Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về hành vi xâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại theo luật sở hữu trí tuệ năm 2005 03 (Trang 87 - 102)

quyền sở hữu công nghiệp đối với TTM

Hoàn thiện hệ thống pháp luật về SHTT nói chung và về hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với TTM nói riêng có vai trò vô cùng quan trong đối với không chỉ sự phát triển chung của hệ thống pháp luật quốc gia mà còn để phù hợp với các ĐƯQT, Thông lệ quốc tế. Bên cạnh đó, trong vai trò là công cụ quản lý nhà nước vè SHTT, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật góp phần giúp các cơ quan Nhà nước thực hiện chức năng quản lý; tạo hành lang pháp lý an toàn cho các doanh nghiệp yên tâm tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như chống lại các hành vi xâm phạm TTM và hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Để hoàn thiện hệ thống một cách đầy đủ, toàn diện, đòi hỏi Nhà nước và toàn thể xã hội cần quan tâm, đầu tư thích đáng về nhân lực, vật lực cho việc xây dựng hệ thống pháp luật và thực thi pháp luật về

SHTT trên thực tế.

Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với TTM không chỉ dừng lại trong phạm vi hệ thống pháp luật SHTT liên quan đến TTM mà phạm vi còn được mở rộng, liên quan pháp luật doanh nghiệp và pháp luật về cạnh tranh. Do đó, việc ban hành mới hay điều chỉnh, bổ sung các văn bản pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành liên quan đến hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với TTM cần bảo đảm tính nhất quán, đồng bộ, minh bạch, khả thi, đầy đủ, hiệu quả và có sự kết nối, liên quan chặt chẽ với nhau giữa các văn bản trong cùng một ngành luật và giữa các ngành luật khác nhau. Trước khi ban hành mới hoặc có sự điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung các văn bản luật, phải có sự nghiên cứu một cách chuyên sâu và có chọn lọc kinh nghiệm của các quốc gia tiến bộ trên thế giới, những văn bản luật trong nước đã được ban hành cũng như thực tiễn thực thi pháp luật về SHTT nói chung, về TTM, về hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với TTM cũng như thực tiễn các hoạt động liên quan đến các đối tượng tương tự TTM (tên doanh nghiệp, chỉ dẫn thương mại, tên miền…) nói riêng. Chỉ khi hài hòa được điều đồng thời các yếu tố này mới hạn chế được tối đa sự mâu thuẫn, chồng chéo giữa các quy định của các văn bản pháp luật, đồng thời nâng cao được hiệu lực pháp lý của các quy định về hành vi xâm phạm quyền SHNC đối với TTM nói riêng và của Luật SHTT nói chung.

Mặc dù Luật SHTT đã được Quốc hội sửa đổi năm 2009, nhưng, các quy định liên quan đến quyền SHCN đối với TTM nói chung và liên quan đến hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với TTM vẫn chưa thực sự được chú trọng, quan tâm một cách thích đáng. Như đã phân tích tại mục trên – về nguyên nhân tồn tại hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với TTM, thì quy định về hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với TTM trong quy định pháp luật hiện hành còn tồn tại nhiều sự thiếu đồng bộ. Do đó, việc điều chỉnh, bổ

