Mức phạt tiền và cách thức nộp tiền phạt

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hình phạt tiền trong Luật Hình sự Việt Nam (Trang 49 - 57)

Chương 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HÌNH PHẠT TIỀN

2.1. Hình phạt tiền với tư cách là hình phạt chính

2.1.2. Mức phạt tiền và cách thức nộp tiền phạt

* Mức phạt tiền

BLHS năm 1999 quy định: “Mức phạt tiền được quyết định tùy theo tính chất và mức độ nghiêm trọng của tội phạm đã thực hiện đồng thời có xét đến tình hình tài sản của người phạm tội, sự biến động giá cả, nhưng không được thấp hơn một triệu đồng” [54, Điều 30, khoản 3].

Trong BLHS năm 1985, mức phạt tối thiểu của phạt tiền không được quy định ở Phần chung, còn tại Phần các tội phạm thì phần lớn các điều luật cũng chỉ quy định mức phạt tối đa mà Tòa án có thể áp dụng chứ không ấn định mức tối thiểu. Điều đó đã gây khó khăn cũng như phá vỡ sự thống nhất trong việc áp dụng hình phạt tiền trên thực tế. Khắc phục bất cập này, BLHS năm 1999 đã quy định mức tối thiểu của hình phạt tiền là một triệu đồng, mức cao nhất tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể quy định trong Phần các tội

phạm của BLHS. Việc quy định mức tiền phạt tối thiểu là một triệu đồng đã “khắc phục được hạn chế của BLHS năm 1985 tạo cơ sở pháp lý cho việc quy định Điều 47 BLHS năm 1999. Đồng thời làm căn cứ cho việc quy định mức hình phạt tối thiểu và tối đa tại các điều luật cụ thể. Thể hiện rõ tính nghiêm khắc của chế tài hình sự với các chế tài khác (hành chính, kinh tế)” [90, tr.62]. Về mức tối đa, Phần chung BLHS không ấn định cụ thể mức tối đa của phạt tiền mà chỉ quy định cụ thể tại các điều luật trong Phần các tội phạm BLHS. Phần lớn các điều luật trong Phần các tội phạm của BLHS có quy định hình phạt tiền đều xác định mức tối đa và mức tối thiểu trong cùng khung hình phạt.

Khi quyết định mức phạt tiền thì Tòa án không chỉ căn cứ vào các quy định tại Điều 45 BLHS mà còn phải xem xét đến tình hình tài sản của người phạm tội, sự biến động giá cả để quyết định mức phạt tiền phù hợp, tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm đã thực hiện, đồng thời đảm bảo tính khả thi của hình phạt đã tuyên, thể hiện chính sách nhân đạo của nhà nước ta đối với người phạm tội. Trường hợp Tòa án áp dụng mức phạt tiền dưới mức thấp nhất phải ghi rõ lý do trong bản án.

Nghiên cứu quy định của BLHS chúng ta có thể thấy phạt tiền được quy định theo 2 cách:

- Cách thứ nhất: Quy định phạt tiền từ mức tối thiểu đến mức tối đa. Ví dụ: “…thì bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng” (Khoản 1 Điều 164– Tội làm tem giả, vé giả, tội buôn bán tem giả, vé giả).

Theo cách quy định này thì mức thấp nhất là 1 triệu đồng (ví dụ: Điều 245 – Tội gây rối trật tự công cộng) và mức cao nhất là 1 tỷ đồng (ví dụ: Điều 172 – Tội vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên). Mức phạt tiền tối thiểu và tối đa (đối với phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính) được quy định cụ thể tại các điều như sau:

Bảng 2.1: Các mức phạt tiền tối thiểu khi phạt tiền áp dụng là hình phạt chính

Mức phạt tiền

tối thiểu Điều luật quy định Tỷ lệ (%)

1 triệu đồng 125, 245, 266, 268 5,27 2 triệu đồng 272 1,32 3 triệu đồng 205 1,32 5 triệu đồng 142, 154, 155, 159, 162, 173, 175, 177, 201, 202, 203, 207, 216, 220, 224, 225, 228, 247, 248, 250, 253, 267, 273, 274 31,58 10 triệu đồng 153, 158, 164b, 168, 178, 179, 187, 188, 189, 204, 206, 208, 209, 210, 211, 212, 213, 214, 215, 217, 226, 226b, 229, 249, 271 32,89 20 triệu đồng 160, 224, 225, 226a 5,27

