Đánh giá chung tình hình áp dụng Luật hợp tác xã năm 2003 về thành lập,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số vấn đề pháp lý về hợp tác xã và thực tiễn áp dụng trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 81)

1.1 .Tổng quan về Hợp tác xã

1.1.1 .Khái niệm Hợp tác xã và khái niệm liên hiệp Hợp tác xã

2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về thành lập, hoạt động Hợp tác xã trên địa bàn

2.2.3. Đánh giá chung tình hình áp dụng Luật hợp tác xã năm 2003 về thành lập,

về thành lập, hoạt động Hợp tác xã trên địa bàn thành phố Hà Nội.

2.2.3.1. Những thành tựu đạt được:

Khu vực kinh tế tập thể mà nòng cốt là các HTX có vị trí, vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội ở địa phƣơng. Sau khi luật HTX năm 2003 cùng với các văn bản hƣớng dẫn thi hành khác có liên quan đƣợc ban hành, trên cơ sở áp dụng các văn bản đó vào quá trình thành lập, hoạt động, xây dựng cơ cấu tổ chức và chế độ tài chính. Các HTX trên địa bàn thành phố Hà Nội đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể.

Về thành lập: Trên cơ sở tự nguyện, có nhu cầu hợp tác, bên cạnh các

HTX đã đƣợc thành lập, các HTX trên địa bàn đã thành lập mới đƣợc số lƣợng HTX lớn, thu hút đƣợc đông đảo xã viên tham gia HTX. Số HTX đã thành lập và hoạt động theo luật HTX cũ nay đã và đang chuyển đổi cho phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành. Đặc biệt có một số mô hình HTX

mới suất hiện nhƣ HTX nhà ở đƣợc thí điểm ở các khu chung cƣ trung hòa nhân chính Hà Nội, ...tuy mới thí điểm hoạt động nhƣng qua điều tra cho thấy nhiều kết quả khả quan, trong tƣơng lai có thể nhân rộng thêm các HTX nhà ở, HTX chợ khác.

Theo kết quả của Báo cáo đánh giá thực hiện Luật HTX năm 2003 trên địa bàn thành phố Hà Nội(ngày 03/06/2010), tính đến 30/12/2009 toàn thành phố Hà Nội có 1.580 HTX, Quỹ tín dụng nhân dân; với kết quả điều tra đối với 900 HTX NN& DVNN có tới 821 HTX đƣợc chuyển đổi theo luật HTX 2003 trong đó có tới 50% HTX đã bổ sung ngành nghề đăng ký kinh doanh và hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Đa số các HTX tuân thủ chấp hành các bƣớc trong quá trình thành lập và đã đƣợc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chỉ có một số HTX nhỏ trên địa bàn do chƣa đủ vốn điều lệ nên việc thành lập còn chậm chạp.

Về hoạt động: là tổ chức kinh tế xã hội, đƣợc pháp luật quy định “..hoạt

động nhƣ một loại hình doanh nghiệp…”, có tƣ cách pháp nhân, độc lập với các doanh nghiệp khác. HTX đang nỗ lực phấn đấu để hoạt động có hiệu quả và khẳng định vị thế trên thị trƣờng.

Kể từ khi luật HTX năm 2003 có hiệu lực thi hành nhiều mô hình kinh tế HTX tiên tiến, hoạt động ổn định, bền vững đã xuất hiện trong quá trình chuyển đổi và phát triển HTX mới. Vốn các HTX đã tăng lên đáng kể, nhất là lƣợng vốn của các HTX phi NN. Việc góp vốn điều lệ của các xã viên trongg một số HTX đã đƣợc các xã viên quan tâm và hoàn thành nhanh chóng. Mức góp trên địa bàn thành phố Hà Nội đối với HTX phi nông nghiệp: tối thiểu là 30 nghìn đồng, tối đa lên đến 1,25 tỷ đồng.[45, tr 62] . Bên cạnh đó, thông qua các chính sách khuyến khích cho vay từ các Ngân hàng và Quỹ tín dụng

nhân dân, bƣớc đầu một số HTX Nông nghiệp đã vay đƣợc một số vốn nhất định. Đó là cơ hội cho các HTX tăng vốn kinh doanh trong tƣơng lai.

Đa số các HTX đã sử dụng vốn có hiệu quả theo kế hoạch sản xuất kinh doanh. Phần lãi kinh doanh HTX phân chia lãi cho xã viên và ngƣời lao động theo mức độ công việc sau khi đã đƣa vào phần vốn tích lũy. Kết quả trong những năm qua lƣơng bình quân của xã viên và ngƣời lao động không ngừng đƣợc tăng lên. Đời sống đƣợc cải thiện rõ rệt, ngƣời lao động hăng say làm việc, gắn bó hơn với HTX.

