1.2. Khái quát chung về hành vi xâm phạm quyền sở hữu công
1.2.1. Khái niệm hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đố
với tên thương mại
Để có một cách hiểu tổng quan nhất về hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với TTM, trước hết, xin dẫn chiếu một vài định nghĩa về hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với TTM/ xâm phạm TTM trong các văn kiện quốc tế và trong pháp luật của một số quốc gia trên thế giới, như sau:
Pháp luật Philippines quy định “bất kỳ việc sử dụng sau TTM bởi một bên thứ ba nào, cho dù là dưới một TTM, nhãn hiệu hoặc nhãn hiệu tập thể, hoặc bất kỳ việc sử dụng một TTM, nhãn hiệu tương tự, có khả năng gây nhầm lẫn/ đánh lừa công chúng, sẽ bị coi là bất hợp pháp” [34, Đ 165.2 (b)]. Theo đó, bất kỳ hành vi sử dụng sau một TTM, một nhãn hiệu của một chủ thể thứ ba tương tự với TTM của người khác đã sử dụng trước mà có khả năng gây nhầm lẫn cho công chúng – bất kỳ những ai tiếp xúc với TTM đó sẽ bị coi là hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, Bộ luật SHTT của Phillipines lại không có quy định cụ thể giải thích thế nào là “nhầm lẫn/ đánh lữa”; về nội dung/ vấn đề mà chủ thể có thể bị nhầm lẫn/ đánh lừa (chẳng hạn nhầm lẫn về xuất xứ của chủ thể kinh doanh đã ra đời trước đó và đang có hoạt động kinh doanh, nhầm lẫn về nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa, dịch vụ do một chủ thể kinh doanh khác phân phối, cung cấp trên thị trường hay về sự liên quan giữa các chủ thể kinh doanh....). Những vấn đề này sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào sự lý giải, kiến thức khoa học pháp lý, kinh nghiệm của các thẩm phán và vào tiền lệ xét xử.
Khác với pháp luật của Philippines, khi chỉ quy định về đối tượng của hành vi là TTM – tên mà một doanh nghiệp sử dụng để cá thể hóa hoạt động kinh doanh của mình trong các quan hệ phát sinh trong quá trình kinh doanh của mình, thì pháp luật liên bang của Mỹ có quy định mở rộng đối tượng của hành vi ngoài TTM, còn là bất kỳ dấu hiệu mô tả gây ra sự nhầm lẫn cho chủ thể tiếp cận các dấu hiệu đó về mối quan hệ, sự liên quan trong quan hệ kinh doanh, thương mại với một chủ thể khác, cụ thể như sau:
Việc sử dụng trong thương mại bất kỳ từ ngữ, thuật ngữ, tên, biểu tượng hoặc thiết bị hoặc bất kỳ sự kết hợp của các yếu tố đó, hoặc bất kỳ chỉ định sai xuất xứ, mô tả sai hoặc gây hiểu lầm về thực tế, hay sự đại diện sai hoặc gây hiểu lầm về thực tế:
(i) Có thể gây ra sự mơ hồ, hoặc gây nhầm lẫn, hoặc đánh lừa như: - các liên kết, kết nối, hoặc hiệp hội của người đó với người khác; hoặc
- Liên quan đến nguồn gốc, sự tài trợ, hoặc chấp thuận từ người khác cho hàng hóa, dịch vụ, hoặc các hoạt động thương mại của người đó, hoặc
(ii) Trong quảng cáo hay xúc tiến thương mại, xuyên tạc tính chất, đặc điểm, phẩm chất, hay nguồn gốc địa lý của người đó với hàng hoá, dịch vụ, hoặc các hoạt động thương mại của người khác
Thì sẽ phải chịu trách nhiệm trong một vụ kiện dân sự của bất kỳ người nào cho rằng mình bị thiệt hại do hành vi của người đó gây ra [36, Đ 43.a.1].