50 triệu đồng 164a, 170a, 171, 172, 182, 182a, 182b, 190, 191,

191a, 223 14,47

100 triệu đồng 181a, 181b, 181c, 222 5,27

200 triệu đồng 185 1,32

Bảng 2.2: Các mức phạt tiền tối đa khi phạt tiền áp dụng là hình phạt chính

Mức phạt tiền

tối đa Điều luật quy định Tỷ lệ (%)

5 triệu đồng 125 1,32 10 triệu đồng 245, 266, 267, 268 5,27 20 triệu đồng 154, 217, 272 3,95 30 triệu đồng 203, 205, 209, 212, 213 6,58 50 triệu đồng 142, 155, 159, 162, 164, 173, 175, 177, 179, 191, 202, 204, 206, 207, 208, 209, 210, 211, 213, 214, 215, 216, 217, 228, 247, 248, 250, 253, 273, 274 39,47 100 triệu đồng 153, 158, 164b, 168, 182, 187, 188, 189, 201, 208, 220, 226, 226b, 229, 271 19,74

200 triệu đồng 160, 164a, 223, 224, 225, 226a 7,89

300 triệu đồng 222, 249 2,63

500 triệu đồng 170a, 171, 178, 181a, 181b, 181c, 182a, 182b,

190, 191a, 222, 223 15,79

800 triệu đồng 223 1,32

- Cách thứ hai: Quy định mức phạt tiền theo bội số tiền phạm pháp, thu lợi bất chính với mức thấp nhất là một lần và mức cao nhất là mười lần. Trong 76 điều luật mà BLHS hiện hành quy định áp dụng phạt tiền là hình phạt chính thì chỉ có 2 điều luật quy định mức phạt tiền theo cách này, đó là Điều 161 (khoản 1 và 2) và Điều 163 (khoản 1).

Ví dụ:

Điều 161 – Tội trốn thuế:

Người nào trốn thuế với số tiền từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các Điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 164, 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền trốn thuế ….

Hoặc Điều 163 – Tội cho vay nặng lãi:

Người nào cho vay với mức lãi xuất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột, thì bị phạt tiền từ một lần đến mười lần số tiền lãi….

Tuy nhiên, có quan điểm cho rằng việc quy định mức phạt tiền theo bội số tiền phạm pháp, thu lợi bất chính sẽ khó áp dụng vì nó không xác khi dựa vào lời khai của người bị kết án, do đó không khách quan và mục đích hình phạt không đảm bảo [79].

Như vậy, trong BLHS năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 100% điều luật quy định hình phạt tiền là hình phạt chính có quy định cụ thể mức phạt tiền tối thiểu và mức phạt tiền tối đa (76/76 điều luật). BLHS hiện hành lấy đơn vị tính là đồng và quy định mức tối thiểu là 1 triệu đồng. Có 74 điều luật xác định cụ thể mức tối thiểu và mức tối đa để tạo ra khung hình phạt

từ… đồng đến… đồng, 2 điều luật quy định bằng số lần giá trị số tiền phạm pháp, thu lợi bất chính (Điều 161 và Điều 163). Quy định này là sơ sở pháp lý cho Tòa án khi quyết định mức tiền phạt và vận dụng điều 47 BLHS.

Khoảng cách giữa mức tối đa và mức tối thiểu phổ biến là mức tối đa gấp 10 lần mức tối thiểu. Bên cạnh đó, BLHS còn quy định mức tối thiểu và mức tối đa với các khoảng cách khác phù hợp với tính chất nguy hiểm của từng loại tội phạm. Cụ thể:

- Mức tối đa gấp khoảng 1,6 lần mức tối thiểu được quy định tại khoản 2 Điều 222 và khoản 3 Điều 223.

- Mức tối đa gấp 2 lần mức tối thiểu được quy định tại khoản 3 Điều 222 và khoản 1 Điều 267.

- Mức tối đa gấp 2,5 lần mức tối thiểu được quy định tại khoản 2 Điều 223. - Mức tối đa gấp 3 lần mức tối thiểu được quy định tại khoản 1 Điều 222. - Mức tối đa gấp 4 lần mức tối thiểu được quy định tại khoản 1 các điều 154, 164a, 223 và khoản 4 Điều 217.

- Mức tối đa gấp 5 lần mức tối thiểu được quy định tại khoản 1 các điều 125, 161, 179, 181a, 181b, 181c, 185, 204, 209, 210, 211, 213 đến 217 và khoản 2 Điều 161.

