Tăng cường công tác tổng kết thực tiễn áp dụng hình phạt tiền

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hình phạt tiền trong Luật Hình sự Việt Nam (Trang 102 - 119)

Chương 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HÌNH PHẠT TIỀN

3.3.3. Tăng cường công tác tổng kết thực tiễn áp dụng hình phạt tiền

Vào ngày 15 tháng 3 năm 2014 Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết thi hành BLHS năm 1999 bằng hình thức trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ chính trị, Phó thủ tướng Chính phủ đã tham dự và chỉ đạo hội nghị. Hội nghị đã tổng kết việc áp dụng BLHS từ ngày 01 tháng 7 năm 2000 đến thời điểm hội nghị diễn ra, chỉ ra những kết quả đạt được, những bất cập, hạn chế trong thi hành BLHS, đồng thời đề xuất, kiến nghị sửa đổi cơ bản, toàn diện BLHS, trong đó nêu ra mục tiêu, quan điểm và những định hướng cơ bản xây dựng dự án BLHS sửa đổi. Đến nay, dự thảo BLHS sửa đổi đã được đưa ra lấy ý kiến và đang trong quá trình tổng hợp ý kiến, tiến tới hoàn thiện dự thảo.

Để tăng cường hiệu quả áp dụng hình phạt tiền, chúng ta cần quan tâm hơn nữa đến việc tổng kết, đánh giá thực tiễn áp dụng hình phạt này, nhằm rút ra những bài học cần thiết, giảm thiểu những thiếu sót, sai lầm trong thực tiễn áp dụng, kịp thời sửa đổi, bổ sung các quy định về hình phạt tiền, đáp ứng nhu cầu của thực tiễn.

Ngoài ra, trong xu thế mở rộng hội nhập khu vực và quốc tế hiện nay thì hợp tác giữa nước ta với các nước khác trên thế giới về lĩnh vực tư pháp là rất cần thiết. Việc tăng cường hợp tác quốc tế và trao đổi kinh nghiệm lập pháp hình sự nói chung, các quy định của pháp luật hình sự về hình phạt tiền nói riêng có ý nghĩa quan trọng và tất yếu. Trong lĩnh vực nghiên cứu, tham khảo, học tập đòi hỏi chúng ta phải chọn lọc học hỏi trước hết pháp luật hình sự của các nước có kinh nghiệm lập pháp, các nước khu vực và các nước có quan hệ truyền thống như: BLHS Thụy Điển, BLHS Nga, BLHS Nhật Bản, BLHS Cộng hòa nhân dân Trung Hoa…Tuy nhiên, khi tham khảo chúng ta cũng cần phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, phù hợp với thực tiễn xét xử và tính đến cả sự đồng bộ với các văn bản pháp luật khác trong hệ thống pháp luật.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu các quy định về hình phạt tiền trong BLHS Việt Nam luôn đem lại một giá trị to lớn về mặt lý luận cũng như thực tiễn trong việc xây dựng nhằm hoàn thiện hơn chính những quy định về hình phạt tiền đó, đồng thời nâng cao việc áp dụng hình phạt tiền trong thực tế, góp phần phát huy hiệu quả của hình phạt trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm.

Trong luận văn của mình, thông qua việc nghiên cứu luật thực định và thực tiễn áp dụng hình phạt này trên thực tế, chúng tôi đã cố gắng làm rõ những vấn đề cơ bản về hình phạt tiền trong BLHS Việt Nam hiện hành, so sánh với các quy định của BLHS năm 1985 và của luật hình sự một số nước trên thế giới, chỉ ra một số hạn chế của BLHS hiện hành, phân tích, đánh giá đồng thời đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa các quy định của BLHS về hình phạt tiền nhằm nâng cao hiệu quả của hình phạt tiền trên thực tế.

Nhìn chung những quy định của BLHS hiện hành về hình phạt tiền là tương đối hoàn thiện, thể hiện bước phát triển mới cũng như quan niệm và đường lối mới trong quy định và áp dụng hình phạt tiền của luật hình sự Việt Nam. Các quy định về hình phạt tiền trong BLHS hiện hành đã có rất nhiều tiến bộ so với các quy định về hình phạt tiền trong pháp luật hình sự Việt Nam các giai đoạn trước cũng như so với quan điểm về hình phạt tiền của nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan bảo vệ pháp luật lựa chọn và áp dụng một cách đúng đắn và có hiệu quả loại hình phạt này.

Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể không thừa nhận việc tồn tại những hạn chế trong lý luận cũng như trong việc áp dụng hình phạt tiền hiện nay. Qua việc xem xét thực tiễn áp dụng hình phạt tiền của các TAND cho thấy hình phạt tiền về cơ bản được xem như một loại hình phạt phụ ít có giá

trị trừng trị cũng như cải tạo. Hiệu quả áp dụng hình phạt tiền còn thấp do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau như hạn chế của pháp luật thực định, công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật chưa đem lại hiệu quả cao… Thực tế này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của hình phạt tiền trong thực tiễn áp dụng. Do đó, việc nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung khắc phục những hạn chế, tồn tại trong quy định của pháp luật hình sự về hình phạt tiền là một yêu cầu tất yếu.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận thực định và thực tiễn áp dụng, luận văn đã đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng hình phạt tiền ở Việt Nam hiện nay, trong đó có những kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn các quy định của BLHS về hình phạt tiền, góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng loại hình phạt này trên thực tế, giảm thiểu những nhận thức sai lầm về hình phạt tiền của nhân dân cũng như những người có thẩm quyền trong việc áp dụng pháp luật. Như vậy thì hình phạt tiền sẽ được hiểu và thực thi đúng như vị trí, vai trò của nó trong hệ thống hình phạt, tạo được niềm tin cho nhân dân, nâng cao hiệu quả của công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, ổn định xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta hiện nay.

Những nội dung cơ bản về hình phạt tiền, đặc biệt là những kiến nghị, đề xuất mà chúng tôi đề cập đến trong bản luận văn này hi vọng sẽ giúp ích cho các nhà nghiên cứu, cũng như góp phần vào công tác lập pháp hình sự về hình phạt tiền nhằm nâng cao hơn nữa vai trò của loại hình phạt này nói riêng và chính sách hình sự nói chung của Nhà nước ta trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt

1. Mai Bộ (2008), “Hoàn thiện các quy định Phần chung của BLHS theo yêu cầu cải cách tư pháp”, Hội thảo khoa học cấp khoa: “Hoàn thiện các quy định thuộc Phần chung BLHS năm 1999", Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, tr.64.

2. Bộ Tư pháp (1952), Nghị định số 32-NĐ ngày 6-4-1952 quy định thẩm quyền các các Toà án nhân dân, Hà Nội.

3. C.Mac, F. Angghen (1995), Toàn tập, tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội. 4. C.Mac, F. Angghen (1995), Toàn tập, tập 8, Nxb Sự thật, Hà Nội. 5. Lê Cảm (2000), Các nghiên cứu chuyên khảo về Phần chung Luật hình

sự, tập III, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

6. Lê Văn Cảm (Chủ biên) (2001), Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, (Tái bản lần thứ nhất 2003, tái bản lần thứ hai năm 2007).

7. Lê Văn Cảm (Chủ biên) (2003), Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

8. Lê Cảm (2000), “Hình phạt và biện pháp tư pháp trong Luật hình sự Việt Nam”, Dân chủ và pháp luật, (8), tr.11-12.

9. Lê Cảm (2007), “Hình phạt và hệ thống hình phạt”, Tòa án nhân dân, 14(7), tr.10-11.

10. Lê Văn Cảm (2005), Sách chuyên khảo Sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

11. Nguyễn Ngọc Chí (Chủ biên) (2001), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

12. Chính phủ (1950), Sắc lệnh 180/SL ngày 20/12 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa về quy định những hình phạt đối với những tội phá hoại tiền tệ, phá hoại giá trị bạc Việt Nam.

13. Chính phủ (1956), Sắc lệnh 282/SL ngày 14/12 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa về cấm mọi hành vi đầu tư kinh tế, Hà Nội. 14. Chính phủ (1976), Sắc luật 03/SL-76 ngày 15/3 của Chủ tịch nước Việt

Nam dân chủ cộng hòa về tội phạm và hình phạt, Hà Nội.

