Tạm ngừng thực hiện hợp đồng là một chế tài do vi phạm hợp đồng mới được LTM 2005 quy định.
Theo quy định tại Điều 308 LTM 2005 thì “ tạm ngừng thực hiện hợp đồng là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để tạm ngừng thực hiện hợp đồng
- Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng”
Khi hợp đồng bị tạm ngừng thực hiện thì nó vẫn còn hiệu lực. Về phía mình, BLDS sử dụng thuật ngữ “ hoãn” và cho phép một bên hoãn hợp đồng khi một số điều kiện được hội đủ (Điều 415). Pháp luật ghi nhận quyền hoãn hay tạm ngừng thực hiện hợp đồng. Việc tạm ngừng hay hoãn
thực hiện hợp đồng có nghĩa là bên có nghĩa vụ đến hạn đáng lẽ phải thực hiện thì họ được phép không thực hiện trong một thời hạn cụ thể nào đó.
b. Tạm ngừng thực hiện hợp đồng và trường hợp bất khả kháng
Về vi phạm cơ bản, tác giả đã phân tích khá kỹ tại Phần thực trạng về căn cứ phát sinh đầu tiên: có hành vi vi phạm hợp đồng. Nên để tránh lặp lại, tác giả sẽ không nhắc đến nữa. Một vấn đề cần lưu tâm là trong trường hợp bên vi phạm hợp đồng do gặp phải sự kiện bất khả kháng thì bên bị vi phạm có quyền tạm ngừng thực hiện hợp đồng hay không?
Theo luật thương mại 2005, tạm ngừng thực hiện hợp đồng được áp dụng “trừ các trường hợp miễn trách nhiệm được quy định tại Điều 294 của Luật này” và tại Điều 294, “bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây: a, xảy ra sự kiện bất khả kháng….”. Như vậy, ta không thể áp dụng chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng đối với bên vi phạm do gặp phải bất khả kháng. Quy định như vậy là chưa hợp lý. Thiết nghĩ khi A không giao tài sản do sự kiện bất khả kháng thì B được quyền tạm ngừng thực hiện nghĩa vụ của mình.
c. Thời gian tạm ngừng thực hiện hợp đồng
Vì chỉ là tạm ngừng thực hiện hợp đồng nên chế tài này chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định. Pháp luật hiện hành không quy định cụ thể về thời gian tạm ngừng thực hiện hợp đồng.
Tạm ngừng thực hiện hợp đồng thực ra là một biện pháp tự vệ của bên có quyền khi bên kia không thực hiện đúng hợp đồng và có mục đích hướng bên này tới việc thực hiện đúng hợp đồng. Do đó, nếu bên vi phạm đã thực hiện đúng hợp đồng thì biện pháp này cũng chấm dứt. Hay nói cách khác, biện pháp này kéo dài cho đến khi bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng. Lúc đó, biện pháp này sẽ chấm dứt.
Tuy nhiên, sau khi tạm ngừng thực hiện hợp đồng, bên kia vẫn không thực hiện đúng hợp đồng thì bên tạm ngừng có thể áp dụng các chế tài khác. Bên tạm ngừng có thể hủy bỏ hợp đồng hay kết hợp với yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc buộc tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng
2.1.3.5. Chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng
Đình chỉ thực hiện hợp đồng cũng là một trong các chế tài do vi phạm hợp đồng mới được LTM 2005 quy định
“Đình chỉ thực hiện hợp đồng là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để đình chỉ hợp đồng
- Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng” (Điều 310 LTM) Theo quy định tại Điều 311 Luật thương mại thì khi hợp đồng bị đình chỉ thực hiện thì hiệu lực của hợp đồng chấm dứt từ thời điểm một bên nhận được thông báo đình chỉ. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Bên đã thực hiện nghĩa vụ hợp đồng có quyền yêu cầu bên kia thanh toán hoặc thực hiện nghĩa vụ đối ứng, ngoài ra, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại (Điều 312 LTM)
Khi áp dụng chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng, khác với chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng, chế tài bắt buộc bên yêu cầu phải gửi thông báo cho bên kia biết về việc đình chỉ hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường
2.1.3.6. Chế tài hủy hợp đồng
Chế tài hủy hợp đồng có thể coi là chế tài nặng nhất trong số các chế tài do vi phạm hợp đồng. Chế tài này được quy định trong Công ước Viên năm 1980, pháp luật các nước và cả pháp luật Việt nam
Trong thực tiễn, thông thường khi có vi phạm nghĩa vụ hợp đồng thì bên bị vi phạm chưa áp dụng chế tài này mà thường áp dụng các chế tài khác, sau đó, nếu không mang lại hiệu quả thì mới áp dụng chế tài này.
Khi áp dụng chế tài hủy bỏ hợp đồng thì các bên không tiếp tục thực hiện nghĩa vụ như đã thỏa thuận trong hợp đồng, đồng thời, các bên có quyền đòi lại lợi ích do việc đã thực hiện một phần nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng và bên bị thiệt hại có quyền yêu cầu bên kia bồi thường thiệt hại hoặc phạt vi phạm
Theo quy định của pháp luật dân sự Việt nam, thì “ một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định” (Điều 425 khoản 1)
Theo quy định tại Điều 312 khoản 4 LTM thì hủy bỏ hợp đồng được áp dụng trong trường hợp:
- Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện hủy bỏ hợp đồng
- Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng
Như vậy, khác với các chế tài khác, chế tài hủy bỏ hợp đồng chỉ được áp dụng trong một số trường hợp nhất định, với một số loại vi phạm nhất định, đó thường là những vi phạm nghiêm trọng
LTM 2005 quy định muốn áp dụng chế tài hủy bỏ hợp đồng, bên bị vi phạm phải thực hiện một số nghĩa vụ. Đó là, thứ nhất, bên bị vi phạm phải đưa các bằng chứng về hành vi vi phạm của bên kia là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng; thứ hai, bên bị vi phạm phải gia hạn một thời gian hợp lý để bên vi phạm tiếp tục thực hiện nghĩa vụ; thứ ba, bên bị vi phạm phải thông báo cho bên vi phạm biết về việc hủy bỏ hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại cho bên kia thì phải bồi thường.
Việc hủy bỏ hợp đồng sẽ làm phát sinh một số hậu quả pháp lý. Quy định của pháp luật Việt nam về vấn đề này (Điều 314 LTM) cũng tương tự như quy định của Công ước Viên và Bộ nguyên tắc của Unidroit (Điều 7.3.5; 7.3.6). Về cơ bản, đó là các hậu quả sau:
Thứ nhất, hủy bỏ hợp đồng giải phóng các bên khỏi những nghĩa vụ
được quy định trong hợp đồng. Ngay sau khi hợp đồng được hủy bỏ, các bên được giải thoát khỏi tất cả các nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng, trừ những khoản bồi thường mà bên vi phạm phải chịu trách nhiệm ( nếu có)
Thứ hai, các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận được của
nhau. Mỗi bên được yêu cầu hoàn trả những gì mình đã cung cấp, đồng thời phải hoàn trả cho bên kia những gì mình đã nhận theo nguyên tắc hoàn trả toàn bộ.
Thứ ba, bên vi phạm hợp đồng mà có lỗi thì phải bồi thường thiệt hại
cho bên kia hoặc nộp phạt nếu hợp đồng có quy định phạt vi phạm hợp đồng.
2.2. Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật Việt
nam về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng trong LTM 2005