Đồng trong LTM 2005

Một phần của tài liệu chế định về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng theo luật thương mại 2005 (Trang 55 - 59)

Việt nam về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng trong LTM 2005

2.2.1.1. Về các căn cứ áp dụng trách nhiệm do vi phạm hợp đồng

Tuy hợp đồng sinh ra là để đạt được lợi ích mà các bên mong đợi. Nhưng trong thực tiễn, hoạt động kinh doanh thương mại không phải lúc nào cũng

diễn ra theo ý muốn của các chủ thể, họ có thể gặp rủi ro bất cứ khi nào, vi phạm hợp đồng xảy ra cũng không ít. Để bảo vệ quyền lợi cho bên bị vi phạm, đồng thời buộc bên vi phạm phải chịu trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thì nhất thiết phải dựa trên những quy định của pháp luật. Trước hết đó là những quy định về các căn cứ áp dụng trách nhiệm do vi phạm hợp đồng. Pháp luật thương mại Việt nam đã quy định 4 yếu tố cấu thành trách nhiệm do vi phạm hợp đồng. Đây là những quy định tương đối đầy đủ, cụ thể, đồng thời phù hợp với pháp luật quốc tế nên đã tạo thuận lợi cho việc áp dụng trách nhiệm do vi phạm hợp đồng một cách có hiệu quả; một mặt bảo vệ được quyền lợi của bên bị vi phạm, mặt khác có tác dụng thúc đẩy các quan hệ thương mại phát triển mạnh mẽ

2.2.1.2. Về căn cứ miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng

Như đã phân tích, khi một bên có hành vi vi phạm hợp đồng thì họ mặc nhiên bị suy đoán là có lỗi và phải chịu trách nhiệm do hành vi vi phạm hợp đồng trước bên bị vi phạm. Nhưng nếu bên vi phạm chứng minh mình không có lỗi trong việc vi phạm hợp đồng thì không phải chịu trách nhiệm do những hành vi đó gây ra. Những căn cứ miễn trừ là cơ sở dựa vào đó bên vi phạm có thể được giải thoát khỏi trách nhiệm do vi phạm hợp đồng. Chính vì vậy, những căn cứ này phải được quy định trong luật hoặc hợp đồng.

Phù hợp với pháp luật quốc tế, pháp luật Việt nam đã quy định cụ thể những trường hợp bên vi phạm được miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng. So với LTM 1997, LTM 2005 có dự liệu một căn cứ miễn trách nhiệm mới là “hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng”. Quy định mới này rất phù hợp với thực tiễn Việt nam hiện nay. Điều này giúp cho việc giải quyết các tranh chấp phát

sinh do vi phạm hợp đồng có hiệu quả. Nếu bên vi phạm chứng minh được hành vi vi phạm của mình thuộc một trong các căn cứ miễn trách thì sẽ không phải chịu trách nhiệm do vi phạm hợp đồng. Đồng thời việc quy định cụ thể, rõ ràng các căn cứ miễn trách này cũng giúp ngăn chặn việc đưa ra các lý do thoái thác trách nhiệm, bác bỏ những lý do đòi miễn trách không xác đáng.

2.2.1.3. Về các chế tài

Khác với LTM 1997 về các chế tài do vi phạm hợp đồng, LTM 2005 đã bổ sung hai hình thức chế tài mới, đó là tạm ngừng thực hiện hợp đồng và đình chỉ thực hiện hợp đồng. Đây là một nét mới trong LTM 2005. So với chế tài hủy bỏ hợp đồng thì hai chế tài này có nhiều điểm tương đồng về hình thức: căn cứ áp dụng, nghĩa vụ thông báo. Tuy nhiên, điểm khác nhau cơ bản giữa ba loại chế tài này thể hiện ở hậu quả pháp lý của chúng. Vì vậy, việc bổ sung hai chế tài này là phù hợp, giúp mở rộng thêm quyền lựa chọn của bên bị vi phạm khi xảy ra vi phạm hợp đồng.

