Giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại thực tế của bên bị vi phạm

Một phần của tài liệu chế định về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng theo luật thương mại 2005 (Trang 29 - 31)

Chương 2:

giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại thực tế của bên bị vi phạm

pháp luật và thiệt hại xảy ra được hiểu là giữa chúng có mối liên hệ nội tại tất yếu. Trong đó hành vi vi phạm là nguyên nhân, thiệt hại là kết quả. Hành vi vi phạm trên thực tế là nguyên nhân trực tiếp có ý nghĩa quyết định đối với thiệt hại xảy ra và chỉ khi nào thiệt hại xảy ra là hậu quả tất yếu của hành vi vi phạm thì người vi phạm mới phải bồi thường thiệt hại

Trong lĩnh vực hợp đồng cũng vậy, chỉ khi nào hành vi vi phạm hợp đồng của một bên là nguyên nhân dẫn đến những tổn thiệt, thiệt hại cho bên kia thì bên vi phạm mới phải chịu trách nhiệm. Trong trường hợp thiệt hại xảy ra không phải do hành vi vi phạm hợp đồng của một bên gây ra mà do nguyên nhân khác thì sẽ không đặt ra vấn đề bồi thường thiệt hại

Theo quy định tại Điều 303 khoản 3 Luật thương mại 2005 thì mối liên hệ giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại thực tế phải là mối liên hệ trực tiếp. Một sự thiệt hại có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, để buộc bên vi phạm phải chịu trách nhiệm về thiệt hại đó thì phải chứng minh rằng thiệt hại là hậu quả trực tiếp của hành vi vi phạm mà không phải là hậu quả của các nguyên nhân khác.

Tuy nhiên, việc xác định mối quan hệ nhân quả trong thực tế nhiều khi không đơn giản. Ví dụ: Năm 2002, Công ty A và Công ty B giao kết một hợp đồng đầu tư xây lắp khu nhà xưởng và hạ tầng sản xuất phục vụ giặt là. Trong hợp đồng, hai bên thỏa thuận là đến 20/11/2004, Công ty B phải bàn giao mặt bằng cho Công ty A. Ngày 25/01/2005, Công ty A giao kết hợp đồng về việc lắp đặt dây chuyền máy may công nghiệp với Công ty C. Theo đó, A phải bàn giao mặt bằng cho C vào ngày 1/3/2005. Trong hợp đồng cũng quy định rằng bên nào vi phạm sẽ bị phạt một khoản tiền đặt cọc là 100 triệu đồng. Nhưng thực tế, đến ngày 20/4/2005 Công ty B mới bàn giao được mặt bằng cho Công ty A, chính vì vậy, Công ty A đã phải chịu tiền phạt đặt cọc do không bàn giao được mặt bằng đúng thời hạn với Công ty C là 100 triệu đồng. Cần phải lưu ý là việc chậm chuyển giao mặt bằng đã được Công ty B làm công văn xin gia hạn nhiều lần và Công ty A cũng đã đồng ý và yêu cầu Công ty B phải chuyển hết tài sản ra khỏi nhà máy chậm nhất đến ngày 18/4/2005. Vấn đề đặt ra ở đây là thiệt hại của Công ty A có mối quan hệ nhân quả với việc vi phạm hợp đồng của Công ty B không? Ở đây, Tòa án địa phương cho rằng khi Công ty A gia hạn cho Công ty B chậm nhất đến ngày 18/4/2005 thì Công ty B chỉ bị coi là chậm thực hiện nghĩa vụ sau thời hạn trên. Trong tình huống này, Công ty B đã chậm thực hiện nghĩa vụ là 2 ngày. Tuy nhiên, theo hợp đồng giữa Công ty A và Công ty C thì lỗi bàn giao chậm mặt bằng này không có mối quan hệ

nhân quả đối với thỏa thuận đã có từ trước giữa công ty A và công ty B. Do vậy, không có căn cứ để buộc Công ty B phải trả cho Công ty A khoản tiền 100 triệu mà Công ty A đã bị phạt tiền đặt cọc theo hợp đồng với Công ty C1

LTM 2005 không có quy định cụ thể vế vấn đề này, ta phải đối chiếu với BLDS. Ở đây cần phải thấy, BLDS chỉ nêu trong Điều 305 là “khi nghĩa vụ dân sự chậm được thực hiện thì bên có quyền có thể gia hạn để bên có nghĩa vụ hoàn thành nghĩa vụ; nếu quá thời hạn này mà nghĩa vụ vẫn chưa được hoàn thành thì theo yêu cầu của bên có quyền, bên có nghĩa vụ vẫn phải thực hiện nghĩa vụ và bồi thường thiệt hại”. Dựa vào quy định này, ta chỉ biết Bộ luật cho phép bồi thường thiệt hại khi quá thời hạn bổ sung mà người thực hiện vẫn không thực hiện đúng nghĩa vụ. Bộ luật không cho biết là việc gia hạn có làm tước mất quyền đòi bồi thường thiệt hại của bên có quyền hay không đối với thiệt hại do không thực hiện đúng thời hạn ban đầu

Trong trường hợp này, Công ty A phải chịu phạt là do Công ty B không tuân thủ đúng thời hạn ban đầu. Do đó, thiệt hại này là hệ quả trực tiếp từ việc không tuân thủ đúng thời hạn ban đầu. Việc gia hạn không làm mất quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do những vi phạm ban đầu gây ra, nên Công ty A được quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Từ tình huống này có thể thấy, việc xác định mối quan hệ nhân quả không hề dễ dàng, các Tòa án phải thực sự cẩn trọng để tránh làm thiệt hại đến lợi ích của các bên.

2.1.2. Thực trạng các quy định của pháp luật Việt nam về các

căn cứ miễn trách do vi phạm hợp đồng trong LTM 2005

Một phần của tài liệu chế định về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng theo luật thương mại 2005 (Trang 29 - 31)