- Mức tối đa gấp 6 lần mức tối thiểu được quy định tại khoản 1 Điều 203, khoản 1 và khoản 4 Điều 212, khoản 4 Điều 213.

- Mức tối đa gấp 10 lần mức tối thiểu được quy định tại khoản 1 các điều 142, 153, 155, 158, 159, 160, 162 đến 164, 164b, 168, 170a, 171, 173, 175, 177, 182, 182a, 182b, 187 đến 191a, 202, 205, 208, 224 đến 226b, 228, 229, 245, 247, 248, 250, 253, 266, 268, 271 đến 274 và khoản 4 Điều 209.

- Mức tối đa gấp 20 lần mức tối thiểu được quy định tại khoản 1 các điều 172, 201, 220.

- Mức tối đa gấp 50 lần mức tối thiểu được quy định tại khoản 1 Điều 178. Để phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế và mức sống của người dân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 2009 đã tăng mức tiền phạt khởi điểm và mức tiền phạt cao nhất ở một số điều luật cụ thể. Ví dụ: Điều 171 – Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp tăng mức tiền phạt khởi điểm từ 20 triệu đồng lên thành 50 triệu đồng, tăng mức tiền phạt cao nhất từ 200 triệu đồng lên thành 500 triệu đồng; Điều 160 – Tội đầu cơ tăng mức tiền phạt khởi điểm từ 5 triệu đồng lên thành 20 triệu đồng, tăng mức tiền phạt cao nhất từ 50 triệu đồng lên thành 200 triệu đồng…Việc tăng mức phạt tiền ở một số tội phạm cụ thể như vậy đã đánh mạnh vào kinh tế của người phạm tội, nâng cao tính răn đe của hình phạt tiền trong quá trình đấu tranh phòng chống tội phạm.

Dự thảo BLHS (sửa đổi) đã tăng mức tiền phạt tối thiểu lên 05 triệu đồng. Việc tăng mức tiền phạt tối thiểu như vậy là cần thiết. BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) đã tăng mức định lượng tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại một số điều luật từ 500.000 đồng lên 02 triệu đồng, trong khi đó lại không tăng mức tiền phạt tối thiểu mà vẫn giữ nguyên là 01 triệu đồng. Quy định như vậy làm ảnh hưởng đến tính răn đe của hình phạt tiền. Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả luận văn, việc Dự thảo BLHS (sửa đổi) đã tăng mức tiền phạt tối thiểu lên 05 triệu đồng là chưa hoàn toàn hợp lý. Bởi lẽ, tại một số điều luật trong Dự thảo BLHS (sửa đổi) có quy định mức định lượng tối thiểu để truy cứu TNHS là 05 triệu đồng (Điều 168, Điều 169 Dự thảo BLHS), thậm chí là 10 triệu đồng (Điều 170 Dự thảo BLHS), 30 triệu đồng (Điều 171 Dự thảo BLHS). Việc nâng mức tiền phạt tối thiểu lên 05 triệu đồng xét trong mối tương quan với các quy định trong Phần các tội phạm của Dự thảo BLHS vẫn chưa đảm bảo được tính răn đe của hình phạt tiền đối với người phạm tội.

Đối với pháp nhân phạm tội, Dự thảo quy định mức phạt tiền bằng nhiều cách, cụ thể:

- Cách thứ nhất: Quy định phạt tiền từ mức tối thiểu đến mức tối đa. Mức tối thiểu là 50 triệu đồng và mức tối đa là 50 tỷ đồng.

- Cách thứ hai: Quy định mức phạt tiền theo bội số tiền phạm pháp, bội số tiền áp dụng với cá nhân, bội số giá trị hàng hóa.

- Cách thứ ba: Quy định mức phạt tiền theo phần trăm doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi phạm tội của pháp nhân.

* Cách thức nộp tiền phạt

Trong BLHS năm 1985 không có quy định về cách thức nộp tiền phạt. Lần đầu tiên cách thức nộp tiền phạt được quy định cụ thể trong BLHS năm 1999 tại khoản 4 Điều 30: “Tiền phạt có thể nộp một lần hoặc nhiều lần trong thời hạn do Tòa án quy định trong bản án” [54]. Theo đó, có hai cách nộp tiền phạt là nộp một lần và nộp nhiều lần. Tiền phạt dù được nộp theo cách nào cũng đều phải nộp trong thời hạn do Tòa án quy định trong bản án.

