Áp dụng pháp luật

Một phần của tài liệu chế định về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng theo luật thương mại 2005 (Trang 67 - 69)

Như đã thấy, pháp luật dự liệu rất nhiều biện pháp để xử lý trường hợp có hành vi vi phạm hợp đồng.

Thực tế, việc nhầm lần giữa các chế tài rất phổ biến. Có trương hợp Tòa án vận dụng phạt vi phạm trong khi các bên không có thỏa thuận. Trường hợp khác, Tòa án áp dụng phạt vi phạm trong khi cần phải áp dụng bồi thường thiệt hại

Mỗi biện pháp đều có điều kiện và hệ quả của nó. Do vậy, khi áp dụng pháp luật, chúng ta không nên nhầm lẫn; có những biện pháp do pháp luật

dự liệu (như bồi thường thiệt hại) và cũng có những biện pháp chỉ tồn tại do các bên thỏa thuận (như phạt vi phạm)

3.3.2. Thống nhất áp dụng pháp luật

Không phải khi nào, Tòa án cũng dễ dàng xác định được rõ ràng bản chất của các điều khoản trách nhiệm. Ví dụ: đối với thỏa thuận lãi chậm trả chẳng hạn, có Tòa án cho rằng đây là thỏa thuận về phạt vi phạm nên chịu sự chi phối của các quy định về phạt vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên, cũng có bản án theo hướng coi đây là thỏa thuận lãi trong hợp đồng vay nên chịu sự chi phối của các quy định chống vay nặng lãi. Vì vậy, chúng ta cần chọn một trong hai giải pháp chứ không nên để tồn tại song song. Nếu theo hướng coi thỏa thuận lãi chậm trả là một dạng của phạt vi phạm hợp đồng thì chúng ta có thể giảm mức thỏa thuận nếu vượt quá 8% giá trị phần nghĩa vụ bị vi phạm trong LTM. Tuy nhiên khả năng giảm này chỉ đúng với hợp đồng chịu sự điều chỉnh của LTM. Do đó, nếu coi đây là một dạng của thỏa thuận phạt vi phạm và hợp đồng có tranh chấp chịu sự chi phối của pháp luật dân sự thì chúng ta không có căn cứ để giảm mức thỏa thuận lãi quá cao. Vì vậy, nên theo hướng coi đây là thỏa thuận lãi cho vay và thỏa thuận này chịu sự chi phối của các quy định về chống vay nặng lãi. Và vì các quy định về chống vay nặng lãi nằm trong BLDS nên được áp dụng cho hợp đồng dân sự cũng như hợp đồng thương mại (vì LTM không có quy định khác). Có thể lý giải việc coi thỏa thuận này là một dạng thỏa thuận về lãi cho vay như sau: Khi hợp đồng có nghĩa vụ thanh toán với thỏa thuận lãi chậm thanh toán thì bản chất quan hệ các bên không khác gì với việc họ ký hai hợp đồng, hợp đồng chính làm phát sinh nghĩa vụ thanh toán và hợp đồng cho vay tiền đối với khoản tiền đáng ra đã phải trả. Vì vậy, cần áp dụng các quy định chống cho vay nặng lãi đối với hợp đồng thứ hai này.

Kết luận

Một phần của tài liệu chế định về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng theo luật thương mại 2005 (Trang 67 - 69)