Kiểm sát một số hoạt động điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 49 - 57)

2.1.3.1 Kiểm sát khám nghiệm hiện trường

Khám nghiệm hiện trƣờng là một hoạt động điều tra quan trọng để phát hiện và thu thập các dấu vết của tội phạm, làm sáng tỏ diễn biến của hành vi phạm tội. Do đặc thù của đối tƣợng khám nghiệm, hoạt động khám nghiệm phải đƣợc tiến hành nhanh chóng, chính xác để tìm kiếm chứng cứ trƣớc khi hiện trƣờng bị xáo trộn hoặc hƣ hỏng dấu vết. Khám nghiệm hiện trƣờng phải có mặt Kiểm sát viên. Khoản 2 Điều 150 BLTTHS và Điều 151 BLTTHS quy định: “trong mọi trƣờng hợp, trƣớc khi tiến hành khám nghiệm, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc khám nghiệm hiện trƣờng”. Viện kiểm sát kiểm sát khám nghiệm hiện trƣờng nhằm bảo đảm hoạt động khám nghiệm đƣợc tiến hành khách quan, toàn diện và đúng pháp luật. Tuy nhiên, giữa các quy định tại

pháp luật và thực tiễn thực hiện có một khoảng cách khá lớn với số lƣợng “vi phạm” tố tụng trong hoạt động khám nghiệm hiện nay là rất lớn.

Điều 150 BLTTHS 2003 quy định:

Điều tra viên tiến hành khám nghiệm hiện trƣờng nơi xảy ra, nơi phát hiện tội phạm nhằm phát hiện dấu vết của tội phạm, vật chứng và làm sáng tỏ các tình tiết có ý nghĩa đối với vụ án. Khi khám nghiệm hiện trƣờng, Điều tra viên tiến hành chụp ảnh, vẽ sơ đồ, mô tả hiện trƣờng, đo đạc, dựng mô hình, thu lƣợm và xem xét tại chỗ dấu vết của tội phạm, đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án…

Tuy nhiên, trong nhiều vụ án, ngƣời thực hiện việc khám nghiệm không phải là Điều tra viên nhƣ Điều 150 BLTTHS quy định, ví dụ với các vụ án về các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông. Trong loại án này, do tính chất đặc biệt của hiện trƣờng nên không thể chậm trễ trong việc tiến hành khám nghiệm, mặt khác, do cảnh sát giao thông là những ngƣời có kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm hơn cả nên hoạt động khám nghiệm chủ yếu do lực lƣợng cảnh sát này thực hiện. Vì vậy, Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 phải quy định: đối với một số tội xâm phạm quy định về an toàn giao thông, lực lƣợng cảnh sát giao thông đƣờng bộ - đƣờng sắt, đƣờng thuỷ… đƣợc phép tiến hành một số hoạt động điều tra, trong đó có hoạt động khám nghiệm hiện trƣờng. Trong mối quan hệ với thực tế nƣớc ta hiện nay, những quy định nhƣ vậy của Pháp lệnh là phù hợp, nhƣng trong mối quan hệ với quy định tại Điều 150 BLTTHS, quy định này có hợp pháp hay không lại là một vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau. Mặt khác, khám nghiệm hiện trƣờng, trong phần lớn các trƣờng hợp, là hoạt động đòi hỏi kiến thức chuyên môn sâu về kỹ thuật hình sự. Trong khi đó, đa số Điều tra viên, Kiểm sát viên đƣợc phân công thụ lý vụ án lại không đƣợc đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực này nên khó có thể tránh khỏi những sai sót trong quá trình khám nghiệm. Tại