sung, hoàn thiện các quy định pháp luật về xác định hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với TTM là điều phải được quan tâm hàng đầu bởi đây chính là khung pháp lý quan trọng, là cơ sở điều chỉnh cho mọi hoạt động thực thi, bảo hộ quyền SHCN đối với TTM trong thực tế. Một trong số những nội dung mà các nhà làm luật về SHTT cần quan tâm, nghiên cứu để hoàn thiện pháp luật về xác định hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với TTM, đó chính là các nội dung về: (i) tính trung thực trong hành vi sử dụng tên người, dấu hiệu mô tả chủng loại, số lượng, chất lượng, công dụng, giá trị, nguồn gốc địa lý và các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ - trong quy định về các hành vi không bị coi là hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với TTM; (ii) sự nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới TTM – trong quy định về xác định hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với TTM; (iii) chỉ dẫn thương mại trong hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với TTM quy định tại Điều 129.2 Luật SHTT và trong hành vi cạnh tranh không lành mạnh quy định tại Điều 13.2. Luật SHTT; (iv) cơ chế điều chỉnh/ ứng phó với mọi vấn đề pháp lý phát sinh trong hoạt động kinh doanh của chủ sở hữu TTM, bao gồm: việc một chủ thể kinh doanh mở rộng phạm vi lĩnh vực kinh doanh và khu vực kinh doanh không chỉ trên phạm vi khu vực địa lý hành chính cụ thể mà đặc biệt là trong môi trường mạng internet – một môi trường kinh doanh phức tạp và khó quản lý; cơ chế bảo hộ đối với TTM cũ đã từng được sử dụng trong hoạt động kinh doanh, từng là đối tượng được pháp luật SHCN bảo hộ… được các chủ thể kinh doanh lựa chọn làm TTM cho các hoạt động kinh doanh [1] … Những quy định này tưởng chừng nhỏ nhưng có ý nghĩa vô cùng sức quan trọng trong quá trình xác định các yếu tố của hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với TTM, trong việc xử lý các tranh chấp về TTM, xử lý các hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với TTM. Do đó, thiết nghĩ, những vấn đề này nên được quy định, hướng dẫn cụ thể trong hệ thống pháp

luật SHTT nói chung và pháp luật về xâm phạm quyền SHCN đối với TTM nói riêng hay các pháp luật chuyên ngành có liên quan khác để bảo đảm khung pháp lý vững chắc trong quá trình bảo hộ TTM.

Ngoài ra, liên quan đến cơ chế xác lập quyền SHCN đối với TTM, nhiều ý kiến đồng tình với việc nên quy định về thủ tục đăng ký quyền SHCN đối với TTM tại Việt Nam lập luận rằng: vì TTM được bảo hộ mà không qua thủ tục đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền quản lý về SHTT nên về nguyên tắc, bất cứ cá nhân, tổ chức nào hoạt động kinh doanh dưới một cái tên nhất định thì đều nhận được sự bảo hộ của pháp luật đối với tên đó. Tuy nhiên, theo pháp luật kinh doanh thì cá nhân, tổ chức muốn thực hiện hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam thì phải thực hiện thủ tục ĐKKD với cơ quan có thẩm quyền quản lý về ĐKKD; theo đó, việc kinh doanh mà không đăng ký là hành vi vi phạm pháp luật, sẽ bị xử phạt hành chính, thậm chí có thể bị xử lý theo pháp luật hình sự. Như vậy, trên thực tế, một chủ thể kinh doanh, chỉ có thể sử dụng TTM trong hoạt động kinh doanh của mình sau khi đã ĐKKD, trong đó, TTM là một nội dung bắt buộc phải có khi ĐKKD. Vậy phải chăng, quy định của pháp luật SHTT đang “vẽ đường” cho hành vi vi phạm pháp luật doanh nghiệp? Mặc dù việc đăng ký xác lập quyền SHCN và ĐKKD là khác nhau và việc đăng ký bảo hộ TTM không mang ý nghĩa khai sinh quyền đối với TTM nhưng việc thiết lập một hệ thống đăng ký TTM là điều cần thiết và không thể bị coi là vô nghĩa, bởi, cùng với hệ thống đăng ký kinh doanh của cơ quan kế hoạch và đầu tư, sự tồn tại của hệ thống đăng ký TTM sẽ có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau và đơn giản hóa công tác quản lý hành chính và xử lý vi phạm, chẳng hạn: trong việc tra cứu, lựa chọn TTM của các chủ thể kinh doanh (một trong những điều kiện được để một TTM được coi là có khả năng phân biệt là: nếu không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với TTM mà người khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực

kinh doanh (Điều 78.2 Luật SHTT)), trong việc xác định tính mới của các dấu hiệu trong đăng ký nhãn hiệu (dấu hiệu trùng hoặc tương tự với TTM đang được sử dụng của người khác, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ thì dấu hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt và không được bảo hộ với tư cách là nhãn hiệu (Điều 74.2.k Luật SHTT)), trong công tác thẩm định để công nhận tên doanh nghiệp của chủ thể ĐKKD tại cơ quan ĐKKD, đặc biệt đối với những TTM có thành phần là những từ mới mang tính lạ, đặc sắc, độc đáo.… và ý nghĩa hơn, hệ thống này sẽ là một nguồn dữ liệu quan trọng chứa đựng chứng cứ để các chủ thể kinh doanh chứng minh quyền hợp pháp của mình đối với TTM, chống lại các hành vi xâm phạm từ các chủ thể khác trong các vụ tranh chấp hành chính, dân sự.