Như vậy, có thể thấy dù quy định có khác nhau nhưng nhìn chung khái niệm hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với TTM theo luật pháp của một số quốc gia trên thế giới đều thể hiện một số nội dung cơ bản sau:
Chủ thể xâm phạm là bất kỳ người nào (cá nhân, tổ chức) với tư cách là người thứ ba – người có nghĩa vụ không xâm phạm và không có hành vi cản trở chủ sở hữu của TTM thực hiện các quyền năng của mình đối với TTM;
Hành vi đó (i) là hành vi thực tế và là (ii) hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại (TTM, nhãn hiệu, từ ngữ, thuật ngữ, biểu tượng…) trùng hoặc tương tự với TTM của một người khác đã được sử dụng trước đó;
Mục đích của việc thực hiện hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại của chủ thể thực hiện hành vi là nhằm gây ra sự mơ hồ, nhầm lẫn cho các chủ thể đối tác khi tham gia thực hiện giao dịch với chủ thể có hành vi xâm phạm với nội dung muốn gây nhầm lẫn là: về chủ thể kinh doanh, các hoạt động kinh doanh, các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ… có mối liên hệ, liên kết mật thiết với chủ thể mang TTM bị xâm phạm;
Pháp luật Việt Nam lần đầu tiên đề cập đến hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với TTM tại Nghị định số 54/2000/NĐ-CP ngày 10/3/2000 của Chính phủ về Bảo hộ quyền SHCN đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, TTM và bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới SHCN, theo đó, hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với TTM
Là mọi hành vi sử dụng bất kỳ chỉ dẫn thương mại nào trùng hoặc tương tự với TTM của người khác cho cùng loại sản phẩm, dịch vụ hoặc cho sản phẩm, dịch vụ tương tự, gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới TTM đó [9, Đ 20].
Hiện nay, hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với TTM được pháp luật Việt Nam quy định như sau:
Mọi hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại trùng hoặc tương tự với TTM của người khác đã được sử dụng trước cho cùng loại sản phẩm, dịch vụ hoặc cho sản phẩm, dịch vụ tương tự, gây nhầm lẫn về
chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới TTM đó đều bị coi là xâm phạm quyền đối với TTM [27, Đ 129.2] Như vậy, khái niệm hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với TTM theo pháp luật hiện hành của Việt Nam khá tương thích với pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới. Từ các đặc điểm trên, có thể khái quát khái niệm hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với TTM như sau:
Hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với TTM là hành vi vi phạm quy định pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ đối với TTM và có lỗi do chủ thể có năng lực hành vi thực hiện làm xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Trong đó, hành vi vi phạm pháp luật là bất kỳ hành vi sử dụng sau TTM hoặc các chỉ dẫn thương mại trong hoạt động kinh doanh, thương mại của một chủ thể không có mối quan hệ sở hữu, phụ thuộc, liên quan và không dựa trên cơ sở liên kết, liên doanh, hợp tác với chủ sở hữu TTM nhằm gây ra sự mơ hồ, nhầm lẫn cho các chủ thể đối tác khi tham gia thực hiện giao dịch với chủ thể có hành vi xâm phạm về mối quan hệ giữa chủ thể này với chủ sở hữu TTM.