mỗi cơ quan công an đều có lực lƣợng cán bộ kỹ thuật hình sự, nhƣng theo quy định của BLTTHS, lực lƣợng này không tham gia khám nghiệm. Vì vậy, dễ dẫn đến hiện tƣợng những dấu vết quan trọng bị bỏ qua, phải dựng lại hiện trƣờng, thực nghiệm điều tra. Để khắc phục, trong những vụ án có hiện trƣờng phức tạp, ngành công an phải quy định việc thành lập các Hội đồng khám nghiệm hiện trƣờng với hai thành phần không thể thiếu là Điều tra viên và cán bộ kỹ thuật hình sự. Thực tế cho thấy các cán bộ kỹ thuật hình sự đóng vai trò chính trong quá trình khám nghiệm. Nhiều khi Cơ quan điều tra nhận đƣợc tin báo thì lực lƣợng tới hiện trƣờng đầu tiên không phải là Điều tra viên hay Kiểm sát viên mà là cán bộ kỹ thuật hình sự. Sau đó, tùy theo sự phối hợp giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát mà cả hai cùng tới hay Điều tra viên tới hiện trƣờng trƣớc còn Viện kiểm sát tự túc phƣơng tiện đến sau. Do tới hiện trƣờng trƣớc tiên, cán bộ kỹ thuật hình sự không cần chờ hƣớng dẫn hay yêu cầu của Điều tra viên mà tự khám nghiệm, chụp ảnh, lấy dấu vân tay... Do đó, trong rất nhiều vụ án, Kiểm sát viên kiểm sát hoạt động khám nghiệm nhằm đảm bảo “Điều tra viên tiến hành khám nghiệm nơi xảy ra, nơi phát hiện tội phạm nhằm phát hiện dấu vết tội phạm, vật chứng và làm sáng tỏ các tình tiết có ý nghĩa đối với vụ án... Khi khám nghiệm hiện trƣờng, Điều tra viên tiến hành chụp ảnh, vẽ sơ đồ, mô tả hiện trƣờng, đo đạc, dựng mô hình, thu lƣợm và xem xét tại chỗ dấu vết của tội phạm, đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án...” là một quy định mang tính hình thức do không phù hợp với thực tế thực hiện.

Mặt khác, đáng lẽ để kiểm sát tốt việc khám nghiệm thì Kiểm sát viên kiểm sát khám nghiệm phải có trình độ cao hơn về nghiệp vụ khám nghiệm. Tuy nhiên, đánh giá một cách khái quát, kiểm sát khám nghiệm hiện trƣờng cũng đang là một vấn đề thể hiện nhiều bất cập nhất của ngành kiểm sát hiện nay. Nhiều trƣờng hợp kiểm sát khám nghiệm hiện trƣờng, Kiểm sát viên chỉ thể hiện vai trò kiểm sát của mình qua việc đứng nhìn và ký vào biên bản.

Điều này xuất phát từ yếu tố trình độ Kiểm sát viên và cơ chế tổ chức công việc của Viện kiểm sát. Kiểm sát viên không nhận thức một cách đầy đủ về trách nhiệm kiểm sát khám nghiệm, không đƣợc trang bị các kiến thức về điều tra nói chung và hoạt động khám nghiệm nói riêng một cách bài bản và có hệ thống. Kiến thức về khám nghiệm chủ yếu đƣợc tích luỹ bằng con đƣờng kinh nghiệm và tự đọc, tự học qua sách vở. Trong khi đó, do sự thay đổi liên tục về cách tổ chức công việc của Viện kiểm sát từ “thông khâu” điều tra - xét xử sang “chuyên khâu” (một Kiểm sát viên điều tra và một Kiểm sát viên xét xử) và hiện nay quay lại cơ chế “thông khâu”, dẫn đến có những Kiểm sát viên chuyên đảm trách mảng THQCT và kiểm sát xét xử, không có kiến thức về điều tra, khám nghiệm lại phải kiểm sát khám nghiệm. Nhiều hoạt động khám nghiệm hiện trƣờng không có sự tham dự của Kiểm sát viên. Điều này có thể do lỗi của Cơ quan điều tra và cả do lỗi của Viện kiểm sát. Không ít trƣờng hợp Cơ quan điều tra không thông báo cho Viện kiểm sát. Về phía Viện kiểm sát, do nhận thức không đúng về tầm quan trọng của hoạt động khám nghiệm và không có đủ nhân sự, nhiều Viện kiểm sát không cử ngƣời, hoặc nếu có, lại cử cán bộ kiểm sát không có chức danh tố tụng tham gia khám nghiệm. Do không phải án “của mình” nên tâm lý thờ ơ, đại khái trong quá trình kiểm sát khám nghiệm của những cán bộ này là không thể tránh khỏi. Cũng do thiếu nhân sự, trong trƣờng hợp hiện trƣờng rộng hoặc phức tạp, chỉ có một Kiểm sát viên làm công tác kiểm sát trong khi lực lƣợng tham gia khám nghiệm rất đông, vì vậy, không thể kiểm sát hết đƣợc. Một vấn đề khác tƣởng nhƣ không liên quan gì đến hiệu quả kiểm sát khám nghiệm: phƣơng tiện đi lại của Kiểm sát viên. Vậy nhƣng 84/120 phiếu thăm dò chúng tôi thu lại đƣợc cho rằng, vƣớng mắc nhất khi kiểm sát khám nghiệm hiện trƣờng hiện nay là không có phƣơng tiện để Kiểm sát viên tới hiện trƣờng. Vì thế, do đợi phƣơng tiện, nhiều khi Kiểm sát viên tới hiện trƣờng thì Cơ quan điều tra đã hoàn tất việc khám nghiệm. Kiểm sát khám

nghiệm hiện trƣờng đã và đang là một khâu yếu kém với rất nhiều bất cập của ngành kiểm sát hiện nay.