Việc bổ sung, hoàn thiện khung pháp lý để có đủ các chế tài xử lý và xử lý hiệu quả là rất cần thiết; đồng thời, phải phát huy được một cách hợp lý và tối đa hiệu quả của các biện pháp xử lý hành chính, dân sự, trọng tài và hình sự. Có nhiều ý kiến cho rằng, cần tăng mức phạt xử phạt hành chính đến mức đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm. Hiện nay, do gặp khó khăn trong việc xác định mức phạt, nhiều cơ quan thực thi thường “ước lệ” mức phạt, và cũng do tâm lý luôn cân nhắc đến khả năng thi hành nên mức phạt đưa ra thường thấp hơn so với giá trị hàng hóa bị vi phạm. Theo Luật SHTT hiện hành, mức phạt tiền ít nhất bằng giá trị hàng hóa vi phạm đã phát hiện được và nhiều nhất không vượt quá 5 lần giá trị hàng hóa vi phạm đã phát hiện được như quy định trước đây [27, Đ 214.4] được thay thế bằng mức phạt do Chính phủ quy định tại Nghị định số 99/2013/NĐ-CP phù hợp với pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính (tối đa là 500 triệu đồng). Tuy nhiên, mức phạt tối đa được quy định là 500 triệu đồng, nếu xét tới các hành vi xâm phạm quyền SHTT mang lại lợi nhuận cao và tổn thất, thiệt hại về uy

tín, danh tiếng của doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp tên tuổi – là những doanh nghiệp thường xuyên bị xâm hại, thì mức xử phạt hành chính như vậy còn quá thấp.

Đặc biệt, để răn đe một triệt để nhất hành vi vi phạm, các chế tài hình sự cần phải được áp dung một cách có hiệu quả, về lâu dài, cần nghiên cứu để quy định bổ sung vào BLHS một số hành vi nguy hiểm cho xã hội trong lĩnh vực xâm phạm quyền SHTT; thiết kế chương Tội phạm trong lĩnh vực SHTT thành một chương độc lập trong BLHS chứ không nên quy định rải rác trong một số chương của BLHS như bộ luật hiện hành; tăng mức hình phạt, nhất là hình thức phạt tiền để nâng cao hiệu quả tính ngăn ngừa, đồng thời ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể, rõ ràng và nhất quán nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu đấu tranh phòng chống loại tội phạm xâm phạm quyền SHTT trong thực tiễn cuộc sống và các đòi hỏi của ĐƯQT mà Việt Nam đã tham gia hoặc ký kết.

Cùng với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến pháp luật về hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với TTM, việc hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với TTM của các cá nhân, tổ chức liên quan đến hoạt động thực thi quyền SHCN đối với TTM cũng là một đòi hỏi cấp thiết được đặt ra. Trong đó, cần chú trọng phát triển, hoàn thiện đồng thời yếu tố con người, hệ thống bộ máy quản lý Nhà nước về thực thi quyền SHCN đối với TTM, tăng cường sự phối kết hợp giữa cơ quan chức năng và chủ sở hữu TTM, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục đến mọi chủ thể liên quan đến TTM, đặc biệt là đưa ra các khuyến cáo kịp thời cho các doanh nghiệp – những nạn nhân trực tiếp gánh chịu hậu quả từ việc bị xâm phạm TTM. Ngoài ra, nhằm tạo tiền đề cho việc quản lý cơ sở dữ liệu về TTM thống nhất và duy nhất trong phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam, cần sớm cho ra đời một hệ thống liên kết với Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng

ký doanh nghiệp của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu ; Cơ sở dữ liệu về nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý của Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ để tạo ra một nguồn thông tin hữu ích cho các chủ thể trong việc chủ động lựa chọn TTM, tên doanh nghiệp phù hợp với quy định pháp luật, cho cơ các cơ quan hữu quan trong công tác quản lý, xử lý vi phạm giữa TTM và các đối tượng liên quan khác (nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên doanh nghiệp…). Đồng thời với việc hoàn thiện các vấn đề trong nội bộ quốc gia, cũng cần tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác đấu tranh phòng và chống tại phạm về SHTT nhằm thực hiện tương trợ tư pháp giữa các quốc gia, chia sẻ thông tin cần thiết về tội phạm, hỗ trợ việc cung cấp mẫu giám định, tiếp thu, học tập kinh nghiệm của các nước tiên tiến trong công tác phòng chống các hành vi xâm phạm quyền SHTT.

Như vậy, có rất nhiều giải pháp để cải thiện tình trạng xâm phạm quyền SHTT nói chung và quyền SHCN đối với TTM nói riêng, trong đó, quan trọng nhất vẫn là việc hoàn thiện hệ thống pháp luật và cải cách hệ thống quản lý về bảo hộ, xử lý hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với TTM. Tuy nhiên, biện pháp lâu dài, quan trọng và thiết thực nhất vẫn là tiến hành tuyên truyền, giáo dục, phổ cập kiến thức về SHTT cho toàn xã hội, từ doanh nghiệp cho đến người tiêu dùng nhằm nâng cao hiểu biết và nhận thức sâu sắc hơn về SHTT, tầm quan trọng của việc bảo vệ quyền SHTT cũng như mức độ nguy hại do hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với TTM gây ra, từng bước tạo lập tâm lý tôn trọng quyền SHCN đối với TTM của các doanh nghiệp, làm cho mọi người dân thấy được việc chấp hành pháp luật trong bảo hộ, bảo vệ quyền SHTT nói chung và quyền SHCN đối với TTM nói riêng là hành động bảo vệ quyền lợi của chính bản thân mình và của toàn thể xã hội.

Kết luận Chƣơng 3

Trong chương cuối cùng này, thông qua một số vụ tranh chấp TTM nổi cộm, điển hình từng gây xôn xao dư luận, tác giả bài viết đã sơ lược hóa thực trạng xâm phạm quyền SHCN đối với TTM, từ đó, nêu lên các nguyên nhân và đề xuất một vài giải pháp nhằm hạn chế thực trạng xâm phạm TTM. Xâm phạm quyền SHTT nói chung và xâm phạm quyền SHCN đối với TTM nói riêng đã, đang và sẽ luôn là một trong những vấn nạn giành được sự quan tâm của cả xã hội, từ người tiêu dùng cho đến các cơ quan quản lý, thực thi pháp luật bảo hộ quyền SHCN đối với TTM và các doanh nghiệp – chủ sở hữu TTM bởi sự gia tăng về số lượng, sự phức tạp trong diễn biến, phương thức, thủ đoạn thực hiện hành vi xâm phạm, sự gia tăng mức độ nguy hiểm trong tính chất, phạm vi tổ chức của các hành vi vi phạm.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng xâm phạm quyền SHCN đối với TTM như vậy, trong đó có“siêu lợi nhuận” mà hành vi xâm phạm mang lại cho chủ thể thực hiện hành vi xâm phạm, có nguyên nhân xuất phát từ chính sự thiếu ý thức bảo vệ TTM của chính chủ thể sở hữu TTM, có những nguyên nhân xuất phát từ sự chồng chéo, bất cập của quy định pháp luật, từ năng lực giải quyết tranh chấp liên quan đến SHTT nói chung và TTM nói riêng của các cơ quan thực thi pháp luật…

Việc ngăn chặn và giảm thiểu để dần tiến tới việc chấm dứt triệt để thực trạng xâm phạm quyền SHCN đối với TTM luôn là bài toán hóc búa được đặt ra đối với không chỉ các nhà lập pháp, các cơ quan thực thi pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại theo luật sở hữu trí tuệ năm 2005 03 (Trang 87 - 102)