Trong những năm qua các HTX đã góp phần cung cấp sản phẩm cho xã hội, thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển làng nghề, hỗ trợ kinh tế hộ phát triển, tạo mối liên kết hợp tác giữa các cơ sở nhỏ với nhau, góp phần đƣa tốc độ tăng trƣởng GDP của Thủ đô luôn đạt trên 10% trong những năm gần đây. Đóng góp của khu vực kinh tế tập thể mà nòng cốt là HTX vào nền kinh tế Thành phố đạt khoảng 6% tổng GDP.

Nhiều HTX thành lập cũ hoạt động không hiệu quả đã mạnh dạn thay đổi ngành nghề kinh doanh, HTX mới thành lập đã nghiên cứu nhu cầu thị trƣờng để kinh doanh có hiệu quả hơn. Việc hoạt động của HTX bƣớc đầu đã thu hút đƣợc tinh thần hăng say làm việc cho xã viên. Nhiều xã viên đã xung phong đi nghiên cứu thị trƣờng cung cấp dịch vụ cho HTX. Khác hẳn với trƣớc đây họ không muốn tham gia HTX hoặc tham gia nhƣng phó mặc cho HTX mà không quan tâm đến quyền nghĩa vụ của HTX. Chính vì vậy, số lƣợng xã viên tham gia HTX ngày càng tăng lên, đời sống xã viên HTX, đặc biệt là xã viên HTXNN&DVNN ngày càng đƣợc nâng cao; cơ sở hạ tầng nông thôn đƣợc cải thiện, bộ mặt nông thôn đã khởi sắc đảm bảo các vấn đề an ninh xã hội, ổn định chính trị ở địa phƣơng.

Tóm lại, sau khi luật HTX đƣợc ban hành, nhất là kể từ khi luật HTX năm 2003 có hiệu lực. Các HTX trên địa bàn thành phố Hà Nội đã đƣợc thành lập mới, chuyển đổi HTX, thay đổi ngành nghề kinh doanh phù hợp với điều kiện kinh tế thị trƣờng và đã thu đƣợc nhiều thành tựu từ hoạt động kinh doanh. Vấn đề vốn đƣợc cải thiện, bộ máy tổ chức hoạt động năng động, hiệu quả. Bên cạnh những thành tựu đó còn nhiều vấn đề hạn chế, bất cập do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan tác động.

2.2.3.2. Những hạn chế, bất cập và nguyên nhân:

* Những hạn chế:

Việc ban hành và hoàn thiện pháp luật HTX là cơ hội cho các HTX phát triển kinh tế trong điều kiện mới, tuy nhiên công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật có vai trò quan trọng trong việc áp dụng luật vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTX. Mặc dù đã đƣợc các cấp chính quyền trên địa bàn thành phố quan tâm, tuy nhiên công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật HTX vẫn chƣa sâu rộng và chƣa thực sự hiệu quả. Do đó, trong những năm qua các HTX đƣợc thành lập số lƣợng tƣơng đối lớn nhƣng đa số các HTX quy mô còn nhỏ bé, năng lực nội tại, vốn kinh doanh và giá trị tài sản thấp. Khả năng tích lũy để đầu tƣ phát triển không đáp ứng đƣợc yêu cầu để mở rộng sản xuất kinh doanh. Số lƣợng HTX yếu kém về tổ chức và hoạt động kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp cao; Quy mô HTX cấp thôn, liên thôn trƣớc mắt là phù hợp, nhƣng với xu hƣớng phát triển mới là không phù hợp vì lãi suất thấp, hiệu quả kinh doanh thấp, đối tƣợng, phạm vi phục vụ nhỏ hẹp, trình độ năng lực cán bộ quản lý HTX qua đào tạo đại học, chuyên môn chiếm số ít (tập trung ở các huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh, Ba Vì,