2.1.3.2 Kiểm sát các hoạt động hỏi cung, lấy lời khai của những người tham gia tố tụng

Theo quy định tại Điều 64 BLTTHS, lời khai của ngƣời làm chứng, ngƣời bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, ngƣời bị bắt, ngƣời bị tạm giữ, bị can, bị cáo là một trong bốn loại nguồn chứng cứ. Thực tế hoạt động điều tra, xét xử hiện nay cho thấy, lời khai nhận tội của bị can đƣợc coi là chứng cứ có giá trị chứng minh đặc biệt. Do đó, đấu tranh để bị can nhận tội là một trong những trọng tâm của hoạt động điều tra và hỏi cung bị can là hoạt động dễ xuất hiện vi phạm tố tụng của Cơ quan điều tra, vì thế, cũng là hoạt động mà Viện kiểm sát phải quan tâm kiểm sát. Tuy nhiên, cơ chế phối hợp giữa hai ngành công an, kiểm sát cũng không thật sự rõ ràng trong việc xác định trách nhiệm kiểm sát việc hỏi cung của Kiểm sát viên. Điều 21 Quy chế tạm thời về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra các vụ án hình sự quy định: “Quá trình điều tra, khi Cơ quan điều tra yêu cầu hoặc khi đã kết thúc điều tra mà bị can kêu oan, lúc nhận tội, lúc chối tội hoặc có dấu hiệu dụ cung, mớm cung, bức cung, bị nhục hình và trong trƣờng hợp bị can bị khởi tố về tội BLHS quy định có hình phạt tử hình, thì Kiểm sát viên phải trực tiếp hỏi cung bị can để làm rõ”. Và nhƣ nhiều ngƣời cho rằng, đối với Viện kiểm sát thì quy định tại khoản 3 Điều 131 BLTTHS: “Trong trƣờng hợp cần thiết, Kiểm sát viên có thể hỏi cung bị can” đã là quá đủ. Trên thực tế, hoạt động kiểm sát trực tiếp việc hỏi cung hoặc trực tiếp hỏi cung bị can của Viện kiểm sát rất ít khi đƣợc thực hiện. 104/120 Kiểm sát viên và cán bộ kiểm sát khi đƣợc hỏi: “Thực tế hoạt động kiểm sát việc hỏi cung bị can tại Viện kiểm sát nơi quý vị công tác đƣợc thực hiện nhƣ thế nào?” đã chọn cách trả lời: “chỉ trực tiếp dự và kiểm sát hỏi cung trong những vụ án phức tạp, bị

can không nhận tội hoặc có mâu thuẫn giữa các bản cung”. Các trƣờng hợp còn lại, bị can nhận tội nhƣ thế nào, do tự nguyện hay do bị dụ dỗ, bị đe doạ, dùng nhục hình thì Viện kiểm sát rất khó xác định. Vụ án “Vƣờn Điều” ở Hàm Tân, Bình Thuận là một vụ án có nhiều vi phạm thủ tục tố tụng trong hoạt động hỏi cung, lấy lời khai, các bị cáo liên tục khẳng định bị dùng nhục hình, bức cung trong giai đoạn điều tra. Vụ Ngô Đình Pháp và đồng bọn phạm tội Giết ngƣời xảy ra tại Đắc Lắc, trong vụ án này có hai bị can là Đặng Văn Hùng sinh ngày 25/11/1989 và Trần Văn Trung sinh ngày 25/11/1989. Thời điểm tiến hành tố tụng, cả hai bị can này đều dƣới 16 tuổi nhƣng Điều tra viên không mời đại gia đình của bị can tham gia hỏi cung.[55] Nếu Viện kiểm sát có trách nhiệm hơn trong việc kiểm sát hỏi cung, chắc chắn những hiện tƣợng nhƣ vậy sẽ đƣợc giảm thiểu, đảm bảo tính khách quan, minh bạch của hoạt động tố tụng.

Trong bối cảnh hoạt động hỏi cung và kiểm sát hỏi cung còn nhiều bất cập hiện nay, việc ứng dụng các phƣơng tiện kỹ thuật hiện đại vào hoạt động hỏi cung lại hầu nhƣ không đƣợc áp dụng. Bản thân BLTTHS 2003 chỉ ghi nhận duy nhất một loại phƣơng tiện kỹ thuật trong hỏi cung, đó là ghi âm. Ở nhiều nƣớc trên thế giới, việc kiểm sát hoạt động hỏi cung đƣợc tiến hành một cách phổ biến thông qua việc quay camera để thu hình, thu âm vào băng, đĩa.

