Thực trạng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối vớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại theo luật sở hữu trí tuệ năm 2005 03 (Trang 68 - 79)

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ

HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI TÊN THƢƠNG MẠI

1. 2. 3.

3.1. Thực trạng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với TTM tại Việt Nam tại Việt Nam

Trên cơ sở quy định về các hành vi, các dạng hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với TTM theo pháp luật SHTT Việt Nam, các trường hợp xâm phạm quyền SHCN đối với TTM phổ biến trên thực tế có thể phân chia thành các dạng cơ bản sau:

 Sử dụng chỉ dẫn thương mại trùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại Trường hợp xâm phạm này được hiểu là có sự giống nhau hoàn toàn (về thành phần tên riêng của TTM) giữa chỉ dẫn thương mại với TTM đang được bảo hộ và bản thân sản phẩm, dịch vụ có chứa chỉ dẫn thương mại là cùng loại với sản phẩm, dịch vụ mà chủ sở hữu TTM sản xuất, cung cấp ra thị trường.

Ví dụ: tranh chấp TTM “Hưng Thịnh” giữa Công ty TNHH Sản xuất kinh doanh nước mắm Hưng Thịnh (gọi tắt là “Công ty Hưng Thịnh”) và Cơ sở nước mắm Hưng Thịnh (gọi tắt là “Cơ sở Hưng Thịnh”) diễn ra vào cuối năm 2007, đầu năm 2008. Theo đó, Công ty có trụ sở đặt tại huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh, đăng ký chủ sở hữu nhãn hiệu nước mắm Hưng Thịnh từ 22/10/2001 (có giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá do

Cục Sở hữu trí tuệ cấp) cho các sản phẩm nước mắm và mắm nêm, sản phẩm được lưu hành trong cả nước, đặc biệt là các tỉnh, thành phía Nam. Giữa tháng 3/2006, cơ sở Hưng Thịnh có địa chỉ đặt tại huyện Dĩ An, Bình Dương sản xuất và bán các sản phẩm nước mắm mang nhãn hiệu Hồng Thịnh. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, cơ sở Hưng Thịnh thường xuyên sử dụng các tên gọi như "Cơ sở nước chấm Hưng Thịnh" hoặc "Cơ sở nước mắm Phú Quốc Hưng Thịnh" và "Cơ sở sản xuất nước mắm Hưng Thịnh" để tiếp thị và bán các sản phẩm cho các đại lý kinh doanh sản phẩm nước mắm hoặc người tiêu dùng trên thị trường. Nhận thấy việc sử dụng TTM của Cơ sở Hưng Thịnh có thể làm cho người tiêu dùng nhầm lẫn với các sản phẩm của Công ty Hưng Thịnh đang được bảo hộ, vì vậy, Công ty Hưng Thịnh đã khởi kiện ra tòa. Tại phiên tòa sơ thẩm TAND tỉnh Bình Dương xử ngày 15/1/2008 đã chấp nhận đơn khởi kiện của Công ty Hưng Thịnh; cấm cơ sở Hưng Thịnh sử dụng TTM chứa thành phần tên gọi riêng Hưng Thịnh để xứng danh trong hoạt động kinh doanh; cơ sở này có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh lại với tên gọi khác không trùng hoặc không gây nhầm lẫn với TTM của Công ty Hưng Thịnh đã được xác lập trước [33].

Trong vụ việc này, TTM bị tranh chấp là Hưng Thịnh bị xâm phạm bởi một TTM trùng, do một doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh trùng với hoạt động kinh doanh của chủ sở hữu TTM hợp pháp, đó là cung cấp sản phẩm, hàng hóa là nước mắm và cùng trong một địa bàn mà doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh trước hoạt động trên đó (địa bàn các tỉnh miền Nam). Như vậy, trong tình huống này, phán quyết của Tòa án là hoàn toàn có cơ sở và phù hợp với quy định về bảo hộ quyền SHCN đối với TTM theo quy đinh của Luật SHTT.

 Sử dụng chỉ dẫn thương mại trùng cho sản phẩm, dịch vụ tương tự Đây là vi phạm mà chỉ dẫn thương mại giống nhau hoàn toàn (về thành

phần tên riêng) với TTM đang được bảo hộ và sản phẩm, dịch vụ có chứa chỉ dẫn thương mại tương tự với sản phẩm, dịch vụ mà chủ sở hữu TTM sản xuất, cung cấp ra thị trường.