Ứng Hòa, Mỹ Đức…). Nhiều HTX nông nghiệp chƣa thực hiện góp vốn điều

Trong quá trình hoạt động, các HTX phát triển không đồng đều chỉ tập trung vào một số HTX, tỷ trọng tăng giá trị sản xuất CN-TTCN của các HTX nhỏ hơn tỉ trọng tăng chung khu vực kinh tế ngoài nhà nƣớc của Thành phố. Trong quá trình chuyển đổi và thành lập, không ít HTX thực hiện còn mang tính hình thức, khả năng cạnh tranh thấp. Một bộ phận HTX không phát triển đƣợc do yếu kém năng lực, chƣa tuân thủ nguyên tắc, giá trị HTX. Trong nông nghiệp mô hình HTX với xã viên 18 tuổi trở lên, HTX với xã viên là đại diện hộ vẫn chiếm đa số nên hạn chế tính năng động chủ động trong phát triển. Nhiều HTX nông nghiệp không có trụ sở làm việc, lúng túng trong xác định mô hình, phƣơng hƣớng hoạt động, số nợ phải thu có chiều hƣớng tăng thêm. Sự phối hợp liên doanh liên kết giữa các HTX với nhau và giữa các HTX với các thành phần kinh tế khác chƣa đƣợc mở rộng, thiếu hiệu quả; tình trạng khá phổ biến là thành viên HTX còn thụ động, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nƣớc, xã viên chƣa thật sự yên tâm, gắn bó với HTX, mối quan hệ giữa xã viên và HTX còn lỏng lẻo.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến chất lƣợng hoạt động của HTX nhƣ trên là do chất lƣợng đội ngũ cán bộ Ban quản trị, Ban kiểm soát, Chủ nhiệm HTX và các cán bộ nghiệp vụ chƣa cao, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đổi mới. Một số cán bộ có trình độ năng lực lại chƣa yên tâm công tác nên hay chuyển sang công tác khác tại địa phƣơng do chính sách, chế độ không thỏa đáng hoặc có tình trạng kiêm nhiệm quá nhiều công việc.

Công tác quản lý tài chính ở đa số các HTX còn thiếu công khai, chặt chẽ. Việc huy động vốn của các HTX rất khó khăn. Tình trạng sử dụng vốn sai mục đích vẫn còn tồn tại ảnh hƣởng đến chất lƣợng, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX.

Bên cạnh những hạn chế nêu trên, trong quá trình áp dụng luật. Qua điều tra khảo sát, trên địa bàn thành phố Hà Nội nảy sinh những bất cập giữa ban hành luật và áp dụng pháp luật nhƣ sau:

Thứ nhất: nhận thức về HTX kiểu mới và Luật HTX của hầu hết cán bộ cơ sở và nông dân chƣa đầy đủ: HTX là doanh nghiệp hay HTX chỉ hoạt động nhƣ một loại hình doanh nghiệp, xã viên tham gia HTX góp cả vốn lẫn sức hay góp vốn hoặc góp sức đang là vấn đề xã viên chƣa nhận thức rõ. Do đó, việc chuyển đổi, thành lập mới HTX còn mang tính hình thức và thiếu những mô hình hoạt động có hiệu quả. Các hộ xã viên và nông dân khi tham gia không thấy hết đƣợc nghĩa vụ và trách nhiệm của họ đối với HTX; một số xã viên sau khi đã góp vốn cũng không quan tâm đến nghĩa vụ của mình, phó mặt cho ban quản lý, thờ ơ trong mọi hoạt động.

Thứ hai: Quy mô, nguồn vốn cơ sở vật chất kỹ thuật còn yếu kém đang là một trong những khó khăn lớn ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động của HTX trong quá trình chuyển đổi và xây dựng mới. Vốn kinh doanh và giá trị tài sản của HTX thấp, khả năng tích lũy để đầu tƣ phát triển còn hạn chế, không đáp ứng đƣợc yêu cầu để mở rộng sản xuất kinh doanh. Vốn bình quân một HTX chuyển đổi và xây dựng mới khoảng 500 triệu đồng, trong đó tài sản cố định khoảng trên dƣới 400 triệu đồng, vốn lƣu động trên 100 triệu đồng [70, tr 7]. Vốn ít nhƣng việc vay vốn khó khăn. Mặc dù Đảng, Nhà nƣớc đã có Luật, các văn bản có liên quan ban hành chính sách khuyến khích phát triển HTX nhƣng trên thực tế, tác động của những quy định, chủ trƣơng, chính sách đó còn chậm đến với cơ sở, chậm đến với ngƣời lao động; nhiều chính sách đã đƣợc ban hành nhƣng đến nay các HTX chƣa đƣợc hƣởng lợi từ chính sách đó. Ví nhƣ nhà nƣớc đã có văn bản ban hành không yêu cầu HTX phải thế chấp khi vay vốn, nhƣng trên thực tế mỗi ngân hàng, tổ chức tín dụng lại áp dụng khác nhau, có ngân hàng yêu cầu HTX phải nộp giấy chứng nhận

quyền sử dụng đất khi nhận tiền vay vốn, có ngân hàng yêu cầu tài sản. Đối với HTX thì tiềm lực kinh tế khan hiếm nên không có tài sản để thế chấp, nếu thế chấp tài sản thì không còn tài sản để kinh doanh sản sinh lợi nhuận sau khi vay vốn; đất đai của HTX do chính quyền quản lý do đó không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để thế chấp. Vì thế “cái khó bó cái khôn” HTX muốn mở rộng phát triển để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác còn nhiều khó khăn, cần đến sự hoàn thiện cụ thể hơn nữa từ các văn bản luật.

