Mô hình tổ chức thực hiện quyền công tố và giám sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự theo hệ thống pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 31 - 34)

tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự theo hệ thống pháp luật Anglo - Saxon

Nhìn chung, các nƣớc theo hệ thống luật Anglo - Saxon thƣờng sử dụng kiểu tố tụng tranh tụng, không tồn tại khái niệm kiểm sát và không coi kiểm sát việc TTPL hay kiểm sát hoạt động tƣ pháp là một chức năng của tố tụng hình sự hay chức năng của cơ quan công tố. Tố tụng tranh tụng quan niệm sự thật của vụ án đƣợc xác định thông qua hoạt động tranh tụng tự do giữa bên buộc tội và bên gỡ tội. Về nguyên tắc, hai bên tranh tụng có khả năng nhƣ nhau không chỉ khi tranh luận tại Toà án mà ngay từ giai đoạn điều tra, thu thập chứng cứ, các bên có rất nhiều cách khác nhau để đạt đƣợc mục đích buộc tội hay gỡ tội. Bên buộc tội phải đƣa ra các chứng cứ chứng minh có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm, bên gỡ tội phải tìm mọi cách chứng minh hành vi không cấu thành tội phạm hoặc có các căn cứ để miễn, giảm trách nhiệm hình sự. “Hình thức tố tụng tranh tụng cũng không buộc các bên phải khách quan, công khai trong quá trình thu thập chứng cứ”, do đó, không đặt ra việc kiểm sát việc TTPL ngay từ giai đoạn điều tra, thu thập chứng cứ. [41: tr 78]

Trong tố tụng tranh tụng, gần nhƣ chỉ có một giai đoạn chính thức duy nhất - giai đoạn xét xử và cũng là giai đoạn điều tra công khai tại phiên toà. Quá trình điều tra trƣớc đó đƣợc coi là giai đoạn chuẩn bị tố tụng hay giai đoạn tiền tố tụng. Việc TTPL trong giai đoạn chuẩn bị tố tụng đƣợc thể hiện trên cơ sở các kết quả điều tra - các chứng cứ buộc tội hay gỡ tội đƣợc đƣa ra xem xét tại phiên toà. Toà án đánh giá tính hợp pháp, tính xác thực và tính logic của các chứng cứ đó. Do vậy, Toà án cũng gián tiếp kiểm sát tính hợp pháp của các hoạt động thu thập chứng cứ. Nói cách khác, “chức năng giám sát việc tuân theo pháp luật thuộc về Toà án”. [41: tr 79] Về nguyên tắc, nếu các tài liệu, đồ vật có thu thập đƣợc nhiều bao nhiêu chăng nữa nhƣng nếu

không chứng minh đƣợc nguồn gốc và không bảo đảm đƣợc tính hợp pháp của hoạt động điều tra, thu thập thì cũng không đƣợc chấp nhận. Điều này buộc các bên không phải chỉ đấu tụng thật thuyết phục tại phiên toà mà còn phải tuân thủ pháp luật nghiêm túc khi tiến hành điều tra, thu thập chứng cứ.

Trong mô hình tố tụng tranh tụng, Toà án là ngƣời đứng giữa bên công tố (bên buộc tội) và bên gỡ tội, là cơ quan có vị trí độc lập độc lập để xem xét tính hợp pháp của chứng cứ và gián tiếp kiểm tra sự tuân thủ pháp luật trong quá trình điều tra, thu thập chứng cứ của cả hai bên. Chức năng THQCT đƣợc giao cho một cơ quan độc lập là Viện công tố và THQCT đƣợc coi là phƣơng diện hoạt động cơ bản, chủ yếu của cơ quan công tố. Cơ quan công tố chỉ đạo hoạt động điều tra và giám sát hoạt động điều tra để đảm bảo tính đầy đủ, khách quan, hợp pháp của hoạt động thu thập chứng cứ. Cơ quan công tố ở nhiều bang của Hoa Kỳ đƣợc coi là cơ quan truy tố.[31: tr 46-54] Trong khi đó, giám sát việc TTPL là cũng là một yêu cầu mang tính chất phái sinh từ chức năng xét xử của Toà án, không phải là phƣơng diện hoạt động cơ bản, chủ yếu của Toà án. Nhƣ vậy, chỉ tồn tại hoạt động giám sát mà không có khái niệm kiểm sát việc TTPL trong mô hình này.

1.3.2 Mô hình tổ chức thực hiện quyền công tố và giám sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự theo hệ thống pháp luật tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự theo hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa

Về cơ bản, các nƣớc theo hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa mà điển hình là Cộng hoà Pháp sử dụng kiểu tố tụng thẩm vấn. Giai đoạn điều tra đƣợc đặc biệt nhấn mạnh và giai đoạn xét xử không đƣợc đặc biệt coi trọng nhƣ trong tố tụng tranh tụng. Tại phiên toà, Thẩm phán sẽ thực hiện hoạt động xét xử bằng cách tiếp tục điều tra (chủ yếu qua việc xét hỏi và đánh giá chứng cứ) trƣớc khi đƣa ra phán quyết cuối cùng. Do đó, chức năng buộc tội

và chức năng bào chữa của các bên tồn tại mờ nhạt hơn so với kiểu tố tụng tranh tụng.