1.2.2. Các yếu tố tạo thành một hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với TTM
Trong khoa học pháp lý, hành vi của chủ thể là một hành vi pháp lý, được điều chỉnh bởi các quy định của pháp luật, được thực hiện bởi các chủ thể có năng lực hành vi pháp luật dân sự. Hành vi của một chủ thể là sự thể hiện ý chí bên trong của chủ thể ra bên ngoài thế giới khách quan và tác động lên thế giới khách quan một hậu quả pháp lý nhất định nhằm thỏa mãn những lợi ích nhất định của chủ thể đó. Như vậy, một hành vi pháp lý của một chủ thể được tạo thành từ các yếu tố cơ bản là: hành vi, hậu quả và mối liên hệ giữa hành vi và hậu quả. Theo đó, đối chiếu với quy định tại Điều 129.2 Luật
SHTT thì hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với TTM được tạo thành bởi các yếu tố sau:
Thứ nhất, về hành vi: hành vi pháp lý, xét trên tiêu chí hành động của chủ thể, được chia thành hai dạng: hành động và không hành động. Trong pháp luật về bảo hộ quyền SHCN đối với TTM, hành vi xâm phạm quyền SHCN phải được thể hiện dưới dạng hành vi là hành động, bao gồm các hành vi được quy định tại Điều 130.3 Luật SHTT, đó là (i) Hành vi gắn chỉ dẫn thương mại lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch kinh doanh, phương tiện quảng cáo; và (ii) Hành vi bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán, nhập khẩu hàng hóa có gắn chỉ dẫn thương mại. Các chỉ dẫn/ dấu hiệu thương mại được gắn có thể dưới dạng các đối tượng quyền SHCN được pháp luật quy định như nhãn hiệu, TTM, chỉ dẫn địa lý; hoặc có thể là các dấu hiệu thương mại mang tính chỉ dẫn, gồm biểu tượng kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, kiểu dáng bao bì của hàng hóa, nhãn hàng hoá. Theo đó, hành vi bị xem xét là xâm phạm quyền SHCN đối với sử dụng TTM được đặt ra đối với các hành vi tác động trực tiếp lên hoạt động kinh doanh, lên hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ của một chủ thể kinh doanh khác.
Thứ hai, về hậu quả: tồn tại sự nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới TTM của chủ thể khác, nhầm lẫn về hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ do chủ thể kinh doanh khác sản xuất, cung cấp, phân phối trên thị trường. Pháp luật dân sự nói chung và pháp luật SHTT nói riêng đều có ghi nhận về sự nhầm lẫn nhưng lại không có khái niệm, định nghĩa hoặc sự giải thích một cách chính thống thế nào là “nhầm lẫn”. Trong giao dịch dân sự, nhầm lẫn là sự hiểu không đúng về một sự vật, sự việc. Theo đó, trong pháp luật về quyền SHCN đố với TTM, nhầm lẫn là sự hiểu không đúng, không chính xác về nguồn gốc, xuất xứ phân phối, chủ sở hữu, chủ thể cung ứng ra thị trường, cơ sở kinh doanh, dây chuyền sản xuất... của
sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Bởi thế nên, một sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được cung cấp, phân phối, tiêu thụ trên thị trường bởi một chủ thể lại bị cho rằng/ coi là của hay có liên quan đến một chủ thể kinh doanh khác mà giữa các chủ thể này không có bất kỳ sự thỏa thuận nào về việc phân phối cùng hay tương tự một sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trên thị trường.
Thứ ba là mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại trùng/ tương tự với TTM của người khác gây ra sự nhầm lẫn về chủ thể, cơ sở và hoạt động kinh doanh dưới TTM đó – hay nói cách khác: sự nhầm lẫn về chủ thể, cơ sở và hoạt động kinh doanh dưới một TTM của người khác có được/ xuất hiện bởi hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại trùng/ tương tự với TTM đó. Đây là mối liên kết chặt chẽ giữa hành vi bên ngoài và mục đích/ ý chí bên trong của chủ thể có dấu hiệu vi phạm bởi chỉ khi nhận thức được sự tồn tại của một chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh của chủ thể đó cùng với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ do chủ thể đó sản xuất, cung ứng, phân phối, tiêu thụ trên thị trường dưới một TTM nhất định và ý thức được về hậu quả của hành vi sử dụng các chỉ dẫn thương mại trùng/ tương tự với TTM để xác lập giao dịch với người tiêu dùng, khách hàng, đối tác, bạn hàng… thì một chủ thể khác mới cố tình thực hiện hành vi sử dụng các chỉ dẫn thương mại trên thực tế.
