Kiểm sát việc thực hiện giới hạn của việc xét xử của Hội đồng xét xử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 59 - 60)

hạn 61 vụ, Tây Ninh 21 vụ, Thái Bình 16 vụ.. ), vi phạm thời hạn giao quyết định này cho Viện kiểm sát (ví dụ: từ 01/7/2004 đến 30/9/2004 có 35 vụ án đƣợc TAND tỉnh Thái Bình đƣa ra xét xử sơ thẩm mà VKSND tỉnh Thái Bình chƣa nhận đƣợc quyết định đƣa vụ án ra xét xử)...[55] Kiểm sát viên đã trực tiếp yêu cầu hoặc báo cáo lãnh đạo Viện yêu cầu, kiến nghị nhƣng các yêu cầu, kiến nghị của Viện kiểm sát vẫn không đƣợc Toà án thực hiện thì Viện kiểm sát phải xử lý nhƣ thế nào? Nhiều Kiểm sát viên cho rằng, cách xử lý trong trƣờng hợp này là ghi lại và tích luỹ những vi phạm đó, để sau khoảng sáu tháng hoặc một năm, soạn thảo bản kiến nghị gửi sang Toà án. Bản kiến nghị này giúp Toà án nhận thức một cách đầy đủ hơn về những sai sót, vi phạm trong thực tiễn xét xử, tuy nhiên, nó không mang lại hiệu quả cao, ở một chừng mực nào đó, phản ánh sự bế tắc của hoạt động kiểm sát xét xử.

2.2.2 Kiểm sát việc thực hiện giới hạn của việc xét xử của Hội đồng xét xử xét xử

Điều 196 BLTTHS 2003 quy định giới hạn của việc xét xử:

Toà án chỉ xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố và Toà án đã quyết định đƣa ra xét xử. Toà án có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật hoặc về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát đã truy tố.

Một trong những mục đích của giới hạn này là nhằm bảo đảm cho bị cáo thực hiện đầy đủ quyền bào chữa của mình. Toà án không đƣợc xét xử ngƣời mà Viện kiểm sát không truy tố. Toà án không đƣợc xét xử hành vi mà Viện kiểm sát không truy tố. Toà án cũng không đƣợc xét xử bị cáo theo tội danh nặng hơn tội danh mà Viện kiểm sát đã truy tố. Tuy nhiên, giới hạn xét xử của Toà án là sự thể hiện rõ nét mối quan hệ phụ thuộc của Toà án vào

Viện kiểm sát. Toà án dù có độc lập khi xét xử nhƣng chỉ là xét xử trong phạm vi những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố. Tại phiên toà sơ thẩm, Kiểm sát viên phải kiểm sát chặt chẽ việc Toà án tuân thủ giới hạn xét xử để không xảy ra tình trạng vƣợt quá giới hạn này nhƣ vụ án Trần Văn Tình bị TAND tỉnh Lạng Sơn xét xử về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo Cáo trạng số 09/VKSTC-V1 ngày 7/6/2004, Trần Văn Tình chiếm đoạt số tiền 260 triệu đồng. Tại phiên tòa, bị cáo khai nhận mình còn có hành vi lừa 445 triệu đồng đang bị điều tra xử lý ở vụ án khác. Căn cứ vào lời khai này, Hội đồng xét xử đã cộng thêm hành vi lừa đảo chiếm đoạt 445 triệu đồng mà Viện kiểm sát không truy tố. [55]

Viện kiểm sát các cấp đã thực hiện rất tốt hoạt động kiểm sát này, hay nói chính xác hơn, gần nhƣ không có hiện tƣợng nhƣ ví dụ nêu trên xảy ra trên thực tế. Bởi vì, nếu vƣợt ra khỏi phạm vi xét xử mà luật đã quy định, án bị huỷ, trên thực tế rất ít thẩm phán mắc phải sai lầm sơ đẳng nhƣ vậy và để bị ảnh hƣởng nghiêm trọng đến sự nghiệp của họ nhƣ vậy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 59 - 60)