Địa điểm thực hiện hành vi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại theo luật sở hữu trí tuệ năm 2005 03 (Trang 63 - 68)

2.2. Căn cứ xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu công

2.2.4. Địa điểm thực hiện hành vi

Việc xem xét xem một hành vi được thực hiện ở đâu cũng là một trong những nội dung cần thiết khi xác định xâm phạm quyền SHTT nói chung và quyền SHCN đối với TTM nói riêng, đặc biệt là trong thời đại công nghệ và thị trường mở cửa hội nhập như hiện nay.

Về cơ bản, theo pháp luật Việt Nam, việc xem xét hành vi xâm phạm TTM khi hành vi đó xảy ra tại Việt Nam, tại thời điểm hành vi được thực hiện, bao gồm hành vi:

- Xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam, trong đó, lãnh thổ Việt Nam được hiểu là một phần bề mặt của trái đất được giới hạn bởi đường biên giới quốc gia Việt Nam, thuộc chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt của Việt Nam)

Trong phạm vi này, theo quy định của pháp luật thì quyền SHCN đối với TTM chỉ có hiệu lực trong phạm vi cùng một địa bàn hoạt động của các chủ thể kinh doanh, trong đó, khu vực kinh doanh là khu vực địa lý nơi chủ thể kinh doanh có bạn hàng, khách hàng hoặc có danh tiếng (Điều 4.21 Luật SHTT). Căn cứ để chứng minh một TTM được sử dụng tại khu vực kinh doanh là: các hợp đồng giao dịch với bạn hàng, khách hàng, đối tác, trong đó thể hiện rõ địa chỉ của bạn hàng, khách hàng, đối tác mà chủ thể kinh doanh xác lập, thực hiện giao dịch kinh doanh cùng; phạm vi biết đến danh tiếng của

người tiêu dùng; địa điểm đặt các biển quảng cáo, địa điểm tổ chức các sự kiện quảng cáo, tiếp thị về sản phẩm, dịch vụ của chủ thể kinh doanh… Theo đó, hoạt động kinh doanh của chủ sở hữu TTM càng diễn ra nhiều trên phạm vi rộng thì phạm vi địa lý tương ứng để chủ sở hữu TTM nhận được sự bảo hộ quyền SHCN đối với TTM càng được mở rộng. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là, trong quá trình mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ, phân phối sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu TTM; nếu trong một phạm vi khu vực kinh doanh nào đó, cũng đã và đang tồn tại một TTM trùng hoặc tương tự đến mức tới mức có thể gây nhầm lẫn với TTM của chủ thể kinh doanh đang thực hiện mở rộng phạm vi hoạt động thì cơ chế bảo hộ đối với các TTM trong trường hợp này sẽ được đặt ra như thế nào? Liệu rằng tại khu vực này, TTM của chủ thể kinh doanh đang mở rộng thị trường có bị ngăn cấm, hạn chế hay trong trường hợp tiêu cực hơn, hành vi đó liệu có bị coi là hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với TTM của chủ sở hữu đã tồn tại trước đó và đang có hoạt động kinh doanh tại khu vực này? Tình huống này hiện đã phát sinh trên thực tế nhưng đến thời điểm này, vẫn chưa có quy định, hướng dẫn cụ thể về phương án, cách thức xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đây là một trong những vấn đề cần có quy định về hướng xử lý phù hợp để tháo gỡ được vướng mắc này cũng như bảo đảm tối đa quyền và lợi ích chính đáng của chủ sở hữu TTM.

- Xảy ra trên mạng internet nhưng nhằm vào người tiêu dùng hoặc người dùng tin tại Việt Nam, trong đó, internet được hiểu là một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy nhập công cộng gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau, hệ thống này truyền thông tin theo kiểu nối chuyển gói dữ liệu dựa trên một giao thức liên mạng đã được chuẩn hóa, hệ thống này bao gồm hàng ngàn mạng máy tính nhỏ hơn của các doanh nghiệp, của các viện nghiên cứu và các trường đại học, của người dùng cá nhân và các

chính phủ trên toàn cầu. Do đó, đây là một kho tàng khổng lồ nguồn thông tin kèm theo các dịch vụ tương ứng một cách vô cùng đa dạng, phong phú và đây cũng chính là môi trường thuận lợi để phát tán các hành vi trái pháp luật, trong đó có hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với TTM. Hiện nay, tại Việt Nam, cơ quan quản lý internet thuộc về Trung tâm Internet Việt Nam.

