thƣờng nghèo nàn nên không đủ để thế chấp khi vay vốn. Kết quả: bình quân 1 HTX NN&DVNN thành phố năm 2008 chỉ vay đƣợc vốn là 255 triệu đồng, chỉ chiếm 18,1% tổng vốn kinh doanh [45, Tr49].
Từ thực tế trên cho thấy, việc huy động vốn của các HTX là rất khó khăn. Điều này xuất phát từ những bất cập trong các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai. Do đó, nhu cầu bức thiết là cần hoàn thiện các chính sách và pháp luật xung quanh vấn đề này.
Về việc thực hiện quyền lợi đối với xã viên: nói chung quyền và nghĩa vụ của xã viên theo quy định pháp luật đều đƣợc thể chế hóa trong Điều lệ HTX. Do đó, các HTX đều đảm bảo thực hiện tốt. Trong năm 2009-2010 trên địa bàn thành phố Hà Nội đặc biệt quan tâm tới việc thực hiện chính sách đào tạo, bồi dƣỡng cho khu vực kinh tế tập thể. Ngoài việc chi hỗ trợ cho bồi dƣỡng nâng cao trình độ cho cán bộ chủ chốt, kể cả xã viên cũng đƣợc mở các lớp tuyên truyền chính sách pháp luật, chính sách ƣu tiên đối với xã viên học tập nâng cao trình độ; thực hiện Luật Bảo hiểm, đóng bảo hiểm bắt buộc đối với ngƣời lao động, qua khảo sát bƣớc đầu toàn thành phố có khoảng trên 50% cán bộ chủ chốt HTX đã tham gia đóng bảo hiểm xã hội, con số này đối với xã viên là khoảng trên 70% [45, tr52].
Ngoài ra, để nâng cao thu nhập cho cán bộ, xã viên trực tiếp lao động tại HTX ngoài việc đáp ứng nhu cầu của xã viên, HTX có cung ứng sản phẩm phục vụ nhu cầu thị trƣờng, hoạt động này có hiệu quả mang lại lợi ích kinh tế cho các HTX. Tuy nhiên, vẫn phải khẳng định rằng các dịch vụ của HTX vẫn chƣa thực sự ƣu tiên phục vụ cho xã viên mà chủ yếu vẫn hƣớng ra thị trƣờng. Phần lớn các HTX mới chỉ quan tâm đến “đầu vào” còn “đầu ra” để trôi nổi trên thị trƣờng, do đó doanh thu chƣa cao, ảnh hƣởng đến thu nhập của xã viên và ngƣời lao động. Vấn đề này các HTX cần phải quan tâm để cân đối sao cho phù hợp giữa lợi ích kinh tế và quyền lợi của xã viên.
Bên cạnh đó, quyền hƣởng lãi, quyền chuyển nhƣợng vốn góp và trả lại vốn góp kinh doanh (căn cứ vào thực trạng tài chính của HTX tại thời điểm trả lại vốn) khi chấm dứt tƣ cách xã viên hoặc trƣờng hợp xã viên chết đa số
đƣợc giải quyết theo Điều lệ đúng Luật HTX năm 2003. Chỉ có một số trƣờng hợp vì lý do tài chính HTX còn chậm chạp trong việc trả lại vốn góp khi thành viên chấm dứt tƣ cách xã viên. Thí dụ, tại điều 19, Điều 21 Điều lệ HTX dịch vụ nông nghiệp Dƣơng Liễu huyện Hoài Đức, Hà Nội thì sau khi quyết toán tài chính, lãi của HTX đƣợc phân phối nhƣ sau:1- bù đắp khoản lỗ năm trƣớc chuyển sang nếu có, trích lập các quỹ phát triển sản xuất, dự phòng và các quỹ khác của HTX bao gồm: trích lập 50% vào các quỹ HTX phần lợi nhuận sản xuất kinh doanh từ nguồn vốn góp tối thiểu và tích lũy từ khi chuyển đổi tới ngày 31/12/2008. Sau khi bù đắp các chi phí cho hoạt động công ích: Dịch vụ nông nghiệp, khuyến nông, chiếu sáng, công cộng, vệ sinh môi trƣờng…, Trích lập 30% vào các quỹ HTX phần lợi nhuận sản xuất kinh doanh từ nguồn vốn bổ sung tự nguyện và vốn bổ sung của HTX. (Việc phân bổ các quỹ đƣợc trích lập theo tỷ lệ sau: quỹ phát triển sản xuất 60%, quỹ dự phòng 20%, trích lập quỹ khác 20%.), phần còn lại chia lãi theo vốn góp. Khi có nhu cầu cụ thể về mục tiêu phát triển HTX, Ban quản trị HTX trình Đại hội xã viên thay đổi tỷ lệ chia lãi. Quy định trong Điều lệ nhƣ trên là không trái với Luật HTX.