Như vậy, hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với TTM theo pháp luật SHTT cũng là một dạng hành vi pháp lý trong khoa học pháp lý nói chung và được tạo thành bởi ba yếu tố có mối liên hệ mật thiết với nhau, đó là hành vi pháp lý, hậu quả pháp lý và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả. Theo đó, hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với TTM, sẽ dẫn đến hậu quả là: gây ra tổn thất, thiệt hại không chỉ về vật chất mà còn đối với uy tín, danh tiếng của chủ thể quyền sở hữu TTM. Tuy nhiên, ngoài mức độ nghiêm trọng của hành vi và các yếu tố tạo thành hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với
TTM thì giá trị/ mức độ thiệt hại, tổn thất mà chủ thể có TTM phải gánh chịu còn phụ thuộc vào mức độ nổi tiếng, được biết công chúng biết đến của chủ thể có TTM. Theo đó, những doanh nghiệp càng nổi tiếng, càng được công chúng biết đến rộng rãi thì thiệt hại, tổn thất mà doanh nghiệp có thể gánh chịu sẽ càng lớn.
1.2.3. Quy định về hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với TTM trong pháp luật Việt Nam từ trước khi ban hành Luật SHTT 2005 trong pháp luật Việt Nam từ trước khi ban hành Luật SHTT 2005
Tại Việt Nam, cho đến trước khi Luật SHTT năm 2005 ra đời, thì việc xác định hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với TTM không được quy định một cách cụ thể, rõ ràng mà được quy định một cách chung chung về nội dung và tản mạn trong các văn bản pháp luật thuộc các ngành luật khác nhau, có giá trị pháp lý khác nhau và do nhiều cơ quan khác nhau ban hành, bao gồm: Bộ luật dân sự năm 1995 (Điều 97 về tên gọi của pháp nhân), Nghị định số 63-CP ngày 24/10/1996 và Nghị định số 06/2001/NĐ-CP ngày 01/2/2001 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 63-CP của Chính phủ quy định chi tiết về SHCN (Điều 6.1.f về khả năng phân biệt của Nhãn hiệu hàng hóa), Luật Thương mại năm 1997 (Điều 20, Điều 24 về TTM là nội dung bắt buộc một thương nhân phải có khi đăng ký kinh doanh và cấu tạo của TTM), Luật Doanh nghiệp năm 1999 (Điều 14, Điều 21 về tên doanh nghiệp là nội dung đăng ký kinh doanh), Bộ luật hình sự năm 1999, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002, Nghị định số 54/2000/NĐ-CP ngày 03/10/2000 về bảo hộ quyền SHCN đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫ địa lý, TTM và bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến SHCN (Điều 20 về hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với TTM). Tuy nhiên, việc bảo hộ TTM, cơ chế chống hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với TTM thông qua các quy định pháp luật nêu trên đạt hiệu quả thấp bởi các lý do sau:
Pháp luật nội dung điều chỉnh về các chủ thể kinh doanh chưa có sự thống nhất về chủ thể áp dụng, chủ thể liên quan đến hoạt động kinh doanh được quản lý trong mỗi văn bản pháp luật là khác nhau: Bộ luật Dân sự không đề cập đến tên gọi của tổ hợp tác, hộ gia đình; Luật Thương mại chỉ áp dụng cho thương nhân – bao gồm các cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đăng ký kinh doanh hoạt động thương mại (bao gồm việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thương mại và các hoạt động xúc tiến thương mại) nhưng không áp dụng đối với những người buôn bán rong, quà vặt có vốn kinh doanh, doanh thu, thu nhập thấp (Điều 2.2 Luật Thương mại năm 1997); Luật Doanh nghiệp không áp dụng cho Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (Điều 1.2 Luật Doanh nghiệp năm 1999).
Hành vi xâm phạm quyền đối với TTM được xác định cụ thể trong Điều 20 và Điều 21.2 Nghị định số 54/2000/NĐ-CP, theo đó, hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với TTM là:
Mọi hành vi sử dụng bất kỳ chỉ dẫn thương mại nào trùng hoặc tương tự với TTM của người khác cho cùng loại sản phẩm, dịch vụ hoặc cho sản phẩm, dịch vụ tương tự, gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới TTM đó” và hành vi đưa các thông tin sai lạc về TTM [9, Đ 20].
Tuy nhiên, giá trị pháp lý của văn bản này không cao bởi đây là một văn bản của Chính phủ, mang tính dưới luật, hướng dẫn văn bản luật, trong