Giải pháp về nâng cao trình độ đội ngũ Kiểm sát viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 79 - 80)

Có thể nói, trình độ của Kiểm sát viên chƣa đáp ứng đƣợc các yêu cầu đặt ra. Nhƣ báo cáo của Viện trƣởng VKSNDTC trƣớc kì họp thứ 6, Quốc hội khóa XI, “chất lƣợng đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên hiện nay chƣa ngang tầm với tiến trình cải cách tƣ pháp”. Đây tƣởng nhƣ chỉ thuần túy thuộc về lỗi chủ quan của Kiểm sát viên nhƣng thực chất, lại là yếu tố khách quan đối với họ. Điều này có thể lý giải từ cách nhìn nhận về vấn đề đào tạo con ngƣời của ngành kiểm sát. Trong suốt thời gian từ khi thành lập cho tới năm 2002, ngành kiểm sát chỉ duy trì chế độ đào tạo cử nhân kiểm sát hệ cao đẳng. Vì vậy, học viên Kiểm sát viên không đƣợc đào tạo ngang tầm với yêu cầu công việc mà họ phải thực hiện sau khi ra trƣờng, đặc biệt trong lĩnh vực THQCT và kiểm sát hoạt động điều tra. Khâu đào tạo là một trong những nguyên nhân dẫn tới mặt bằng chất lƣợng chuyên môn của Kiểm sát viên hiện nay bị coi là thấp nhất trong ba loại ngƣời tiến hành tố tụng (Điều tra viên, Kiểm sát viên và thẩm phán) hiện nay.

Sau khi nhiệm vụ đào tạo Kiểm sát viên đƣợc chuyển giao từ VKSNDTC sang Bộ Tƣ pháp năm 2004, nhiệm vụ này đƣợc thực hiện theo hƣớng chỉ đào tạo nghiệp vụ kiểm sát và chỉ đào tạo cho đối tƣợng đã có bằng cử nhân Luật ở đầu vào. Tuy nhiên, chƣơng trình đào tạo nghiệp vụ kiểm sát hiện nay với thời gian một năm học là quá ngắn để truyền đạt nội dung kiến thức và rèn luyện kỹ năng cho học viên. Theo chúng tôi, thời gian học cần đƣợc kéo dài thêm với tổng quỹ thời gian đào tạo từ 18 đến 24 tháng, trong đó, thời lƣợng dành cho đào tạo nghiệp vụ THQCT và kiểm sát việc TTPL trong lĩnh vực hình sự phải chiếm đến 80% thời lƣợng chƣơng trình dành cho các môn học kỹ năng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 79 - 80)