Ví dụ 1: về tranh chấp TTM “Bình Minh” giữa CTCP Nhựa Bình Minh (có hoạt động kinh doanh từ năm 1994) và Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ và Sản xuất nhựa Ống Bình Minh (được Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngày 15-2-2008) (gọi tắt là CT TNHH Nhựa Ống Bình Minh/ CT TNHH TMDVSX Nhựa Ống Bình Minh). Theo đó, TTM của Công ty TNHH là “Ống Bình Minh”, dẫn đến tên đối ngoại là “Ong Binh Minh Plastics”, điều này rất dễ làm người tiêu dùng lầm lẫn với CTCP Nhựa Bình Minh với TTM là “Bình Minh” và tên đối ngoại là “Binh Minh Plastics”. Theo nhiều đánh giá, việc Công ty TNHH cố tình gộp chữ “ống” vào thành phần tên riêng như vậy cho thấy sự cố tình nhập nhằng, có dấu hiệu xâm phạm quyền SHCN đối với TTM “Bình Minh” của CTCP Nhựa Bình Minh. Phân tích dưới góc độ cấu trúc thành phần của các TTM này, có thể thấy: TTM gồm hai thành phần: một là thành phần chung, bao gồm loại hình doanh nghiệp (CTCP, CT TNHH) và sản phẩmmà doanh nghiệp sẽ/ dự kiến sản xuất, cung cấp ra thị trường, đó là nhựa; và thành phần thứ hai của TTM, đó là thành phần tên riêng, thành phần có yếu tố quyết định đến khả năng được bảo hộ của TTM, đó là “Bình Minh” (của CTCP) và “Ống Bình Minh” (của CT TNHH). Rõ ràng, trong trường hợp này, khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng khi tiếp cận TTM và các sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp mang các TTM này sản xuất, cung cấp và phân phối trên thị trường TP Hồ Chí Minh là hoàn toàn xảy ra bởi từ “ống” trong tổng thể TTM của CT TNHH Nhựa Ống Bình Minh không đủ khả năng phân biệt với TTM của CTCP Nhựa Bình Minh được. Sự nhập nhằng còn thể hiện rõ khi trên bảng hiệu của Công ty Nhựa Ống Bình Minh

tên chung “TNHH TMDVSX Nhựa ống”. Như vậy, hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với TTM của CT TNHH TMDVSX Nhựa ống Bình Minh đối với CTCP Nhựa Bình Minh là hoàn toàn rõ ràng và để ngăn chặn hành vi xâm phạm này, các cơ quan nhà nước cũng đã vào cuộc để yêu cầu CT TNHH Nhựa ống Bình Minh phải đổi tên [28].

Kết luận: Như vậy, trường hợp xâm phạm này là hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại (là TTM) trùng với TTM của doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh trước và cho sản phẩm, dịch vụ tương tự, đó là sản xuất nhựa ống, dịch vụ về nhựa ống (của doanh nghiệp xâm phạm) tương tự với sản phẩm nhựa nói chung (của doanh nghiệp bị xâm phạm).

Ví dụ 2: Một tranh chấp khác cho trường hợp xâm phạm này, đó là tranh chấp về TTM “Phố Hội” xảy ra trên địa bàn thành phố Hội An vào cuối năm 2006, đầu năm 2007 – thời điểm Luật SHTT bắt đầu có hiệu lực thi hành, nội dung vụ việc như sau:

Năm 1993, tại số 69 Phan Châu Trinh, Hội An, bà L.T.V đã mở quán cơm bình dân với tên gọi “Quán ăn Phố Hội”. Đến năm 1999, bà V làm thủ tục đăng ký và được cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp tư nhân (DNTN Phố Hội). Theo quy định thì bà V phải treo bảng hiệu là DNTN “Phố Hội” tại các cơ sở kinh doanh đã được cấp phép, nhưng bà lại treo bảng hiệu “Nhà hàng Phố Hội II” tại số 38 Nhị Trưng B và “Phố hội restaurant” tại số 69 Phan Châu Trinh, cùng ở Hội An.

Cũng trên địa bàn TP Hội An, ngày 7/11/1995, Khách sạn mini Phố Hội do ông H.N.T làm chủ, được Cục SHCN (nay là Cục SHTT) cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu với tên gọi Mini Hotel Phố Hội, có hiệu lực đến ngày 17/1/2005. Tháng 11/2000, được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập Công ty TNHH Dịch vụ Du lịch sinh thái Phố Hội (Công ty Phố Hội), Hội An. Đầu

nhãn hiệu. Trên cơ sở này, ngày 4/3/2005, Cục SHTT chấp thuận nội dung sửa đổi với nhãn hiệu mới là “Công ty TNHH Dịch vụ Du lịch sinh thái Phố Hội”, đồng thời gia hạn đến ngày 17/1/2015.

