Quy định về hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với TTM trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại theo luật sở hữu trí tuệ năm 2005 03 (Trang 33 - 41)

1.2. Khái quát chung về hành vi xâm phạm quyền sở hữu công

1.2.3. Quy định về hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với TTM trong

trong pháp luật Việt Nam từ trước khi ban hành Luật SHTT 2005

Tại Việt Nam, cho đến trước khi Luật SHTT năm 2005 ra đời, thì việc xác định hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với TTM không được quy định một cách cụ thể, rõ ràng mà được quy định một cách chung chung về nội dung và tản mạn trong các văn bản pháp luật thuộc các ngành luật khác nhau, có giá trị pháp lý khác nhau và do nhiều cơ quan khác nhau ban hành, bao gồm: Bộ luật dân sự năm 1995 (Điều 97 về tên gọi của pháp nhân), Nghị định số 63-CP ngày 24/10/1996 và Nghị định số 06/2001/NĐ-CP ngày 01/2/2001 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 63-CP của Chính phủ quy định chi tiết về SHCN (Điều 6.1.f về khả năng phân biệt của Nhãn hiệu hàng hóa), Luật Thương mại năm 1997 (Điều 20, Điều 24 về TTM là nội dung bắt buộc một thương nhân phải có khi đăng ký kinh doanh và cấu tạo của TTM), Luật Doanh nghiệp năm 1999 (Điều 14, Điều 21 về tên doanh nghiệp là nội dung đăng ký kinh doanh), Bộ luật hình sự năm 1999, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002, Nghị định số 54/2000/NĐ-CP ngày 03/10/2000 về bảo hộ quyền SHCN đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫ địa lý, TTM và bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến SHCN (Điều 20 về hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với TTM). Tuy nhiên, việc bảo hộ TTM, cơ chế chống hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với TTM thông qua các quy định pháp luật nêu trên đạt hiệu quả thấp bởi các lý do sau:

Pháp luật nội dung điều chỉnh về các chủ thể kinh doanh chưa có sự thống nhất về chủ thể áp dụng, chủ thể liên quan đến hoạt động kinh doanh được quản lý trong mỗi văn bản pháp luật là khác nhau: Bộ luật Dân sự không đề cập đến tên gọi của tổ hợp tác, hộ gia đình; Luật Thương mại chỉ áp dụng cho thương nhân – bao gồm các cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đăng ký kinh doanh hoạt động thương mại (bao gồm việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thương mại và các hoạt động xúc tiến thương mại) nhưng không áp dụng đối với những người buôn bán rong, quà vặt có vốn kinh doanh, doanh thu, thu nhập thấp (Điều 2.2 Luật Thương mại năm 1997); Luật Doanh nghiệp không áp dụng cho Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (Điều 1.2 Luật Doanh nghiệp năm 1999).

Hành vi xâm phạm quyền đối với TTM được xác định cụ thể trong Điều 20 và Điều 21.2 Nghị định số 54/2000/NĐ-CP, theo đó, hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với TTM là:

Mọi hành vi sử dụng bất kỳ chỉ dẫn thương mại nào trùng hoặc tương tự với TTM của người khác cho cùng loại sản phẩm, dịch vụ hoặc cho sản phẩm, dịch vụ tương tự, gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới TTM đó” và hành vi đưa các thông tin sai lạc về TTM [9, Đ 20].

Tuy nhiên, giá trị pháp lý của văn bản này không cao bởi đây là một văn bản của Chính phủ, mang tính dưới luật, hướng dẫn văn bản luật, trong khi đó, liên quan đến việc thực thi và bảo hộ quyền SHCN đối với TTM không được quy định cụ thể trong Bộ luật dân sự. Ngoài ra, quy định của điều luật này mới chỉ dừng lại ở việc liệt kê các dạng hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với TTM chứ chưa có quy định cụ thể hướng dẫn về các yếu tố tạo thành hành vi, về căn cứ, về cách thức xác định hành vi xâm phạm quyền

SHCN đối với TTM trên thực tế cũng như về cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý có liên quan đến tên của doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh dưới một cái tên nhất định của chủ thể kinh doanh, đặc biệt là đối với một đối tượng mà căn cứ xác lập không theo thủ tục đặng ký tại một cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý về SHCN và hoạt động kinh doanh, sử dụng đối tượng này cũng dễ gây nhầm lẫn với các đối tượng về tên của chủ thể kinh doanh, thuộc các ngành luật khác cùng điều chỉnh [1].

