Xóa án tích đối với người bị kết án phạt tiền

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hình phạt tiền trong Luật Hình sự Việt Nam (Trang 73 - 74)

Chương 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HÌNH PHẠT TIỀN

2.3. Một số quy định của Phần chung BLHS liên quan đến hình

2.3.5. Xóa án tích đối với người bị kết án phạt tiền

Án tích là hậu quả pháp lý đối với người bị kết án và bị áp dụng hình phạt. Án tích được ghi lại trong lý lịch tư pháp của người phạm tội cho đến khi được xóa án tích.

Xóa án tích là xóa bỏ án tích hình sự đối với người bị kết án, bị áp dụng hình phạt, người được xóa án tích coi như chưa bị kết án, được Tòa án cấp giấy chứng nhận, khi phạm tội mới không bị coi là tái phạm, tái phạm nguy hiểm.

Trong BLHS năm 1999, các trường hợp xóa án tích đối với người bị kết án phạt tiền bao gồm:

Trường hợp thứ nhất: Xóa án tích đương nhiên (Điều 64 BLHS năm 1999): - Nếu người bị kết án phạt tiền được miễn hình phạt thì họ sẽ được xóa án tích ngay sau khi bản án có hiệu lực pháp luật.

- Sau một năm kể từ ngày chấp hành xong bản án phạt tiền hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án mà người phạm tội không phạm tội mới thì sẽ được xóa án tích nếu người bị kết án không phải về các tội quy định tại chương XI và chương XXIV của BLHS năm 1999.

Trường hợp thứ hai: Xóa án tích trong trường hợp đặc biệt: Điều 66 BLHS năm 1999 quy định:

Trong trường hợp người bị kết án có những biểu hiện tiến bộ rõ rệt và đã lập công, được cơ quan, tổ chức nơi người đó công tác hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú đề nghị, thì có thể được Tòa án xóa án tích nếu người đó đã bảo đảm được ít nhất một phần ba thời hạn quy định [54, Điều 66].

Như vậy, nếu người phạm tội bị tuyên hình phạt tiền, đã chấp hành được một phần ba mức phạt tiền thì có thể được xóa án tích nếu thỏa mãn điều kiện theo quy định tại Điều 66 BLHS năm 1999.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hình phạt tiền trong Luật Hình sự Việt Nam (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)