Thứ ba: chất lƣợng đội ngũ cán bộ HTX còn hạn chế, năng lực cán bộ chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đổi mới. Sau chuyển đổi và phát triển, bộ máy quản lý HTX đƣợc thu gọn, song nhìn chung hầu hết hoạt động theo kinh nghiệm thực tế, không đƣợc đào tạo cơ bản nên vẫn chƣa đủ khả năng để nắm bắt, dự báo thông tin thị trƣờng. Đội ngũ cán bộ HTX nông nghiệp lại thƣờng xuyên thay đổi. Chính vì vậy, HTX luôn trong tình trạng thiếu cán bộ có năng lực và kinh nghiệm trong công tác quản lý. Vấn đề này mặc dù luật có quy định song vẫn chƣa cụ thể, do đó chất lƣợng cán bộ chƣa đảm bảo, việc luân chuyển cán bộ từ đơn vị này đến đơn vị khác xảy ra thƣờng xuyên, gây nhiều xáo trộn trong cơ cấu tổ chức, hạn chế hiệu quả trong công việc. Điều này cần hoàn thiện từ luật và các văn bản có liên quan.

* Một số nguyên nhân:

Nguyên nhân từ lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp,các ngành: Về nhận

thức và lãnh đạo chỉ đạo của các cấp, các ngành đối với HTX còn hạn chế, ít quan tâm để củng cố phát triển HTX, chính sách hỗ trợ cho khu vực kinh tế tập thể còn triển khai chậm

Nguyên nhân từ hệ thống văn bản pháp luật chưa đồng bộ và thiếu

thống nhất: Nhiều văn bản pháp luật về hỗ trợ, khuyến khích về học tập nâng

vốn không thế chấp …đƣợc ban hành nhƣng chƣa thực thi hoặc thi hành chƣa triệt để, quy định không thống nhất giữa các địa phƣơng. Do đó khó thực hiện hoặc thực hiện chậm chạp. Một số văn bản ban hành nhƣng chƣa đƣợc hƣớng dẫn thi hành cụ thể.

Nguyên nhân từ tư tưởng, nhận thức của cán bộ, xã viên: Nhận thức về

vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ, xã viên về HTX chƣa đầy đủ. Tƣ tƣởng bao cấp, trông chờ, ỷ lại vẫn đang tồn tại khá nặng trong nhân dân kể cả cán bộ quản lý HTX

Nguyên nhân từ trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ: Trình độ và

năng lực của đội ngũ cán bộ còn yếu, nhất là năng lực điều hành, tổ chức sản xuất và quản lý. Số đông cán bộ chƣa yên tâm công tác, nhất là HTX nông nghiệp. Các HTX nông nghiệp chƣa có chính sách đãi ngộ để thu hút cán bộ quản lý, khoa học kỹ thuật đƣợc đào tạo bài bản về làm việc ở HTX.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Qua nghiên cứu một số quy định pháp luật hiện hành về thành lập, hoạt động HTX, tác giả luận văn có một số nhận định nhƣ sau:

(1) Hệ thống pháp luật điều chỉnh việc thành lập, hoạt động HTX đã tƣơng đối đầy đủ, đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển HTX trong sự nghiệp đổi mới đất nƣớc. Trên cơ sở kế thừa, sửa đổi, bổ sung quy định của Luật HTX năm 1996, Luật HTX năm 2003 tiếp tục quy định những vấn đề pháp lý về thành lập, hoạt động HTX với nhiều điểm mới. Đáp ứng đƣợc nhu cầu thực tiễn, phù hợp với sự linh động, nhạy bén trên thị trƣờng, vừa đảm bảo đƣợc mục tiêu kinh tế vừa thực hiện đƣợc nhiệm vụ xã hội cao cả.

(2) Thực tiễn áp dụng Luật HTX cho thấy: bƣớc đầu số lƣợng các HTX trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã tăng nhanh (kể từ năm 2008 đến nay). Các HTX đã hoạt động theo đúng quy định của pháp luật và thu đƣợc nhiều lợi

nhuận, đời sống nhân dân đƣợc cải thiện hơn. Tinh thần ổn định và bắt đầu hiểu đƣợc lợi ích qua việc tham gia HTX. Bƣớc đầu hoạt động HTX đã đủ sức cạnh tranh trên thị trƣờng với các doanh nghiệp khác.

(3) Tuy nhiên, để cạnh tranh với các thành phần kinh tế khác thì những quy định của HTX phải luôn luôn đƣợc đổi mới, sửa đổi, hoàn thiện, bổ sung những điểm không còn phù hợp. Thực tế, một số quy định còn bỏ ngỏ nhƣ: xác định trách nhiệm cho xã viên trong trƣờng hợp góp sức; vốn của HTX còn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số vấn đề pháp lý về hợp tác xã và thực tiễn áp dụng trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)