2.2.2. Những khó khăn khi áp dụng các quy định của pháp luật

Việt nam về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng trong LTM 2005

2.2.2.1. Những khó khăn khi áp dụng các quy định của pháp luật về các căn cứ áp dụng trách nhiệm

Như đã trình bày và phân tích ở chương 2, căn cứ đầu tiên để xác định trách nhiệm do vi phạm hợp đồng là có hành vi vi phạm hợp đồng. Nhưng hậu quả pháp lý của hành vi vi phạm hợp đồng là khác nhau, phụ thuộc vào hành vi vi phạm đó là vi phạm cơ bản hay vi phạm không cơ bản. LTM 2005 đã đưa ra khái niệm về vi phạm cơ bản. Đây là một trong những điểm mới của LTM 2005, là một quy định đúng đắn, rất có ý nghĩa bởi hậu quả

pháp lý của hành vi vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng với hành vi vi phạm không cơ bản là hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, khái niệm vi phạm cơ bản vẫn còn rất chung chung, mơ hồ vì LTM 2005 không đưa ra tiêu chí nào để phân biệt giữa vi phạm cơ bản và vi phạm không cơ bản. Quy định này sẽ gây nhiều khó khăn khi áp dụng trong thực tế. Bên bị vi phạm có thể viện cớ có hành vi vi phạm hợp đồng để yêu cầu hủy bỏ hợp đồng hoặc đình chỉ thực hiện hoặc tạm ngừng thực hiện hợp đồng mặc dù vi phạm đó gây ra thiệt hại không đáng kể.

Cũng theo nội dung đã trình bày ở chương 2, khi bên bị vi phạm hợp đồng muốn đòi bồi thường thiệt hại thì phải chứng minh có thiệt hại thực tế xảy ra. Tuy nhiên, thiệt hại thực tế có bao gồm thiệt hại về tinh thần không hay chỉ là thiệt hại vật chất? Luật không nói rõ. Mặt khác, trong thực tiễn, rất khó khăn khi xác định thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra, đặc biệt là xác định khoản lợi đáng lẽ được hưởng. Tuy nhiên, pháp luật Việt nam không có quy định về thiệt hại do uy tín bị giảm sút có được coi là khoản lợi đáng lẽ được hưởng hay không. Điều đó gây khó khăn cho việc xác định thiệt hại thực tế xảy ra làm căn cứ cho việc bồi thường thiệt hại. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, thiệt hại do uy tín, thương hiệu giảm sút nhiều khi còn lớn hơn nhiều so với thiệt hại vật chất do hành vi vi phạm của bên có nghĩa vụ gây ra.

2.2.2.2. Những khó khăn khi áp dụng các căn cứ miễn trách

a. Miễn trách nhiệm do lỗi một phần của bên có quyền

Trong lĩnh vực hợp đồng nói chung, BLDS 2005 cũng như LTM 2005 chỉ đề cập tới miễn trách nhiệm khi việc không thực hiện đúng hợp đồng là hoàn toàn do lỗi của bên có quyền. Trường hợp việc vi phạm hợp đồng do lỗi của cả hai bên (tức bên có quyền có một phần lỗi) thì xử lý như thế nào? luật không quy định rõ. Đối với trường hợp này, bên có nghĩa vụ chỉ

phải chịu trách nhiệm trong phần do mình gây ra. Nếu phần còn lại do bên có quyền gây ra thì bên có quyền tự chịu trách nhiệm. Đây có thể coi là trường hợp miễn một phần đối với bên có nghĩa vụ. Bên có nghĩa vụ có thể viện dẫn lỗi của bên có quyền để yêu cầu giảm trách nhiệm.

Trong thực tế, khi bên có quyền có lỗi một phần thì Tòa án vẫn miễn một phần trách nhiệm cho bên có nghĩa vụ. Tuy nhiên, việc Tòa án giải quyết như vậy chủ yếu dựa trên cơ sở đảm bảo cân bằng lợi ích giữa các bên chứ không có căn cứ pháp lý rõ ràng. Vì vậy, trong tương lai, LTM nên bổ sung quy định về căn cứ miễn giảm trách nhiệm này, nhằm đảm bảo lợi ích của các bên trong quan hệ hợp đồng.

b. Miễn trách do lỗi của người thứ ba

Pháp luật Việt nam, kể cả BLDS 2005 và LTM 2005 đều không có điều khoản nào quy định về lỗi của người thứ ba là căn cứ miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng. Có thể nói đây là một hạn chế của pháp luật Việt nam nói chung, LTM nói riêng so với Công ước Viên 1980. Ví dụ: Công ty A (của Đức) ký hợp đồng bán bột mỳ cho công ty B (của Áo). Xe chở hàng của A trên đường đi giao hàng cho công ty B đã gặp tai nạn do bị một chiếc xe tải khác đâm vào. Hậu quả là toàn bộ lô hàng đã bị hư hỏng. Trong trường hợp này, công ty A được miễn trách nhiệm

2.2.2.3. Những khó khăn khi áp dụng các quy định về chế tài

Một phần của tài liệu chế định về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng theo luật thương mại 2005 (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w