So sánh Hợp tác xã với một số loại hình doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số vấn đề pháp lý về hợp tác xã và thực tiễn áp dụng trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 34 - 40)

1.1 .Tổng quan về Hợp tác xã

1.1.1 .Khái niệm Hợp tác xã và khái niệm liên hiệp Hợp tác xã

1.3. Hợp tác xã-mô hình kinh tế hoạt động nhƣ một loại hình doanh nghiệp

1.3.2. So sánh Hợp tác xã với một số loại hình doanh nghiệp

Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tƣ cách pháp nhân(trừ công ty tƣ nhân), hoạt động sản xuất kinh doanh tự chủ, có tài sản riêng, chịu trách nhiệm hữu hạn bằng toàn bộ tài sản của mình. Đây là những đặc điểm cơ bản của một số loại hình doanh nghiệp.

Tại Điều 1, Luật HTX ngày 26/11/2003 quy định “…Hợp tác xã hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích lũy

và các nguồn vốn khác của hợp tác xã theo quy định của pháp luật”.

Theo nội dung của điều luật trên cho thấy, HTX là một tổ chức kinh tế xã hội có những đặc điểm về hình thức giống nhƣ một số loại hình doanh nghiệp. Tuy nhiên, HTX đƣợc khẳng định không phải là một loại hình doanh nghiệp, chắc chắn giữa HTX và Doanh nghiệp vẫn tồn tại những điểm khác biệt.

Để chứng minh điều này, tác giả luận văn so sánh HTX với một số loại hình doanh nghiệp dựa trên một số những tiêu chí và đặc điểm nhƣ sau:

Về mục tiêu: Nhƣ đã đề cập đến ở mục 1.1.3: Theo quy luật của sản xuất hàng hóa thì sản phẩm bán ra phải bảo đảm bù đắp chi phí sản xuất và có lãi, mặt khác sản phẩm làm ra sẽ phải cạnh tranh đƣợc trên thị trƣờng để tìm kiếm lợi nhuận. Đó là yêu cầu khách quan đối với hoạt động sản xuất ở tất cả các loại hình doanh nghiệp. Nhƣ vậy, xét về góc độ kinh tế thì cả doanh nghiệp và HTX đều hƣớng tới mục tiêu lợi nhuận trong kinh doanh. Tuy nhiên, điểm khác biệt giữa doanh nghiệp và HTX là: doanh nghiệp luôn hƣớng tới việc tối đa hóa lợi nhuận còn HTX ngoài việc hƣớng tới lợi nhuận, HTX phải quan tâm tới các vấn đề xã hội nhƣ xóa đói, giảm nghèo, thực hiện bình đẳng, công bằng, tiến bộ xã hội...

Nhƣ vậy, có thể nói rằng HTX đóng vai trò xã hội nhiều hơn vai trò kinh tế. Còn doanh nghiệp thì vai trò kinh tế đƣợc đặt lên hàng đầu.

Về nguyên tắc hoạt động: HTX hoạt động nhƣ một loại hình doanh nghiệp, có thể nói đây là nguyên tắc mang tính định hƣớng cơ bản nhất làm nên sự khác biệt cơ bản nhất giữa HTX với các doanh nghiệp. Theo đó, HTX cũng nhƣ các doanh nghiệp đƣợc tự do đăng ký kinh doanh bất cứ ngành nghề

nào giống nhƣ các doanh nghiệp, HTX đƣợc công nhận là tổ chức có tƣ cách pháp nhân mang đủ bốn đặc điểm theo Điều 84 Bộ luật Dân sự năm 2005 giống nhƣ các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.

Ngoài ra, với mục đích tƣơng trợ, giúp đỡ giữa các thành viên tham gia HTX, cùng góp vốn, góp sức; cùng hoạt động sản xuất kinh doanh; cùng hƣởng lợi; cùng chịu trách nhiệm. HTX còn có các nguyên tắc mang tính đặc trƣng nhƣ tự nguyện, dân chủ, bình đẳng, công khai và cùng có lợi. Trên cơ sở những nguyên tắc đó xã viên tham gia HTX có tiếng nói ngang nhau, đều đƣợc tham gia biểu quyết về một vấn đề bằng một lá phiếu. Khác với công ty cổ phần tiếng nói của cổ đông phụ thuộc vào số lƣợng, tính chất cổ phần mà cổ đông đóng góp vào công ty.