Chính sự tản mản, rời rạc, thiếu rõ ràng trong các văn bản có giá trị pháp lý khác nhau như trên gây khó khăn trong việc xác định chính xác hành vi xâm phạm, mức độ xâm phạm và hậu quả của việc xâm phạm quyền SHCN đối với TTM, từ đó, dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý của cơ quan chức năng trong việc xác định chế tài phù hợp trong việc xử lý các hành vi xâm phạm đó, từ đó khiến cho công tác quản lý TTM, tên doanh nghiệp, tên của các chủ thể trong hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả thấp, tình trạng xâm phạm quyền SHCN đối với TTM khó kiểm soát và ngày càng trở nên phức tạp, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa, trong tiến trình Việt Nam đang xin gia nhập WTO. Thực trạng này đặt ra yêu cầu cấp thiết là Việt Nam phải có một văn bản quy định một cách tập trung, thống nhất các chế định về bảo hộ quyền SHCN đối với TTM nói riêng và quyền SHTT nói chung.

1.2.4. Ý nghĩa của việc xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại

Với ý nghĩa quan trọng của TTM – trong vai trò khẳng định sự uy tín của doanh nghiệp – chủ sở hữu TTM trước các chủ thể khác trong các mối quan hệ thì việc xác định hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với TTM cũng mang ý nghĩa quan trọng không kém không chỉ đối với chính chủ sở hữu TTM mà còn đối với tất cả các chủ thể trong mối quan hệ với chủ sở hữu TTM, đó là đối tác, bạn hàng, người tiêu dùng và các cơ quan thực thi pháp

luật liên quan đến bảo hộ quyền SHCN đối với TTM ở Việt Nam.

Trong các chủ thể có liên quan đến TTM, có thể nói, chủ sở hữu TTM chính là chủ thể chịu ảnh hưởng tức thì và trực tiếp nhất từ hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với TTM. Vì vậy, để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của chính mình và sự thịnh vượng, tồn vong của chính doanh nghiệp mình, chủ sở hữu TTM buộc phải đồng thời biết được phạm vi và nội dung quyền của mình; đồng thời phải nhận diện được chính xác hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với TTM của chủ thể thứ ba – hành vi sử dụng không được sự cho phép, đồng ý của chủ sở hữu. Việc xác định hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với TTM sẽ giúp chủ sở hữu chủ động thiết lập được hệ thống, cơ chế bảo hộ phù hợp, hữu hiệu, nhằm ngăn chặn kịp thời và hợp pháp các hành vi xâm phạm quyền đối với TTM từ các chủ thể khác có liên quan đến TTM, đó có thể là hệ thống các quy định pháp luật, hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan tài phán, các chế tài xử lý hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với TTM (bao gồm biện pháp hành chính, biện pháp hình sự, biện pháp dân sự); đó còn là hệ thống bảo vệ do chính chủ sở hữu thiết lập ra để tự bảo vệ quyền của mình trước khi tìm kiếm sự can thiệp từ phía Nhà nước. Chỉ khi xác định chính xác hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với TTM thì chủ sở hữu TTM mới lựa chọn, quyết định phương pháp, cách thức, biện pháp bảo vệ mình một cách hiệu quả nhất, đồng thời, hạn chế được một cách tối đa các hành vi sử dụng trái phép, hành vi cạnh tranh không lành mạnh, xâm phạm quyền SHCN đối với TTM.