Điều đáng chú ý là trong hai bảng hiệu của DNTN Phố Hội, chữ “Phố Hội” có cách trình bày giống của Công ty Phố Hội nên ông T (chủ Công ty Phố Hội) cho rằng, bà V (chủ DNTN Phố Hội) đã vi phạm nhãn hiệu được Nhà nước bảo hộ của mình và khiếu nại đến các cơ quan chức năng của TP Hội An để đề nghị giải quyết. Vụ việc được thụ lý giải quyết bởi Thanh tra TP Hội An, UBND TP Hội An (tháng 8/2006) và TAND tỉnh Quảng Nam xét xử sơ thẩm vào tháng 3/2007. Tất cả các quyết định của các cơ quan nhà nước đều có quan điểm chung rằng việc sử dụng chỉ dẫn thương mại “Phố Hội” của DNTN Phố Hội là hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với TTM, nhãn hiệu của Công ty Phố Hội nhưng vẫn cho phép DNTN Phố Hội sử dụng chỉ dẫn thương mại “Phố Hội” với điều kiện gắn kèm cụm “Lê Bá Truyền” trong các hoạt động kinh doanh của DNTN Phố Hội [18].

Không đi sâu vào phân tích về tính hợp pháp/ đúng sai của quyết định của các cơ quan nhà nước (nội dung này tác giả luận văn sẽ làm rõ ở các phần sau), tạm thời xác định, đây là hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với TTM trong trường hợp: sử dụng chỉ dẫn thương mại (TTM, bảng hiệu) trùng cho dịch vụ tương tự: dịch vụ nhà hàng (quán ăn) và dịch vụ du lịch sinh thái.

 Sử dụng chỉ dẫn thương mại tương tự cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại Đây là trường hợp vi phạm mà sản phẩm, dịch vụ cùng loại và chỉ dẫn thương mại xâm phạm cũng không giống hoàn toàn với TTM được bảo hộ, mà tương tự đến mức có thể gây nhầm lẫn.

Ví dụ 1: tranh chấp TTM Vincom và Vincon giữa CTCP Vincom (gọi tắt là “Vincom”) và CTCP Đầu tư Tài Chính Bất động sản Vincon (gọi tắt là “Vincon”) diễn ra vào năm 2010. Trong đó, Vincom có giấy chứng nhận đăng kí

ngày 26/1/2005 tại Cục Sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu Vincom đang được bảo hộ độc quyền tại Việt Nam và 20 nước EU, Singapare, Nga, Trung Quốc….

Trong khi đó, Vincon được thành lập sau 5 năm (vào ngày 05/6/2007, tên ban đầu là CTCP Đầu tư tài chính BDL; đến tháng 9/2007 đổi tên thành CTCP Đầu tư tài chính và Bất động sản Vincon), có cùng loại hình doanh nghiệp là CTCP, cùng trụ sở chính trên địa bàn Hà Nội, hoạt động trong cùng lĩnh vực kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh “bất động sản” và hoạt động “đầu tư tài chính”. Hơn nữa, nhãn hiệu Vincon mới chỉ được nộp một đơn duy nhất tại Cục sở hữu trí tuệ vào ngày 10/2/2010 và cũng đã bị Vincom nộp đơn phản đối vào tháng 8/2010. Ngày 9/12/2010 Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đã ra quyết định xử phạt Vincon 14 triệu đồng, đồng thời yêu cầu chủ sở hữu của Vincon phải loại bỏ tên Vincon trên biển hiệu giấy tờ giao dịch, phương tiện kinh doanh, phương tiện quảng cáo và trên tên công ty, tên chi nhánh của công ty tại Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế. Theo đó, ngày 23/6/2011, CTCP Đầu tư Tài Chính Bất động sản Vincon đã chính thức đổi tên thành: CTCP Tập đoàn Xây dựng và Phát triển nhà Vicoland (Vicoland Group).

Ví dụ 2: Tranh chấp TTM “Winco” và “Winlaw” giữa Công ty Luật Sở hữu trí tuệ Winco (được thành lập từ năm 2002, được cấp Giấy phép hoạt động kinh doanh về dịch vụ tư vấn khoa học công nghệ, dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp – gọi tắt là “Công ty Winco”) và Công ty CP tư vấn Winlaw (được thành lập hợp pháp theo Giấy đăng ký hoạt động do Sở Tư pháp Hà Nội chấp thuận và cấp ngày 30-9-2008 tên giao dịch Winlaw hoặc Winlaw corp, tên miền www.winlaw.com.vn – gọi tắt là “Công ty Winlaw”). Việc Công ty Winlaw này sử dụng dấu hiệu “WINLAW” ở TTM, tên giao dịch, tên miền và trên các giấy tờ giao dịch, trên các phương tiện thông tin truyền thông cho các dịch vụ tư vấn pháp lý, tài chính, ngân hàng, sở hữu trí tuệ… đã làm cho khách hàng bị nhầm lẫn về chủ thể hoạt động kinh doanh giữa công ty này và Winco. Bởi, xét về cấu