Theo quy định này, phạm vi lãnh thổ - nơi xảy ra hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với TTM không chỉ được hiểu đơn thuần là một khu vực địa lý nhất định, nơi chủ thể thực hiện hành vi tồn tại mà được hiểu theo nghĩa rộng hơn, đó là toàn bộ môi trường, nơi mà chủ thể thực hiện hành vi hướng tới, tức là, mặc dù chủ thể thực hiện hành vi xâm phạm không sinh sống, định cư trên lãnh thổ Việt Nam mà trên lãnh thổ của một hoặc nhiều quốc gia khác, tuy nhiên, hành vi đó được thực hiện trên hệ thống thông tin toàn cầu – internet, trên các trang mạng điện tử và hướng vào người Việt Nam để thu hút sự chú ý của người Việt Nam nhằm tìm kiếm lợi nhuận từ người tiêu dùng, người dùng tin tại Việt Nam.

Như vậy, việc xác định địa điểm thực hiện hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với TTM cũng là một nội dung tương đối quan trọng trong quá trình xác định hành vi xâm phạm quyền đối với TTM. Bởi lẽ, trong kỷ nguyên thương mại điện tử, Internet – nơi diễn ra vô vàn hoạt động kinh doanh của chủ thể kinh doanh đa quốc gia và là nơi sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp được nhanh chóng tiếp cận với người tiêu dùng ở bất kỳ quốc gia nào thì với quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam, bằng cách xóa bỏ ranh giới địa lý nhất định, quyền SHCN đối với TTM được bảo hộ một cách toàn diện hơn và quyền lợi của người tiêu dùng tại Việt Nam cũng được bảo vệ tốt hơn.

Kết luận Chƣơng 2

Tại Chương 2, thông qua các quy định pháp luật SHTT và quy định của pháp luật khác liên quan đến tên gọi của chủ thể kinh doanh, tác giả bài viết phân tích, luận giải tương đối cụ thể về từng nội dung, là điều kiện cấu thành nên một hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với TTM. Trong đó, quan trọng nhất, hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với TTM được hiểu là hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại trùng hoặc tương tự với TTM của người khác đã được sử dụng trước cho cùng loại sản phẩm, dịch vụ hoặc cho sản phẩm, dịch vụ tương tự, gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới TTM đó đều bị coi là xâm phạm quyền đối với TTM, bao gồm các hành vi: Bán; chào hàng; vận chuyển, kể cả quá cảnh; tàng trữ; trưng bày để bán hàng hóa, dịch vụ xâm phạm quyền đối với TTM; Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi nêu trên; Thiết kế, chế tạo, gia công, lắp ráp, chế biến, đóng gói hàng hóa mang dấu hiệu xâm phạm quyền đối với TTM; In, dán, đính, đúc, dập khuôn hoặc bằng hình thức khác tem, nhãn, vật phẩm khác mang dấu hiệu xâm phạm quyền đối với TTM; Nhập khẩu hàng hóa mang dấu hiệu xâm phạm quyền đối với TTM; Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi này; Sử dụng dấu hiệu xâm phạm quyền đối với TTM trên biển hiệu, giấy tờ giao dịch kinh doanh, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, bao bì hàng hóa – đây là một quy định tương đối tổng quát khi bao quát được các hành vi không chỉ được thực hiện bởi chủ đích của một chủ thể nhất định mà còn là hành vi được thực hiện bởi yêu cầu của một chủ thể bất kỳ khác.

Đối với các chủ thể thực thi quyền SHCN thì phương thức xác định chính xác hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với TTM là công việc hết sức quan trọng để có các biện pháp xử lý phù hợp với từng hành vi. Để xác định được chính xác một hành vi có bị coi là hành vi xâm phạm quyền SHCN đối

với TTM, việc xem xét được thực hiện theo các nội dung, bao gồm: (i) hành vi có dấu hiệu xâm phạm quyền SHCN đối với TTM; (ii) đối tượng bị nghi ngờ là xâm phạm quyền đối với TTM; (iii) yếu tố xâm phạm TTM; (iv) chủ thể thực hiện hành vi xâm phạm và (v) phạm vi lãnh thổ xảy ra hành vi xâm phạm. Chỉ khi đồng thời năm nội dung/ điều kiện này đáp ứng đầy đủ các dấu hiệu theo quy định của pháp luật SHTT hiện hành, cụ thể là theo quy định tại Nghị định số 105/2006/NĐ-CP thì một hành vi mới bị coi là hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với TTM và bị xử lý bởi các chế tài tương ứng theo quy định pháp luật.

Chương 3

THỰC TRẠNG XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại theo luật sở hữu trí tuệ năm 2005 03 (Trang 63 - 68)