Một khi doanh nghiệp đã khẳng định được vị trí trên thị trường tiêu dùng thì TTM của doanh nghiệp đó sẽ có vị trí/ chỗ đứng quan trọng trong tâm trí người tiêu dùng – đồng nghĩa với các sản phẩm do doanh nghiệp mang cái tên đó đưa ra công chúng thì chắc chắn sẽ nhận được sự phản hồi một cách tích cực từ thị trường, được chấp nhận một cách nhanh chóng và dễ dàng

hơn so với sản phẩm cùng loại những doanh nghiệp khác. Vì thế, đối với người tiêu dùng, TTM không chỉ là đơn thuần là một cái tên gọi của doanh nghiệp mà sâu xa hơn, đó là hiện diện của sự tin tưởng và sự an toàn – điều mà mọi người tiêu dùng luôn tìm kiếm. Theo đó, xác định chính xác sản phẩm, mặt hàng của doanh nghiệp uy tín trong vô vàn hàng giả, hàng nhái đan xen với hàng thật tràn lan khắp thị trường tiêu dùng mang lại ý nghĩa hết sức quan trọng đối với người tiêu dùng bởi chỉ khi nhận diện được chính xác và kịp thời hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng không phải do doanh nghiệp uy tín phân phối, cung cấp, bày bán trên thị trường thì người tiêu dùng mới tẩy chay được hàng kém chất lượng, tẩy chay những doanh nghiệp “ăn cắp” uy tín của người khác ra khỏi thị trường tiêu dùng để tự bảo vệ chính mình, từ đó, tạo điều kiện thanh lọc một thị trường tiêu dùng với bên cung là những doanh nghiệp chân chính, nền thị trường lành mạnh, trung thực, qua đó, người tiêu dùng mới có thể được tiếp cận, thụ hưởng một cách xứng đáng các sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ cả những doanh nghiệp tin cậy, uy tín.

Việc phân tích, xác định chính xác các yếu tố tạo thành của hành vi cũng như chính hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với TTM không chỉ có ý nghĩa đối với chủ sở hữu, người tiêu dùng, mà còn mang lại những ý nghĩa tích cực và thực tế cho các cơ quan thực thi pháp luật về quyền SHCN đối với TTM nói riêng và cho hệ thống thực thi pháp luật SHTT nói chung. Về phía các cơ quan nhà nước, việc phát hiện, xác định được chính xác hành vi mạo danh tên tuổi, uy tín của doanh nghiệp chân chính để trục lợi, xâm phạm quyền SHCN đối với TTM của chủ sở hữu sẽ giúp các cơ quan chức năng liên quan xác định bản chất của hành vi, xác định được các quan hệ xã hội bị xâm hại, các chủ thể bị xâm hại, phạm vi, mức độ và tính chất của hành vi, qua đó, giúp các cơ quan chức năng thực thi đúng đắn thẩm quyền, phạm vi thẩm quyền của mình trong việc xử lý hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với

TTM cũng như trong phạm vi phối hợp với các cơ quan thực thi pháp luật khác trong hệ thống thực thi pháp luật chung; lựa chọn chế tài phù hợp để xử lý triệt để, thích đáng hành vi xâm phạm, bảo đảm quyền lợi chính đáng của chủ sở hữu TTM trước các hành vi xâm phạm. Thông qua đó, vai trò quản lý của các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực SHTT nói chung và SHCN đối với TTM nói riêng được phát huy, quy định của pháp luật trong việc bảo hộ, chống lại hành vi xâm phạm quyền SHTT nói chung và quyền SHCN đối với TTM nói riêng được thực thi một cách có hiệu quả, lợi ích của các chủ thể liên quan, trong đó có chủ sở hữu quyền và người tiêu dùng được bảo đảm đảm, và bảo vệ được sự phát triển phồn thịnh của nền kinh tế nước nhà.

