Mối quan hệ giữa chức năng thực hành quyền công tố và chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 27 - 30)

Theo BLTTHS 2003, Viện kiểm sát có chức năng THQCT và kiểm sát việc TTPL trong tố tụng hình sự. Trong phần này, căn cứ vào các quy định của pháp luật thực định, luận văn sẽ phân tích mối quan hệ giữa hai chức năng trên trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, từ đó khái quát về tính chất, đặc điểm của mối quan hệ này theo mô hình luật tố tụng hình sự Việt Nam.

Trong giai đoạn khởi tố - điều tra, mối quan hệ giữa hai chức năng của Viện kiểm sát đƣợc thể hiện cụ thể ở những nội dung sau:

Khi vụ án đƣợc khởi tố, Viện kiểm sát bắt đầu tiến hành kiểm sát việc TTPL nhƣ kiểm sát việc khởi tố, kiểm sát các hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra… Tuy nhiên, cũng có nhiều trƣờng hợp, khi chƣa khởi tố vụ án đã xuất hiện hoạt động kiểm sát, ví dụ hoạt động kiểm sát việc khám nghiệm hiện trƣờng, khám nghiệm tử thi. Tiếp theo, Viện kiểm sát sẽ kiểm sát tính có căn cứ và tính hợp pháp của quyết định khởi tố vụ án hoặc quyết định không khởi tố vụ án. Viện kiểm sát có thể tán thành quyết định của Cơ quan điều tra hay ra quyết định huỷ bỏ quyết định không khởi tố vụ án của cơ quan này để trực tiếp khởi tố vụ án.

Sau khi có quyết định khởi tố vụ án, một loạt các hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra đƣợc chính thức thực hiện. Để thực hiện các hoạt động điều tra, Cơ quan điều tra có quyền áp dụng các biện pháp cƣỡng chế tố tụng nhƣ các biện pháp ngăn chặn, khám xét, thu giữ, kê biên… Viện kiểm sát sẽ kiểm sát các hoạt động điều tra và cả các hoạt động thực hiện những biện pháp cƣỡng chế tố tụng nêu trên. Đồng thời, Viện kiểm sát cũng kiểm sát việc TTPL của những ngƣời tham gia tố tụng… Nhờ có các hoạt động kiểm sát này, việc tiến hành một loạt các hoạt động thuộc nhóm quyền THQCT nhƣ đề ra yêu cầu điều tra, quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ các biện pháp ngăn chặn, phê chuẩn, không phê chuẩn các quyết định của Cơ quan điều tra, yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can… sẽ đạt đƣợc những hiệu quả cần thiết.

Ngƣợc lại, các hoạt động THQCT cũng sẽ tác động trở lại, mang tính chất hỗ trợ các hoạt động kiểm sát, góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động kiểm sát.

Kiểm sát tốt các hoạt động TTPL trong giai đoạn điều tra cũng là cơ sở cho hoạt động truy tố trong giai đoạn truy tố (pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam vẫn coi truy tố là một giai đoạn tố tụng độc lập).

Trong giai đoạn xét xử, Viện kiểm sát kiểm sát việc TTPL trong việc xét xử, THQCT với việc đọc cáo trạng, xét hỏi, trình bày lời luận tội, phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án, tranh luận với những ngƣời tham gia tố tụng tại phiên toà. Để bảo vệ quyết định truy tố, bảo vệ nội dung buộc tội, Viện kiểm sát cần dựa trên các kết quả của hoạt động điều tra đƣợc tiến hành một cách có căn cứ và hợp pháp từ các giai đoạn tố tụng trƣớc đó. Thực hiện tốt hoạt động kiểm sát việc TTPL là tiền đề cho việc thực hiện tốt hoạt động THQCT tại phiên toà.

Nhƣ vậy, chức năng kiểm sát việc TTPL nhằm bảo đảm cho các hoạt động tố tụng đƣợc hợp pháp, khách quan, đầy đủ, tƣơng hỗ cho chức năng THQCT, cả hai chức năng đều có chung mục đích cao nhất là giải quyết vụ án đƣợc chính xác, khách quan và công bằng. Trong đó, chức năng kiểm sát việc TTPL đảm bảo cho hoạt động THQCT đi đúng hƣớng, đúng pháp luật, theo cách nói của PGS. TSKH Lê Cảm:

...Thực hiện tốt chức năng này không những là điều kiện quan trọng nhằm loại trừ các vi phạm pháp luật có thể xảy ra trong quá trình thực hiện một loạt các hành vi tố tụng hình sự của các Cơ quan điều tra (nhƣ khởi tố và hỏi cung bi can, lấy lời khai ngƣời làm chứng, khám xét, thu giữ, kê biên tài sản,... ) mà còn là cơ sở đảm bảo cho việc truy tố đƣợc khách quan, đúng tội, đúng ngƣời và đúng pháp luật.[12: tr 17]

Cũng chính vì vai trò hỗ trợ rất đắc lực cho chức năng THQCT và vị trí không thể tồn tại khu biệt với chức năng THQCT, rất nhiều ngƣời cho rằng kiểm sát việc TTPL không thể tồn tại với tƣ cách một chức năng độc lập mà chỉ là một nội dung, một yêu cầu, một nhiệm vụ lớn của Viện kiểm sát và phái sinh từ chức năng THQCT. Theo quan điểm của chúng tôi, trong giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự, nếu căn cứ vào luật thực định, có thể coi kiểm sát việc TTPL trong tố tụng hình sự là một chức năng của Viện kiểm sát. Tuy nhiên, “chức năng” luôn đƣợc hiểu là một phƣơng diện hoạt động cơ bản, một lĩnh vực tồn tại độc lập tƣơng đối với các lĩnh vực khác. Trong khi đó, kiểm sát việc TTPL trong tố tụng hình sự, nhƣ phân tích ở phần trên, chƣa phải là một phƣơng diện hoạt động cơ bản, một lĩnh vực độc lập. Kiểm sát việc TTPL bao gồm những hoạt động bảo đảm các điều kiện cần thiết cho hoạt động THQCT. Hoạt động THQCT chỉ có thể dựa trên các chứng cứ đƣợc thu thập hợp pháp và kiểm sát việc TTPL chính là công cụ đảm bảo tính hợp pháp của các hoạt động thu thập chứng cứ và các hoạt động khác liên quan đến việc giải quyết vụ án. Do đó, dù không quy định kiểm sát việc TTPL là một chức năng của Viện kiểm sát thì để THQCT, Viện kiểm sát vẫn phải thực hiện hoạt động kiểm sát việc TTPL. Việc khảo cứu một số mô hình tổ chức THQCT và giám sát, kiểm sát việc TTPL trong tố tụng hình sự trên thế giới trong phần dƣới đây của luận văn cũng phần nào làm rõ và mở rộng vấn đề này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 27 - 30)