Tính tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh: Tính tự chủ này thể hiện kể từ khi doanh nghiệp hoặc HTX lựa chọn ngành nghề kinh doanh để đăng ký thành lập cho đến khi đi vào hoạt động. Không có bất cứ cá nhân hay tổ chức nào khác can thiệp vào việc lựa chọn nghành nghề kinh doanh của họ. Sau khi đƣợc thành lập và đi vào hoạt động họ phải tự đề ra kế hoạch hoạt động trong phạm vi nội dung đăng ký kinh doanh cho mình, tự quyết định lựa chọn phƣơng án sản xuất kinh doanh, chủ động tìm kiếm thị trƣờng, khách hàng và ký kết hợp đồng, tự tổ chức thực hiện hợp đồng và tự chịu trách nhiệm về những rủi ro trong quá trình hoạt động. Trên cơ sở thu nhập phát sinh từ hoạt động kinh doanh, HTX và Doanh nghiệp đều phải thực hiện phân phối thu nhập sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nƣớc.Nhƣ những phân tích ở trên thì HTX giống nhƣ các loại hình doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình phân phối thu nhập HTX phải đảm bảo nguyên tắc xã viên và HTX cùng có lợi. Điều đó có nghĩa là hoạt động của HTX không chỉ đảm bảo duy trì hoạt động và mở rộng phát triển HTX mà đồng thời phải đảm bảo lợi ích xã viên nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao đời

sống kinh tế xã hội. Đây là ý nghĩa xã hội cao cả chỉ tồn tại trong hình thức kinh tế tập thể, khác biệt với các doanh nghiệp.

Về vốn góp: Tài sản của công ty đƣợc hình thành từ sự đóng góp của các cổ đông (đối với công ty cổ phần), của các thành viên (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn), tài sản của HTX cũng đƣợc hình thành một phần từ sự đóng góp của các xã viên HTX.

Đối với công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình công ty đối vốn, do đó vốn đƣợc coi là yếu tố cần thiết, là điều kiện để cá nhân, tổ chức trở thành thành viên của công ty, là căn cứ để xác định địa vị pháp lý cho các thành viên. Mua càng nhiều cổ phiếu, cổ đông càng đóng góp nhiều tiền vào công ty đồng nghĩa với việc lợi ích của cổ đông càng lớn. Tuy nhiên ngƣời tham gia góp vốn chỉ có thể góp bằng tiền mà không đƣợc lựa chọn hình thức góp vốn đa dạng nhƣ HTX. Nhƣ vậy công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn chỉ quan tâm duy nhất đến “đối vốn” mà không hề quan tâm đến vấn đề “đối nhân”.

Khác với các doanh nghiệp, Tại Điều 1 Luật HTX năm 2003 đã khẳng định: “…xã viên có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức…” ra nhập HTX và trở thành xã viên HTX. Nhƣ vậy, vốn không phải là điều kiện duy nhất để các cá nhân, tổ chức…trở thành xã viên HTX. Khi tham gia HTX xã viên có thể vừa góp sức vừa góp vốn thậm chí chỉ góp sức hoặc chỉ góp vốn đã có thể trở thành xã viên HTX. Mỗi xã viên phải góp một mức tối thiểu gồm tiền hoặc giá trị các tài sản có giá. Quy định trên cho thấy, HTX ngoài việc quan tâm đến “đối vốn” còn chủ yếu quan tâm đến vấn đề “đối nhân”, thể hiện HTX là nơi dành cho những ngƣời có vốn , thậm chí những ngƣời không có vốn cũng có thể trở thành xã viên HTX. Tại đó những ngƣời nghèo khổ cũng có quyền thể hiện ý chí và đƣợc đối xử bình đẳng nhƣ những ngƣời

giàu có. Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa HTX với các loại hình doanh nghiệp.

