Ứng cử, đề cử thành viên Hội đồng quản trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về hội đồng quản trị của công ty cổ phần và thực tiễn áp dụng tại công ty hóa chất việt trì (Trang 37 - 39)

Thông tin liên quan đến các ứng viên Hội đồng quản trị (trong trường hợp đã được xác định trước các ứng viên) được công bố trước ngày triệu tập

Đại hội đồng cổ đông một khoảng thời gian hợp lý để các cổ đông có thể tìm hiểu các ứng viên này trước khi bỏ phiếu.

Các ứng viên Hội đồng quản trị phải cam kết bằng văn bản về tính trung thực, chính xác của các thông tin cá nhân được công bố và phải cam kết thực hiện nhiệm vụ của thành viên Hội đồng quản trị một cách trung thực nếu được bầu làm thành viên Hội đồng quản trị.

Thành viên của Hội đồng quản trị do các cổ đông sáng lập đề cử theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của từng cổ đông sáng lập. Các cổ đông sáng lập được quyền gộp tỷ lệ sở hữu cổ phần vào với nhau để bỏ phiếu đề cử các thành viên Hội đồng quản trị.

Cổ đông hoặc nhóm cổ đông nắm giữ đến dưới 10% cổ phần có quyền biểu quyết trong thời hạn liên tục ít nhất 6 tháng được đề cử một thành viên; từ 10% đến dưới 30% được đề cử 2 thành viên; từ 30% đến dưới 50% được đề cử ba thành viên; từ 50% đến dưới 65% được đề cử bốn thành viên và nếu từ 65% trở lên thì được đề cử đủ ứng viên. Đối với công ty niêm yết, Điều lệ mẫu còn cho phép các cổ đông nắm giữ tối thiểu 5% số cổ phần có quyền biểu quyết trong thời hạn liên tục ít nhất 6 tháng, hoặc tỷ lệ khác nhỏ hơn 10% quy định tại Điều lệ, có quyền gộp số quyền biểu quyết của từng người lại với nhau để cử các ứng viên Hội đồng quản trị [6].

Trường hợp số lượng các ứng viên Hội đồng quản trị thông qua đề cử và ứng cử vẫn không đủ số lượng cần thiết, Hội đồng quản trị đương nhiệm có thể đề cử thêm ứng viên hoặc tổ chức đề cử theo một cơ chế do công ty quy định. Cơ chế đề cử hay cách thức Hội đồng quản trị đương nhiệm đề cử ứng cử viên Hội đồng quản trị được công bố rõ ràng và được Đại hội đồng cổ đông thông qua trước khi tiến hành đề cử.

Hội đồng quản trị có thể bổ nhiệm thành viên Hội đồng quản trị mới để thay thế chỗ trống phát sinh và thành viên mới này phải được chấp thuận tại Đại hội đồng cổ đông ngay tiếp sau đó. Sau khi được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận, việc bổ nhiệm thành viên mới đó sẽ được coi là có hiệu lực vào ngày được Hội đồng quản trị bổ nhiệm.

Công ty niêm yết quy định và hướng dẫn cụ thể cho cổ đông việc bỏ phiếu bầu thành viên Hội đồng quản trị theo phương thức dồn phiếu.

Đối với Công ty Hoá chất Việt Trì (tên đầy đủ là Công ty cổ phần Hoá chất Việt trì - VIET TRI CHEMICAL JOINT-STOCK COMPANY), việc đề cử, ứng cử thành viên Hội đồng quản trị được thực hiện đúng trình tự được quy định trong Luật doanh nghiệp và Điều lệ công ty [12]. Tuy nhiên, Nhà nước là cổ đông nắm giữ 68% cổ phần trong công ty, nên họ được đề cử đủ số ứng viên cần thiết. Mọi trường hợp ứng cử, đề cử khác đều vô nghĩa bởi về hình thức là Đại hội đồng cổ đông bầu thành viên Hội đồng quản trị nhưng thực chất quyền quyết định trong Đại hội đồng cổ đông lại thuộc về các cổ đông lớn – Nhà nước. Nếu nhóm cổ đông nào đó trong công ty muốn đề cử ai đó vào Hội đồng quản trị nhưng không được sự đồng ý của Nhà nước thì người này cũng không thể trúng cử thành viên Hội đồng quản trị. Tình huống tương tự cũng xảy ra đối với hầu hết các công ty cổ phần ở Việt Nam được ra đời từ công cuộc cổ phần hoá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về hội đồng quản trị của công ty cổ phần và thực tiễn áp dụng tại công ty hóa chất việt trì (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)