Nhƣ vậy, kiểm sát hỏi cung bị can trong nhiều trƣờng hợp còn chƣa đạt đƣợc các mục đích đề ra. Thực tế này xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân: những quy định của pháp luật còn chƣa thật triệt để, ý thức pháp luật chƣa tốt của một bộ phận không nhỏ Điều tra viên, Kiểm sát viên và sự lạc hậu trong việc sử dụng các trang thiết bị hỗ trợ, giám sát hỏi cung...

2.1.3.3 Kiểm sát việc áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ các biện pháp ngăn chặn

Biện pháp ngăn chặn là các biện pháp cƣỡng chế tố tụng hình sự do cơ quan hoặc ngƣời có thẩm quyền áp dụng đối với bị can, bị cáo hoặc đối với

ngƣời chƣa bị khởi tố khi có các căn cứ do BLTTHS quy định, nhằm kịp thời ngăn chặn tội phạm, ngăn chặn việc bị can, bị cáo gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hoặc tiếp tục phạm tội. Cùng với tiến trình dân chủ hoá hoạt động tố tụng và cải cách tƣ pháp, chế định các biện pháp ngăn chặn đƣợc quy định và thực hiện ngày một hợp lý hơn, phù hợn với các yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm và đảm bảo các quyền tự do, dân chủ của công dân. Tuy nhiên, thực tiễn việc áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ các biện pháp ngăn chặn cho thấy tình hình vi phạm pháp luật còn tƣơng đối phổ biến. Ví dụ: vụ Nguyễn Ngọc Long ở Tây Ninh bị tạm giam gần 6 năm, vụ Lại Xuân Hải ở Điện Biên - Lai Châu bị bắt giam 36 tháng, vụ Trần Trung Hiếu ở Đông Triều - Quảng Ninh bị bắt giam 14 tháng... Chúng tôi nhận thấy, những vi phạm pháp luật kể trên có một phần trách nhiệm không nhỏ của Viện kiểm sát - cơ quan không những có nhiệm vụ, quyền hạn phê chuẩn, áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ các biện pháp ngăn chặn mà còn có trách nhiệm kiểm sát việc TTPL của Cơ quan điều tra, Toà án trong việc sử dụng các biện pháp ngăn chặn. Qua tìm hiểu thực tế, bên cạnh những vƣớng mắc, bất cập mà một số luận văn, luận án trƣớc đó đã phân tích, chúng tôi nhận thấy nổi lên một số hiện tƣợng sau:

Thứ nhất, đó là tình trạng “thích bắt”, bắt tràn lan của Cơ quan điều tra để thuận tiện trong quá trình lấy lời khai, hỏi cung. Nếu để đối tƣợng ở ngoài, sẽ mất rất nhiều thời gian và không chủ động đƣợc công việc, vì vậy, “bắt cho tiện” là tâm lý của một bộ phận không nhỏ Điều tra viên hiện nay và cách làm việc dễ dãi, nể nang, xuề xoà của Kiểm sát viên đối với Điều tra viên trong những trƣờng hợp bắt nhƣ vậy là một trong những điều kiện để gia tăng tình trạng trên. Cũng liên quan đến biện pháp bắt, tại một số Cơ quan điều tra nơi thu nhập của Điều tra viên còn hạn chế, khi có đối tƣợng đến đầu thú, tự thú hoặc khi bắt quả tang, Điều tra viên vẫn ghi trên biên bản là bắt khẩn cấp để đƣợc hƣởng chế độ bồi dƣỡng của ngành công an cho cán bộ tham gia bắt

khẩn cấp. Kiểm sát viên khi thực hiện hoạt động kiểm sát có biết nhƣng “không nỡ” và “bỏ qua” cho Điều tra viên.

Thứ hai, cũng một phần từ cách làm việc thiếu trách nhiệm của Kiểm sát viên đã góp phần tạo ra hiện tƣợng coi tạm giam hay không tạm giam là một thứ “đặc quyền” của Cơ quan điều tra (nhất là trong các vụ tạm giam cũng đƣợc mà không tạm giam cũng đƣợc) và rất nhiều tiêu cực đƣợc phát sinh từ thứ “đặc quyền” này.

Thứ ba, xuất phát từ sự chƣa thật phù hợp của pháp luật khi quy định việc áp dụng biện pháp tạm giam trên cơ sở loại tội phạm, theo Điều 88 BLTTHS: “Tạm giam có thể đƣợc áp dụng đối với bị can, bị cáo trong những trƣờng hợp sau đây: a, bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm trọng; b, bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự hình phạt tù 2 năm trở lên và có căn cứ cho rằng ngƣời đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 49 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)