Miễn trách do lỗi của bên bị vi phạm

Một phần của tài liệu chế định về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng theo luật thương mại 2005 (Trang 36 - 38)

Chương 2:

Miễn trách do lỗi của bên bị vi phạm

hợp đồng là do hành vi hay sơ suất của bên bị vi phạm thì bên vi phạm sẽ được miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm đó. Hay nói cách khác, bên vi phạm hợp đồng sẽ không phải chịu trách nhiệm nếu như vi phạm đó hoàn toàn do lỗi của bên có quyền.

Luật thương mại 1997 không quy định lỗi của bên bị thiệt hại là căn cứ miễn trừ trách nhiệm. Tuy nhiên, nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề này, các nhà làm luật đã đưa vấn đề trên vào BLDS 2005. Điều đó được quy định tại khoản 3 Điều 302 BLDS năm 2005 “ Bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu chứng minh được nghĩa vụ không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của bên có quyền.” hay lại Khoản 2 Điều 448 BLDS 2005 về bồi thường thiệt hại trong thời hạn bảo hành quy định “ Bên bán không phải bồi thường thiệt hại nếu chứng minh được thiệt hại xảy ra do lỗi của bên mua.”

Để phù hợp và thống nhất với quy định của BLDS, đảm bảo sự tương thích với pháp luật quốc tế, LTM 2005 đã có quy định về vấn đề này. Cụ thể, “ hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia” là một trong những căn cứ miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm theo quy định tại Điều 294 khoản 1 điểm c

Điều 80 Công ước Viên năm 1980 quy định “ Một bên không được viện dẫn một sự không thực hiện nghĩa vụ của bên kia trong chừng mực mà sự không thực hiện nghĩa vụ đó là do những hành vi hay sơ suất của chính họ”.

Bộ nguyên tắc của Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế cũng có quy định tương tự “ Một bên không thể đòi bồi thường do bên kia không thực hiện hợp đồng trong chừng mực mà việc không thực hiện là do một hành vi hay sự sơ suất của chính bên này hoặc do một sự kiện mà bên này phải chịu rủi ro” (Điều 7.1.2)

Ví dụ: Trong một hợp đồng mua bán hoa quả đóng hộp có quy định hộp hoa quả phải được dán nhãn mác do bên mua cung cấp. Bên mua có nghĩa vụ gửi nhãn mác cho bên bán đúng thời hạn quy định. Tuy nhiên, bên mua đã gửi nhãn mác chậm hơn so với thời gian quy định làm cho

việc giao hàng bị chậm lại. Trong trường hợp này, người mua không thể buộc người bán phải chịu trách nhiệm vì vi phạm hợp đồng xảy ra do lỗi của người mua

Theo quy định trên, nghĩa vụ chứng minh thuộc về bên vi phạm hợp đồng. Theo nguyên tắc suy đoán lỗi, bên vi phạm phải chứng minh được là mình không có lỗi và đồng thời chứng minh được việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ hợp đồng là do lỗi của bên có quyền. Bởi vì, để được coi là căn cứ miễn trách nhiệm, lỗi của bên bị vi phạm phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra hành vi vi phạm hợp đồng. Ví dụ: Bên A giao hàng đúng thời hạn nhưng bên B đã không chuẩn bị được kho bãi để lưu hàng, dẫn đến việc hàng hóa bị hư hỏng. Trong trường hợp này, lỗi hoàn toàn là của bên B. Bên A cần phải chứng mình là hàng hóa bị hư hỏng hoàn toàn do lỗi của bên B và sẽ không phải chịu trách nhiệm về những hư hỏng đó.

Tuy nhiên, LTM và cả BLDS chỉ quy định rằng, lỗi đó phải hoàn toàn là lỗi của bên có quyền, tức là nếu lỗi thuộc về cả hai, thì bên vi phạm hợp đồng không được miễn hoàn toàn trách nhiệm trách nhiệm. Trường hợp này luật cũng không quy định rõ trách nhiệm của bên vi phạm sẽ như thế nào. Tác giả cho rằng nếu như sự vi phạm hợp đồng là do lỗi của cả hai bên giao kết hợp đồng, tức là có cả lỗi của bên có quyền thì bên có nghĩa vụ sẽ được giảm một phần trách nhiệm.

2.1.2.4. Miễn trừ trách nhiệm do quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Một phần của tài liệu chế định về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng theo luật thương mại 2005 (Trang 36 - 38)