Khi quy định hình phạt tiền và mức phạt cụ thể, Tòa án có quyền quy định cách thức nộp tiền phạt trong bản án. Với quy định này người bị kết án với điều kiện hoàn cảnh khác nhau được tạo điều kiện thuận lợi để thi hành hình phạt đã tuyên. Theo quy định tại khoản 5 Điều 257 BLTTHS năm 2003: “Cơ quan thi hành án dân sự thi hành hình phạt tiền, tịch thu tài sản và quyết định dân sự trong vụ án hình sự” [56]. Do đó, cơ quan thi hành án dân sự thi hành án phạt tiền theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự hiện hành, cụ thể là Luật thi hành án dân sự năm 2008. Luật thi hành án dân sự năm 2008 đã quy định người bị kết án nếu có khả năng thi hành án mà cố tình không thi hành án thì sẽ bị cưỡng chế thi hành án (Điều 46 Luật thi hành án dân sự năm 2008). Ngoài ra, các biện pháp cưỡng chế thi hành án còn được quy định cụ thể tại Mục 2 Chương IV của Luật thi hành án dân sự năm 2008.

Tuy nhiên, có quan điểm cho rằng nên bỏ quy định tại khoản 4 Điều 30 BLHS do: “Quy định như trên vừa không đảm bảo tính khả thi vừa mâu thuẫn với quy định về thủ tục thi hành án dân sự. Thực tiễn áp dụng pháp luật cũng chưa có Tòa án nào áp dụng khoản 4 Điều 30 để quyết định bị cáo phải nộp tiền phạt một lần hay nhiều lần trong bản án” [1, tr.64]. Quan điểm khác lại cho rằng khoản 4 Điều 30 BLHS là một quy định mang tính “mở” của pháp luật tạo điều kiện cho Tòa án xác định thời hạn thi hành hình phạt tiền trong bản án một cách hợp lý, đồng thời cũng thể hiện nguyên tắc nhân đạo XHCN. Mặc dù vậy, với quy định này:

Vẫn thiếu tính cưỡng chế cần thiết, bởi lẽ nhà làm luật đã không quy định hình thức xử lí đối với trường hợp người bị kết án cố tình chây ỳ, dây dưa không chịu nộp phạt hoặc không có khả năng nộp tiền phạt. Do đó trong nhiều trường hợp việc áp dụng quy định này là thiếu tính khả thi [1, tr.64].

Đối với trường hợp cố tình chây ỳ, dây dưa không chịu nộp phạt hoặc không có khả năng nộp tiền phạt, hiện nay tồn tại hai quan điểm giải quyết. Quan điểm thứ nhất cho rằng nên tham khảo kinh nghiệm luật hình sự nước ngoài áp dụng thay thế hình phạt tiền bằng các biện pháp nghiêm khắc hơn như chuyển hình phạt tiền sang hình phạt tù có thời hạn, nếu người bị kết án không trả được tiền hoặc cố tình chây ỳ, dây dưa kéo dài không nộp tiền phạt [24]. Quan điểm thứ hai cho rằng nếu hành vi chây ỳ không chịu nộp phạt cấu thành tội không chấp hành án (Điều 304 BLHS) thì cần khởi tố người đã bị kết án phạt tiền về tội này [88].

Thực tế cho thấy việc xác định tài sản riêng của người bị kết án gặp nhiều khó khăn trong khi pháp luật tố tụng cũng như pháp luật thi hành án chưa có các quy định cụ thể về vấn đề này. Đối với những đối tượng không chịu thi hành án hoặc đã bị cưỡng chế nhưng vẫn không chịu thi hành thì vẫn

chưa có một chế tài đủ nghiêm khắc để xử lý. Những tồn tại đó đã làm giảm đi đáng kể hiệu quả của thi hành án phạt tiền trên thực tế.

Khắc phục hạn chế này, Dự thảo BLHS sửa đổi đã đề cập đến biện pháp nhằm bảo đảm thi hành hình phạt tiền. Đó là: “Trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật, nếu người bị kết án cố tình không chấp hành hình phạt tiền thì hình phạt tiền chuyển thành hình phạt tù có thời hạn nếu đó là hình phạt chính” [62]. Quy định này là cần thiết trong trường hợp người bị kết án cố tình chây ỳ việc nộp phạt. Nhưng nó lại chưa phù hợp với tinh thần “mở rộng khả năng áp dụng hình phạt tiền, hạn chế áp dụng hình phạt tù” mà Bộ Chính trị đã đề ra trong Nghị quyết số 49-NQ/TW. Mặt khác,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hình phạt tiền trong Luật Hình sự Việt Nam (Trang 49 - 57)