15. Đỗ Văn Chỉnh (2009), “Hình phạt tiền và thực tiễn áp dụng”, Tòa án nhân dân, 9(5), tr.26 – 32, 34.

16. Đào Anh Dũng (2002), Hình phạt tiền trong Bộ luật hình sự năm 1999 và việc áp dụng hình phạt này của Tòa án nhân dân Hà Nội, Luận văn thạc sỹ Luật học, trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.

17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội.

18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.

19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.

20. Doãn Trung Đoàn (2013), "Hoàn thiện quy định về hình phạt tiền của Bộ luật hình sự Việt Nam", Tòa án nhân dân, 9(5), tr. 5-9.

21. Vũ Thế Đoàn, Nguyễn Hải Bằng (2011), “Hình phạt tiền quy định trong BLHS năm 1999 và một số kiến nghị sửa đổi”, Tòa án nhân dân, 2(1), tr.3-7.

22. Trần Văn Độ (1994), "Quan niệm mới về hình phạt", Trong chuyên đề: Bộ luật hình sự: Thực trạng và phương hướng đổi mới, Viện Nghiên cứu Khoa học pháp lý, Hà Nội.

23. Đinh Bích Hà (2007), Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

24. Đỗ Đức Hồng Hà (2008), “Hoàn thiện hệ thống hình phạt Việt Nam trên cơ sở so sánh hệ thống hình phạt Việt Nam với hệ thống hình phạt Thụy Điển”, Hội thảo khoa học cấp khoa: “Hoàn thiện các quy định thuộc Phần chung BLHS năm 1999”, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, tr.89. 25. Trần Thị Hiền (2011), Bộ luật hình sự Nhật Bản, Nxb Từ điển bách

Khoa, Hà Nội.

26. Nguyễn Ngọc Hòa (1999), “Mục đích của hình phạt”, Luật học, (1), tr.10-11. 27. Nguyễn Ngọc Hòa (Chủ biên) (2001), Trách nhiệm hình sự và hình

phạt, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

28. Nguyễn Ngọc Hòa, Lê Thị Sơn (2006), Từ điển Pháp luật hình sự, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

29. Nguyễn Phong Hòa (2006), "Thực trạng công tác thi hành án hình sự và những kiến nghị", Tòa án nhân dân, 21(11), tr. 22-32.

30. Hội đồng Nhà nước (1982), Pháp lệnh 1982/PL ngày 30/6 về trừng trị tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép, Hà Nội.

31. Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật của Chính phủ (2009), Đặc san tuyên truyền pháp luật số 07, chủ đề: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự, Hà Nội.

32. Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội (2001), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

33. Nguyễn Hoàng Lâm (2012), “Hình phạt tiền trong luật hình sự Việt Nam – Những vấn đề lý luận”, Nhà nước và pháp luật, 1(285), tr.60 – 68. 34. Nguyễn Hoàng Lâm (2009), "Một số vấn đề lý luận về hình phạt tiền",

Tòa án nhân dân, 16(8), tr. 29-33.

35. Uông Chu Lưu (Chủ biên) (2001), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999 (Phần chung), tập I, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

36. Uông Chu Lưu, Nguyễn Đức Tuấn (1995), Hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

37. Dương Tuyết Miên (2000), "Bàn về mục đích của hình phạt", Luật học, (3), tr. 27-30.

38. Dương Tuyết Miên (2006), "Sự mâu thuẫn của hình phạt tiền quy định tại khoản 1 Điều 30 Bộ luật hình sự với một số tội phạm cụ thể và những bất cập của hình phạt này", Tòa án nhân dân, 15(8), tr. 6-10. 39. Dương Tuyết Miên (2009), "Các hình phạt bổ sung trong Bộ luật hình

sự năm 1999 và hướng hoàn thiện", Tòa án nhân dân, 8(4), tr. 16-20. 40. Dương Tuyết Miên (2009), " Chế định hình phạt theo quy định của pháp

luật hình sự một số nước Asean", Tòa án nhân dân, 15(8), tr. 37-43. 41. Dương Tuyết Miên (2008), “Hoàn thiện các quy định của BLHS hiện

hành về các hình phạt chính nhẹ hơn hình phạt tù”, Tòa án nhân dân, (19), tr.3 – 7.