hoàn toàn trùng với từ đầu và từ cuối trong dấu hiệu “WINCOLAW”; ngoài ra, cả 2 đơn vị đều hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ chuyển giao công nghệ, tư vấn SHTT có các chức năng nhiệm vụ tương tự nhau. Vì vậy, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, Công ty Winco đã đề nghị Công ty Winlaw chấm dứt việc sử dụng dấu hiệu “WINLAW” ở TTM, tên giao dịch…, chủ động sửa đổi Giấy CNĐKKD và thay đổi tên miền tại cơ quan cấp phép tên miền đồng thời yêu cầu Viện Khoa học SHTT (thuộc Bộ KH&CN) trưng cầu giám định dấu hiệu “WINLAW” của Công ty Winlaw. Tại các kết luận, quyết định của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền đều kết luận về dấu hiệu xâm phạm quyền SHCN đối với TTM và nhãn hiệu mà Công ty Winlaw thực hiện là hành vi sử dụng chỉ dẫn xâm phạm quyền SHCN của Công ty Winco.

Trong các ví dụ trên, hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với TTM mà chủ thể xâm phạm thực hiện là tương đối rõ ràng và dễ xác định. Trong đó, hành vi xâm phạm là hành vi kinh doanh dưới một cái tên có thành phần tên riêng tương tự (chỉ khác một chữ cái/ một từ) so với TTM đã được sử dụng trước trong cùng một lĩnh vực kinh doanh (bất động sản, đầu tư tài chính; dịch vụ chuyển giao công nghê, tư vấn luật SHTT), cùng một địa bàn hoạt động với doanh nghiệp mang TTM đã sử dụng trước. Vì vậy, việc giải quyết/ xử lý đối với trường hợp xâm phạm này, về cơ bản là không quá phức tạp, và chính doanh nghiệp có hành vi xâm phạm đã nhận thức được hành vi của mình là trái pháp luật và thực hiện thay đổi TTM cho các hoạt động kinh doanh của mình.

 Sử dụng chỉ dẫn thương mại tương tự cho cho sản phẩm, dịch vụ tương tự Trong trường hợp xâm phạm này, tồn tại hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại tương tự cho sản phẩm, dịch vụ tương tự với sản phẩm, dịch vụ của chủ sở hữu TTM được xác lập trước.

Những trường hợp và các vụ việc xâm phạm nêu trên đều là những vụ việc nổi cộm, được đưa lên các phương tiện thông tin, tuyền thông không

nhưng qua những vụ việc điển hình này, có thể thấy một số đặc điểm nổi bật trong “bức tranh” thực trạng hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với TTM tại Việt Nam hiện nay như sau:

Tình trạng xâm phạm quyền SHCN đối với TTM ngày càng gia tăng về số lượng: Trong một báo cáo của Thanh tra Bộ KH&CN tại “Hội thảo SHTT, cạnh tranh và thực thi quyền SHTT: kinh nghiệm của Việt Nam, Lào và Cam- pu-chia” diễn ra ngày 4-5/6/2013 tại Hà Nội, kết quả xử lý vi phạm quyền sở hữu của các cơ quan có thẩm quyền trong những năm gần đây, mặc dù chỉ có thể đưa ra số liệu (chưa đầy đủ) về các vụ việc xâm phạm quyền SHCN nói chung nhưng đều thể hiện sự gia tăng về số lượng các vụ xâm phạm các đối tượng quyền SHCN, trong đó có TTM.

Bảng 3.1: Số liệu về tình trạng xâm phạm quyền SHCN từ năm 2006 đến năm 2012

Năm Cơ quan Thanh tra

chuyên ngành KH&CN

Cơ quan Quản lý

thị trường Hải quan Cơ quan Cơ quan công an

2006- 2008 459 vụ xâm phạm quyền SHCN bị xử lý 2.506 vụ xâm phạm quyền SHCN bị xử lý (trong đó có 389 vụ xâm phạm TTM) 31 vụ giả mạo về SHTT bị xử lý - Cơ quan cảnh sát điều tra về trật tự và quản lý kinh tế chức vụ thuộc Bộ Công an: đã xử lý 76 vụ xâm phạm quyền SHTT; - Lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ đã xử lý 156 vụ xâm phạm quyền SHTT 2009 - Cấp Bộ: 45 vụ xâm phạm quyền SHCN bị xử lý (trong đó có 02 vụ xâm phạm về TTM) - Cấp Sở: xử lý 1.012 cơ sở trên các tỉnh, thành trong cả nước 2012 36 trường hợp có hành vi xâm phạm quyền SHCN bị xử phạt 9556 vụ việc xâm phạm quyền SHTT bị xử lý 276 vụ xâm phạm quyền SHTT bị xử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại theo luật sở hữu trí tuệ năm 2005 03 (Trang 68 - 79)