Chương 3: Về chính sách lập pháp

Một phần của tài liệu chế định về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng theo luật thương mại 2005 (Trang 63 - 64)

ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ TRÁCH NHIỆM

DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG

3.1. Về chính sách lập pháp

3.1.1. Nhận xét chung

Các chế tài đối với hành vi vi phạm hợp đồng trong LTM 2005 đều có trong BLDS nhưng đôi khi với những tên gọi khác nhau (nhưng bản chất giống nhau) như trong BLDS là “hoãn” còn trong LTM là “tạm ngừng thực hiện hợp đồng”, hay trong BLDS là “chấm dứt” còn LTM là “đình chỉ thực hiện”. Đôi khi tên gọi giống nhau nhưng điều kiện hay nội dung áp dụng không giống nhau như trường hợp của hủy bỏ hợp đồng hay phạt vi phạm hợp đồng. Vì lý do trên nên trong thực tiễn áp dụng gặp rất nhiều lúng túng, bất cập. Đặc biệt đối với những tranh chấp mà một bên là thương nhân, một bên không phải là thương nhân; một bên là thương nhân có đăng ký kinh doanh còn bên kia là thương nhân thực tế. Trong nhiều trường hợp, Tòa án vừa vận dụng BLDS, vừa vận dụng LTM đối với cùng một biện pháp. Đôi khi trong các tranh chấp thương mại, Tòa án lại ưu tiên áp dụng các quy định của BLDS mặc dù LTM cũng có các quy định điều chỉnh, hoặc áp dụng xen lẫn giữa BLDS và LTM….

Trước đây, BLDS 1995 và LTM 1997 đều có quy định về giao kết hợp đồng. Khi sửa đổi LTM và BLDS, các nhà lập pháp đã thống nhất bỏ các quy định về giao kết hợp đồng trong LTM và để vấn đề này cho BLDS điều chỉnh. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng và không xuất hiện trường hợp án bị hủy do cần phải ưu tiên áp dụng LTM hay BLDS. Ngày nay, các biện pháp xử lý việc vi phạm hợp đồng đều được quy định trong BLDS và LTM nhưng với nội dung rất khác nhau và thể hiện nhiều bất cập. Nhìn vào thực tiễn thế giới, nhiều quốc gia theo truyền thống dân luật cũng không phân định chế tài thương mại và chế tài dân sự. BLDS Quebec là văn bản áp dụng cho mọi loại hợp đồng, bao gồm cả hợp đồng thương mại. Ở Pháp, tuy có Bộ luật thương mại riêng nhưng Bộ luật này không có các quy định về xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng mà để cho BLDS điều chỉnh.

Vì vậy, theo ý kiến tác giả, chúng ta nên bỏ phần “ chế tài thương mại” ra khỏi LTM, chắt lọc những điểm tiến bộ của LTM và những ưu điểm trong BLDS, rồi quy định một phần riêng trong BLDS tương lai để điều chỉnh các vấn đề về xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng cho cả hợp đồng dân sự và thương mại.

3.2. Về nội dung lập pháp

Một phần của tài liệu chế định về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng theo luật thương mại 2005 (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w