Về chế độ trách nhiệm hữu hạn: đây là đặc điểm nổi bật của một số loại hình doanh nghiệp nhƣ công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn. Các loại hình doanh nghiệp này đều có tƣ cách pháp nhân, có quyền tự chủ trong hoạt động kinh doanh, chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn của doanh nghiệp, các thành viên của công ty cũng chỉ phải chịu trách nhiệm bằng chính tài sản mà thành viên góp vào công ty.

Đối với HTX, sau khi đƣợc thành lập HTX cũng đƣợc coi là tổ chức kinh tế có tƣ cách pháp nhân, có tài sản riêng có quyền tự chủ và chịu trách nhiệm hữu hạn bằng tài sản của mình. “trong phạm vi vốn góp của mình, cùng chịu trách nhiệm về các khoản nợ, rủi ro, thiệt hại, các khoản lỗ của HTX” (Theo khoản 5 Điều 19 Luật HTX năm 2003.

Nhƣ vậy, chế độ trách nhiệm của HTX giống chế độ trách nhiệm của công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn.

Tuy nhiên, việc xác định chế độ trách nhiệm đối với các thành viên góp vốn trong các doanh nghiệp và HTX thì dễ dàng nhƣng trƣờng hợp xác định trách nhiệm đối với xã viên chỉ góp sức gia nhập HTX lại là vấn đề đáng bàn. Liệu xã viên góp sức sẽ phải chịu trách nhiệm hữu hạn bằng cách nào? Đây cũng là điểm khác biệt giữa Doanh nghiệp và HTX. Nhƣng Luật HTX chƣa đề cập đến. Thiết nghĩ đó là một thiếu sót lớn trong việc xây dựng Luật HTXvà sẽ là vấn đề nan giải của các nhà làm luật mà trong phạm vi luận văn này tác giả luận văn không tiện bàn luận thêm.

Sau khi so sánh một số vấn đề giữa HTX với các loại hình doanh ghiệp, nhận thấy rằng sự tồn tại của mô hình HTX ở nƣớc ta là tất yếu lịch sử, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi chúng ta đang xây dựng một nền kinh tế đa dạng, tiên tiến, phát triển bền vững và ổn định thì vai trò của các HTX là vô

cùng quan trọng. Do đó, Luật HTX năm 2003 và các văn bản hƣớng dẫn thi hành đã quy định những vấn đề pháp lý mở, nhiều quy định giống và khác với những quy định trong luật Doanh nghiệp. Điều đó tạo hành lang thông thoáng, qua đó giúp các HTX có điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trƣờng. Góp phần cùng các thành phần kinh tế khác thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế mà vẫn thực hiện đƣợc nhiệm vụ cao cả là giải quyết các vấn đề xã hội. Với những vấn đề đã nêu và phân tích ở trên thì HTX hoàn toàn xứng đáng để Điều 1 Luật HTX năm 2003 khẳng định HTX là tổ chức kinh tế xã hội “hoạt động như một loại hình doanh nghiệp”.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Hợp tác xã là tổ chức kinh tế xã hội do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có nhu cầu, lợi ích chung cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật để phát huy sức mạnh của xã viên, giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh, nâng cao đời sống vật chất, hỗ trợ về tinh thần, góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc.

Hợp tác xã không phải là một doanh nghiệp, HTX đƣợc thành lập và hoạt động nhƣ một loại hình doanh nghiệp, có tƣ cách pháp nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích lũy và các nguồn vốn khác của HTX theo quy định của pháp luật.

Ngoài mục tiêu kinh tế, HTX còn phải thực hiện mục tiêu xã hội. Do đó, HTX không phải là tổ chức chỉ quan tâm đến “đối vốn” mà chủ yếu quan tâm đến vấn đề “đối nhân”. Do vậy, HTX đƣợc thành lập và hoạt động tuân theo những quy chế pháp lý riêng. Đó là Luật HTX và những văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan.

CHƢƠNG 2 - THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THÀNH LẬP, HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC XÃ VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN

THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số vấn đề pháp lý về hợp tác xã và thực tiễn áp dụng trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)