Về xử lý lỗ: hàng năm căn cứ vào tình hình cụ thể của từng HTX để áp dụng quy định trong Điều lệ. Nói chung các HTX đều tuân thủ Luật và Điều lệ HTX để thực hiện việc xử lý lỗ, thí dụ: tại điều 20 Điều lệ HTX Dƣơng liễu huyện Hoài Đức, Hà Nội trên cơ sở quy định của Luật HTX năm 2003 đã quy định nhƣ sau: “1-Giảm lỗ bằng các khoản thu của các cá nhân, tổ chức có liên đới theo quy định của pháp luật và điều lệ HTX; 2-Giảm lỗ bằng các khoản tiền bồi thƣờng của các tổ chức bảo hiểm mà HTX đã mua bảo hiểm; 3-HTX sử dụng lợi nhuận trƣớc thuế để bù lỗ năm trƣớc theo quy định tại luật thuế TNDN, nếu vẫn chƣa đủ thì HTX sử dụng lợi nhuận sau thuế để bù đắp theo quyết định của Đại hội xã viên; 4-Trƣờng hợp sử dụng các khoản trên vẫn
chƣa đủ bù lỗ thì số lỗ còn lại đƣợc bù đắp bằng quỹ dự phòng theo quyết định của Đại hội xã viên; 5-Sau khi sử dụng tất cả các khoản thu trên mà vẫn không đủ trang trải số thực lỗ thì số lỗ còn lại đƣợc chuyển sang năm sau theo quy định của pháp luật về thuế; Trƣờng hợp các khoản thu theo khoản 1,2 của điều này lớn hơn số lỗ thì tiền còn lại đƣợc đƣa vào thu nhập bất thƣờng của HTX” quy định này hoàn toàn phù hợp với Luật HTX năm 2003 và Nghị định hƣớng dẫn thi hành Luật HTX năm 2003.
Đặc biệt đối với các khoản nợ tồn đọng của HTX, thực hiện Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ tại Quyết định 1197/2003/QĐ-TTg, Bộ Tài chính ban hành Thông tƣ 09/2004/TT-BTC, hƣớng dẫn thực hiện xử lý nợ tồn đọng của HTX. Ngân hàng Nhà nƣớc có văn bản hƣớng dẫn thực hiện xử lý nợ đọng từ 31/12/1996 trở về trƣớc còn dự nợ đến 31/12/2010. Thực hiện quy định trên, trên địa bàn Thành phố đã xử lý hoàn thành cơ bản các khoản nợ đọng của HTX. [45, tr.52]
Về mô hình tổ chức quản lý HTX: Thực tế trên địa bàn Thành phố Hà Nội cả hai mô hình tổ chức quản lý đều song song tồn tại và hoạt động có hiệu quả. Qua điều tra cho thấy: việc lựa chọn mô hình tổ chức nào là do Hội nghị thành lập HTX hoặc Đại hội thành viên thảo luận và quyết định theo đa số. Hợp tác xã chủ động lựa chọn mô hình tổ chức bộ máy quản lý. Mô hình tổ chức một bộ máy vừa quản lý vừa điều hành đƣợc đa số các HTX nông nghiệp, phi NN áp dụng, theo đó Chủ nhiệm HTX là xã viên đƣợc bầu từ Đại hội xã viên và kiêm Trƣởng ban quản trị. Khoảng 98 Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động theo mô hình hai bộ máy quản lý riêng và điều hành riêng [66, tr2]. Ban quản trị đƣợc các quỹ tín dụng gọi là Hội đồng quản trị, số lƣợng giám đốc điều hành đƣợc thuê ở các quỹ tín dụng cũng tƣơng đối lớn. Nguyên nhân để đa số các HTX lựa chọn mô hình thứ nhất phần lớn các HTX đƣợc thành lập trƣớc khi Luật 2003 có hiệu lực nên ngại không muốn chuyển đổi mô
hình, phần khác do thói quen đã tồn tại từ lâu, hơn nữa các HTX vẫn chủ yếu có quy mô nhỏ. Do đó, sử dụng mô hình thứ nhất sẽ tiết kiệm đƣợc tài chính lại chủ động lên kế hoạch, điều hành hoạt động HTX.
Nói chung hoạt động quản lý điều hành của đa số các HTX trên địa bàn còn kém hiệu quả, phần lớn là do trình độ năng lực của cán bộ HTX non nớt, một số khác thì kiêm nhiệm quá nhiều công việc ở các đơn vị hành chính khác, hơn nữa chế độ lƣơng thƣởng đối với cán bộ chƣa thực sự thỏa đáng nên có tâm lý phấp phỏm không yên tâm công tác. Những hạn chế này cần đƣợc khắc phục trong thời gian tới.
Một số vấn đề về liên doanh liên kết trong khu vực kinh tế tập thể, mô