Khái niệm quyền công tố và tực hành quyền công tố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 26 - 27)

Trong lịch sử tƣ pháp hình sự Việt Nam, quyền công tố là một thuật ngữ pháp lý chính thức xuất hiện trong Hiến pháp 1980. Tuy nhiên, về mặt lý luận, đúng nhƣ nhận xét của PGS. TSKH Lê Cảm:

... Hiện nay trong khoa học pháp lý nói chung và khoa học luật tố tụng hình sự nói riêng ở Việt Nam, quyền công tố vẫn chƣa đƣợc nghiên cứu một cách thoả đáng, vẫn chƣa có công trình nào làm sáng tỏ về mặt lý luận một cách có căn cứ đảm bảo sức thuyết phục, tƣơng đối hoàn chỉnh và có hệ thống những vấn đề đã nêu với tính chất là một đối tƣợng nghiên cứu riêng biệt. [12: tr 15]

Ở nƣớc ta, có quan điểm ngự trị trong thời gian dài cho rằng: quyền công tố là quyền đại diện cho Nhà nƣớc để đƣa các vụ việc vi phạm pháp luật ra xét xử nhằm bảo vệ lợi ích Nhà nƣớc, bảo vệ trật tự pháp luật. Nói một cách khác, quyền công tố là quyền của Nhà nƣớc nhân danh quyền lợi công để quyết định đƣa một sự việc ra xem xét để phán quyết. Quyền công tố bao trùm cả lĩnh vực pháp luật tố tụng dân sự và các lĩnh vực pháp luật khác. Quan niệm này đã quá mở rộng nội dung và phạm vi của quyền công tố.

Gần với quan điểm trên, một quan điểm khác lại diễn đạt quyền công tố là quyền của Nhà nƣớc cáo buộc các cá nhân, tổ chức đã vi phạm pháp luật trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Những ngƣời theo quan điểm này xuất phát từ vị trí của Nhà nƣớc là một chủ thể pháp luật đặc biệt, đứng trên các chủ thể khác, có quyền đƣa mọi vi phạm pháp luật ra trƣớc Toà án để xét

xử vì Nhà nƣớc nhân danh quyền lực công, có trách nhiệm bảo vệ các lợi ích công.

Ở một thái cực khác, lại có ngƣời đƣa ra quan điểm quyền công tố chỉ là quyền truy tố ngƣời phạm tội ra trƣớc Toà án, thực hiện sự buộc tội tại phiên toà. Quan điểm này lại quá thu hẹp nội dung và phạm vi của quyền công tố, khẳng định quyền công tố chỉ gồm có hai quyền năng: quyền truy tố và quyền buộc tội tại phiên toà.

Tuy nhiên, theo quan điểm đƣợc thừa nhận rộng rãi hiện nay, quyền công tố là quyền nhân danh Nhà nƣớc thực hiện việc buộc tội, nói cách khác, là quyền nhân danh quyền lực công thực hiện việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ngƣời phạm tội. Nhƣ vậy, bản chất của quyền công tố là quyền truy cứu trách nhiệm hình sự ngƣời phạm tội, do đó, quyền công tố chỉ tồn tại trong lĩnh vực tố tụng hình sự.

Tuỳ vào các quan điểm về tổ chức bộ máy Nhà nƣớc và các điều kiện lịch sử, chính trị khác nhau, mỗi Nhà nƣớc giao cho một hay một số cơ quan nhất định trong bộ máy Nhà nƣớc thực hiện quyền công tố. Cơ quan đƣợc trao quyền THQCT phải có trách nhiệm bảo đảm tính hợp pháp của việc thu thập chứng cứ để xác định tội phạm và ngƣời phạm tội; thực hiện việc truy tố bị can ra trƣớc Toà án và bảo vệ sự buộc tội đó tại phiên toà. Nhƣ vậy, THQCT là việc hiện thực hoá quyền truy cứu trách nhiệm hình sự ngƣời phạm tội với các quyền năng tƣơng ứng mà Nhà nƣớc trao cho hoặc một số cơ quan nhất định. Chúng tôi tán thành với quan điểm cho rằng THQCT là việc sử dụng tổng hợp các quyền năng pháp lý thuộc nội dung quyền công tố để thực hiện việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ngƣời phạm tội trong các giai đoạn điều tra - truy tố - xét xử.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)