Bên cạnh đó, thông qua thực trạng xâm phạm và thực tiễn xử lý vi phạm đối với hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với TTM, những lỗ hổng, bất cập trong các chế định pháp luật liên quan đến bảo hộ quyền SHCN đối với TTM nói chung và hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với TTM nói riêng sẽ có cơ hội được xem xét, điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn áp dụng và thực thi pháp luật. Từ đó, hệ thống pháp luật thực thi quyền SHCN đối với TTM có cơ hội được xem xét, thay đổi, hoàn thiện để phù hợp hơn với thực tế phức tạp và luôn biến động với vô số những vấn nạn thiên biến vạn hóa mà những chủ thể kinh doanh bất chính muốn trục lợi trên công sức của các doanh nghiệp chân chính khác.

Kết luận Chƣơng 1

Trong chương 1, tác giả bài luận đã nêu một cách tổng quát các khái niệm cơ bản liên quan đến hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với TTM, trong đó có xen kẽ khái niệm tương ứng của một vài quốc gia khác trên thê giới để cho thấy sự tương đồng trong quy định của pháp luật Việt Nam so với các quốc gia đó; đồng thời, tác giả cũng nêu một cách sơ lược lịch sử hình thành, phát triển của pháp luật về hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với TTM ở Việt Nam; và cho thấy được ý nghĩa quan trọng của việc xác định xâm phạm quyền SHCN đối với TTM đối với từng chủ thể liên quan đến TTM.

Ở Việt Nam, mặc dù ra đời và tồn tại tương đối lâu, có thể nói là trước nhiều so với các đối tượng SHTT khác, tuy nhiên, TTM lại được bảo hộ với tư cách là đối tượng quyền SHCN sau so với các đối tượng khác, nhưng không vì thế mà tầm quan trọng của việc bảo hộ quyền SHCN đối với TTM lại bị đặt dưới so với việc bảo hộ các đối tượng khác của quyền SHCN bởi TTM là một nội dung không thể thiếu của bất kỳ chủ thể nào khi muốn thực hiện hoạt động kinh doanh bởi đặc tính đặc định hóa, cụ thể hóa một chủ thể nhất định nhằm phân biệt chủ thể đó với các chủ thể khác trong hoạt động kinh doanh và bởi, để có được một TTM đặc biệt, độc đáo, ấn tượng, chủ sở hữu TTM cũng phải đầu tư không ít tư duy, sáng tạo cho cái tên này. Vì cũng là một sản phẩm trí tuệ có giá trị đối với chủ thể kinh doanh nên TTM cũng là một đối tượng rất dễ bị xâm phạm bởi các chủ thể khác vì nhiều lý do, động cơ và mục đích khác nhau mà nổi cộm nhất vẫn là nhằm gây ra sự nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới TTM cho người tiêu dùng và các đối tác, bạn hàng trên thị trường.

Chính vì vậy, việc bảo hộ quyền SHCN đối với TTM cũng như việc xác định chính xác hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với TTM là một vấn

chủ sở hữu TTM, bởi các độc quyền, bao gồm quyền sử dụng TTM, quyền ngăn cấm người khác sử dụng TTM, quyền chuyển nhượng quyền SHCN đối với TTM, mà chủ sở hữu được hưởng từ sự công nhận và sự bảo hộ của pháp luật; sau đó là đối với người tiêu dùng bởi sự yên tâm khi được tiếp cân với sản phẩm (hàng hóa, dịch vụ) chất lượng tốt do các doanh nghiệp uy tín cung cấp và cuối cùng là đối với các cơ quan chức năng bởi có được công cụ pháp lý sắc bén nhằm ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với TTM. Đến nay, sau một thời gian tương đối dài, pháp luật SHTT đã dần dần được hoàn thiện, củng cố hơn với các quy định tương đối chặt chẽ, từ văn bản có giá trị pháp lý cao nhất là luật SHTT đến các văn bản hướng dẫn thi hành, phần nào đã khẳng định được tầm quan trọng của việc bảo hộ TTM cũng như tạo cơ sở pháp lý vững chắc trong việc xác định hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với TTM và thực hiện các biện pháp xử lý phù hợp với tính chất và mức độ của mỗi dạng hành vi.

Chương 2

NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ HÀNH VI XÂM PHẠM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại theo luật sở hữu trí tuệ năm 2005 03 (Trang 33 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)