Hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến tên thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại theo luật sở hữu trí tuệ năm 2005 03 (Trang 47 - 50)

2.1. Các dạng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với tên

2.1.2. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến tên thương mại

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh chịu sự điều chỉnh của nhiều văn bản pháp luật khác nhau, đó là Luật Cạnh tranh năm 2004, Luật SHTT năm 2005, được sửa đổi, bổ sung năm 2009. Tuy nhiên, trong phạm vi nội dung khóa luận, tác giả chỉ phân tích trên khía cạnh các quy định của Luật SHTT.

Liên quan đến việc xâm phạm TTM, Điều 130 Luật SHTT quy định các loại hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến TTM bao gồm:

a. Hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại:  Đặc điểm của hành vi:

- Mục đích của hành vi: gây nhầm lẫn về:

+ Chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hóa, dịch vụ;

+ Xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hóa, dịch vụ;

+ Điều kiện cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

- Hành vi: hành vi kinh doanh trái với các chuẩn mực về đạo đức kinh doanh

- Hậu quả: gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dung.  Các dạng hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến TTM bao gồm các hành vi:

- Thực hiện hoặc đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi: + Bán; vận chuyển, kể cả quá cảnh; tàng trữ để bán hàng hóa, dịch vụ có gắn chỉ dẫn thương mại lên hàng hóa, dịch vụ gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hóa, dịch

vụ hoặc xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hóa, dịch vụ hoặc về điều kiện cung cấp hàng hóa, dịch vụ;

+ Gắn chỉ dẫn thương mại lên hàng hóa, dịch vụ gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hóa, dịch vụ hoặc xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hóa, dịch vụ hoặc về điều kiện cung cấp hàng hóa, dịch vụ; + Sản xuất, nhập khẩu hàng hóa mang chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn - Sử dụng chỉ dẫn thương mại trên giấy tờ giao dịch, phương tiện kinh doanh, gồm cả phương tiện dịch vụ, biển hiệu, bao bì hàng hóa gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hóa, dịch vụ hoặc xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hóa, dịch vụ hoặc về điều kiện cung cấp hàng hóa, dịch vụ

b. Hành vi đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với TTM được bảo hộ của người khác nhằm mục đích chiếm giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của TTM tương ứng.

Mặc dù cùng là hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nhưng hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến TTM có bản chất pháp lý khác với xâm phạm quyền SHCN đối với TTM, điển hình của sự khác biệt đó nằm tại đối tượng bị xâm phạm bởi hành vi xâm phạm, theo đó, trong hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với TTM thì đối tượng bị xâm phạm là TTM – đối tượng SHCN được pháp luật SHTT bảo hộ, còn đối tượng bị xâm phạm trong hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến TTM, đó là các dấu hiệu, chỉ dẫn thương mại khác – không phải là đối tượng SHCN được pháp luật SHTT bảo hộ (biểu tượng kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, chỉ dẫn địa lý,

kiểu dáng bao bì của hàng hóa, nhãn hàng hoá…). Ngoài nội dung khác biệt này, sự khác biệt của hai chế định này còn được thể hiện thông qua yếu tổ chủ thể và yếu tố lỗi của người thực hiện hành vi. Theo đó, không thể nói đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh khi thực tế, các chủ thể này không ở vị thế “cạnh tranh”, trong khi chủ thể thực hiện hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với TTM được đặt ra đối với bất kỳ chủ thể nghĩa vụ nào – đặt trong mối quan hệ với chủ sở hữu TTM – có nghĩa vụ tôn trọng độc quyền của chủ sở hữu TTM; về yếu tố lỗi – là yếu tố bắt buộc trong một hành vi cạnh tranh không lành mạnh, theo đó, lỗi được xác định là lỗi cố ý, nhằm mục đích cạnh tranh, trong khi đây không phải là yếu tố quyết định của hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với TTM, một khi các đối tượng của quyền SHTT đã được đăng ký theo đúng trình tự pháp luật quy định thì các chủ thể khác được suy đoán là đã biết tới quyền của chủ hữu. Vì thế, có thể thấy rằng việc tồn tại song song hai phương thức kiện dựa trên cơ sở pháp luật cạnh tranh và pháp luật về SHTT đối với các hành vi phạm quyền SHTT là một sự bổ sung cho nhau. Vấn đề đặt ra là người bị thiệt hại nên chọn cách thức nào (hiệu quả nhất) để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình khi bị xâm phạm?

Như vậy, hành vi xâm phạm TTM tồn tại dưới hai dạng hành vi cơ bản, đó là hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với TTM và hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến TTM. Trong đó, bất kỳ hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại trùng, tương tự với TTM của người khác đã được sử dụng trước cho cùng loại sản phẩm, dịch vụ hoặc cho sản phẩm, dịch vụ tương tự và/ hoặc dẫn đến hệ quả là: gây ra sự nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh cho người tiếp cận (bao gồm đối tác kinh doanh, người tiêu dùng, cơ quan nhà nước…) bị coi là hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với TTM. Tuy nhiên, trên thực tế, việc xác định có hay không tồn tại sự nhầm lẫn trong ý thức của bên thứ ba về chủ thể kinh doanh,

cơ sở và hoạt động kinh doanh và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi xâm phạm và hậu quả do hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với TTM chỉ mang tính chất tương đối và phụ thuộc hoàn toàn vào sự khẳng định của bên thứ ba và ý chí tài phán của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, căn cứ vào phạm vi kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh, danh tiếng, uy tín kinh doanh của chủ sở hữu TTM cũng như sự biết đến, ảnh hưởng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà chủ sở hữu TTM đã phân phối, cung cấp trên thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại theo luật sở hữu trí tuệ năm 2005 03 (Trang 47 - 50)