Hoạt động điều tra sơ bộ do các Điều tra viên - các Cảnh sát tƣ pháp thực hiện. Điều tra viên chịu sự chỉ đạo trực tiếp trong hoạt động điều tra của Công tố viên. Cảnh sát tƣ pháp còn phải chịu sự giám sát của Toà luận tội bên cạnh Toà phúc thẩm.

Giai đoạn điều tra sơ bộ do Viện công tố chỉ đạo, khi việc điều tra hoàn tất thì vụ án đƣợc: 1, chuyển sang giai đoạn khởi tố vụ án - điều tra tại toà do Dự thẩm (là một Thẩm phán) thực hiện, hoặc: 2, chuyển trực tiếp cho Toà án xét xử. Sau khi thấy đã đầy đủ chứng cứ, Dự thẩm đƣa vụ án ra xét xử với các vụ phạm tội không quá nghiêm trọng thuộc thẩm quyền của Toà khinh tội và Toà vi cảnh. Với trọng tội, Dự thẩm chuyển hồ sơ cho Viện trƣởng Viện công tố bên cạnh Toà sơ thẩm để giao lại cho Toà luận tội tại Toà phúc thẩm để điều tra cấp hai. Xét thấy đã đầy đủ chứng cứ, Toà luận tội đƣa bị can ra Toà đại hình để xét xử. Toà luận tội có hai chức năng: chức năng điều tra cấp hai và chức năng giám sát quá trình điều tra của dự thẩm. Toà luận tội gồm một Chánh toà và hai Thẩm phán. Đại diện của Viện công tố tại phân toà này là Viện trƣởng Viện công tố bên cạnh toà phúc thẩm và các Phó Viện trƣởng Viện công tố bên cạnh Toà phúc thẩm hoặc các Công tố viên. [30]

Pháp luật nƣớc Việt Nam Dân chủ cộng hòa và pháp luật Chính quyền miền Nam Việt Nam trƣớc năm 1975 ảnh hƣởng nhiều của pháp luật Cộng hòa Pháp trong việc tổ chức bộ máy các cơ quan xét xử, công tố. Điều 5 Sắc lệnh số 33/SL ngày 13/9/1945 (về thành lập Tòa án quân sự của nƣớc Việt Nam Dân chủ cộng hòa) đã xác định các chức năng buộc tội, bào chữa và xét xử trong lĩnh vực tố tụng hình sự: “Tòa án quân sự đƣợc thành lập nhƣ sau: ngồi xử có Chánh án và hai hội thẩm... Đứng buộc tội là một Ủy viên quân sự hay Ủy viên của Ban trinh sát...”. Ở miền Nam Việt Nam:

Theo điều 77 và 78 Hiến pháp năm 1967, các Thẩm phán đƣợc chia làm hai ngành, xử án và công tố [17: tr 1]... Sự phân chia thẩm phán thành hai ngành và phân nhiệm giữa thẩm phán tọa xử với thẩm phán công tố trên đây không phải là một sáng kiến mới lạ của Hiến pháp 1967. Hiến pháp chỉ xác nhận một tình trạng cố hữu trong tổ chức tƣ pháp thời Pháp thuộc, đƣợc duy trì do chỉ dụ 4 ngày 18/10/1949. [17: tr 3]

Nhƣ vậy, mô hình thực hiện quyền công tố và giám sát việc TTPL theo hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa khá phức tạp. Hoạt động công tố theo nghĩa gốc là truy cứu trách nhiệm hình sự ngƣời phạm tội đƣợc thực hiện bởi cả ba thiết chế tƣ pháp hình sự: Cảnh sát tƣ pháp - Dự thẩm - Toà luận tội. Hoạt động giám sát điều tra vừa do Viện trƣởng Viện công tố bên cạnh toà sơ thẩm, Viện trƣởng Viện công tố bên cạnh toà phúc thẩm, vừa do Toà luận tội thực hiện. Nhƣ vậy, cơ quan công tố là cơ quan bên cạnh Toà án, vừa thực hiện hoạt động điều tra - công tố, vừa giám sát Cơ quan điều tra, không có hoạt động kiểm sát xét xử của Toà án. Theo mô hình này, kiểm sát việc TTPL không đƣợc coi là một chức năng của tố tụng hình sự mà chỉ tồn tại hoạt động giám sát của các cơ quan tiến hành tố tụng nhằm bảo đảm quá trình giải quyết vụ án đƣợc chính xác, khách quan và đúng pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 31 - 34)