42. Cao Thị Oanh (2006), "Hệ thống hình phạt theo quy định của luật hình sự Thụy Điển", Luật học, (7), tr. 68-71.

43. Cao Thị Oanh (Chủ biên) (2010), Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

44. Đỗ Ngọc Quang, Trịnh Quốc Toản, Nguyễn Ngọc Hòa (1997), Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

45. Đinh Văn Quế (2000), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999 - Phần chung, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh. 46. Đinh Văn Quế (2000), Tìm hiểu về hình phạt và quyết định hình phạt

trong luật hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 47. Quốc hội (1946), Sắc lệnh số 223-SL, Hà Nội.

49. Quốc hội (1988), Bộ luật tố tụng hình sự, Hà Nội.

50. Quốc hội (1991), Bộ luật hình sự (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội. 51. Quốc hội (1992), Bộ luật hình sự (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội. 52. Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội.

53. Quốc hội (1997), Bộ luật hình sự (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội. 54. Quốc hội (1999), Bộ luật hình sự, Hà Nội.

55. Quốc hội (2001), Hiến pháp (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội. 56. Quốc hội (2003), Bộ luật tố tụng hình sự, Hà Nội.

57. Quốc hội (2004), Bộ luật tố tụng dân sự, Hà Nội. 58. Quốc hội (2008), Luật thi hành án dân sự, Hà Nội.

59. Quốc hội (2009), Bộ luật hình sự (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.

60. Quốc hội (2011), Bộ luật tố tụng dân sự (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội. 61. Quốc hội (2013), Hiến pháp, Hà Nội.

62. Quốc hội (2015), Dự thảo Bộ luật hình sự (sửa đổi), Hà Nội.

63. Hồ Sỹ Sơn (2007), "Khái niệm hình phạt và mục đích của hình phạt từ hệ thống pháp luật Anh Mỹ", Nhà nước và pháp luật, (2), tr. 74-80. 64. Nguyễn Sơn (1998), “Điều kiện và thực tiễn áp dụng thi hành hình phạt

tiền là hình phạt chính trong luật hình sự Việt Nam”, Tòa án nhân dân, (11), tr.11.

65. Lý Văn Tầm (2013), "Một số ý kiến về hình phạt tiền theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1999", Kiểm sát, (4), tr. 20-23.

66. Thủ tướng Chính phủ (1955), Nghị định số 580/TTg ngày 15-9-1955 quy định những trường hợp cụ thể có thể đưa ra Toà án để xét xử, Hà Nội. 67. Trần Quang Tiệp (2002), Một số vấn đề về thi hành án hình sự, Nxb

Công an nhân dân, Hà Nội.

68. Trần Quang Tiệp (2003), Lịch sử luật hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

69. Tòa án nhân dân tối cao (1968), Báo cáo tổng kết số 9 NCPL, Hà Nội. 70. Tòa án nhân dân tối cao (1968), Chỉ thị số 9 NCPL, Hà Nội.

71. Tòa án nhân dân tối cao (1970), Công văn số 453 NCPL, Hà Nội.

72. Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an (1973), Thông tư liên bộ ngày 16/3/1973, Hà Nội.

73. Tòa án nhân dân tối cao (2002), Công văn số 162/2002/KHXX ngày 04/11 về áp dụng hình phạt tiền, Hà Nội.

74. Tòa án nhân dân tối cao (2007), Nghị quyết số 02/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ năm "thi hành bản án và quyết định của Tòa án" của bộ luật tố tụng hình sự, Hà Nội.

75. Trịnh Quốc Toản (2002), "Về hình phạt tiền trong luật một số nước",

Nhà nước và pháp luật, (7), tr. 63-69.

76. Trịnh Quốc Toản (2003), "Khái niệm hình phạt, hệ thống hình phạt và

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hình phạt tiền trong Luật Hình sự Việt Nam (Trang 102 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)