Quyđịnh về trảhồ sơ để điềutra bổ sung của Cộng hoà Liên bang Đức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế định trả hồ sơ để điều tra bổ sung theo luật tố tụng hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh phú thọ) luận văn ths luật 60380 (Trang 31 - 34)

1.2. Trảhồ sơđiều tra bổ sung trong tố tụng hình sự một số quốc gia trên thế

1.2.1 Quyđịnh về trảhồ sơ để điềutra bổ sung của Cộng hoà Liên bang Đức

bang Đức

Cộng hoà Liên bang Đức (CHLB) là một đất nước có truyền thống pháp luật lục địa, thủ tục tố tụng hình sự của họ được xây dựng và áp dụng trên mô hình tố tụng thẩm vấn, xét hỏi. Trên cơ sở được xây dựng, hình thành từ những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, qua quá trình dài hoàn thiện, được sửa đổi, bổ sung nhiều lần, cho đến nay Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) của CHLB Đức có thể nói là một Bộ luật đồ sộ, công phu gồm 6 phần với khoảng gần 470 điều quy định cụ thể từng hoạt động, thủ tục trong trình tự tố tụng giải quyết vụ án hình sự của CHLB Đức.

Thẩm quyền xét xử của Toà án được quy định dẫn chiếu tại Điều 1, theo đó nêu ngắn gọn: Thẩm quyền xét xử của các Toà án sẽ được Luật tổ chức Toà án quy định. Tố tụng ở cấp sơ thẩm được quy định tại Phần hai từ Điều 151 đến Điều 295, bao gồm các quy định về điều tra, truy tố và xét xử sơ thẩm.

Giai đoạn xét xử sơ thẩm (hay còn gọi là giai đoạn tố tụng chính) bắt đầu khi công tố viên chuyển sang Toà án bản cáo trạng, hồ sơ vụ án và đơn đề nghị đưa vụ án ra xét xử (Điều 199 - Quyết định mở thủ tục chính thức). Trước khi Toà án quyết định mở thủ tục chính thức, Toà án có thể yêu cầu thuthập chứng cứ riêng biệt để làm rõ vụ án. Quyết định này của Toà án

không bị khiếu nại (Điều 202 - Điều tra bổ sung).

Cơ quan thực hiện yêu cầu điều tra bổ sung của Toà án là Viện công tố. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật Tố tụng hình sự thì Viện công tố của Cộng hoà Liên bang Đức không trực tiếp tiến hành điều tra, bổ sung chứng cứ mà Viện công tố chỉ đạo tiến trình tiền xét xử và đưa ra các mệnh lệnh cho cảnh sát để tiến hành hoạt động điều tra theo yêu cầu của Toà án. Sau khi điều tra bổ sung đầy đủ theo yêu cầu của Toà án thì Viện công tố chuyển toàn bộ tài liệu đó cho Toà án. Sau đó, Toà án có thẩm quyền sẽ quyết định liệu có đưa vụ án ra xét xử hay tạm thời đình chỉ (từ chối xét xử). Về nguyên tắc Toà án sẽ quyết định xét xử vụ án khi thấy có đủ lý do để nghi ngờ bị can bị truy tố đã thực hiện tội phạm (Điều 203 - Điều kiện mở thủ tục chính thức ). Tất nhiên điều này hoàn toàn tuỳ thuộc vào các nhận định, đánh giá của Toà án trên cơ sở chứng cứ do các bên đưa ra trong giai đoạn chuẩn bị cho việc mở phiên toà (các căn cứ thực tế). Toà án không có nghĩa vụ bắt buộc phải hành động theo đơn của công tố viên trong việc đưa ra các quyết định của mình (Điều 206 – Yêu cầu không bắt buộc . Tuy nhiên, Luật quy định cụ thể các căn cứ để Toà án tạm thời đình chỉ tố tụng (các căn cứ pháp lý), đó là khi vắng mặt bị can bị truy tố hoặc khi có cản trở mang tính cá nhân khác ngăn cản việc đưa vụ án ra xét xử trong một thời hạn đáng kể (Điều 205 - Chấm dứt tạm thời). Cũng thuộc các căn cứ pháp lý để đình chỉ tố tụng (phân biệt với tạm thời đình chỉ và cũng có nghĩa là từ chối xét xử) đó là khi có một cản trở mang tính thủ tục phát sinh sau khi đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử; khi một chuẩn mực hình sự áp dụng vào thời điểm thực hiện tội phạm được sửa đổi trước khi ra quyết định; và nếu tố tụng đang bị tạm hoãn tại toà án hình sự liên quan đến một tội phạm bị xử phạt theo luật cũ nhưng không bị xử phạt theo luật mới. Có thể hiểu là việc sửa đổi luật diễn ra trong thời gian tạm hoãn tố tụng. Do đó khi có căn cứ thì Toà án phải ra lệnh đình chỉ tố tụng. Các quyết định đình chỉ tố tụng này đều có thể bị khiếu nại trong thời hạn ngắn

nhất (Điều 206a - Chấm dứt mở phiên toà khi cản trở tố tụng và Điều 206b - Chấm dứt thủ tục tố tụng khi luật pháp có sửa đổi). Trường hợp sau khi có quyết định từ chối xét xử mà phát hiện các tình tiết hoặc chứng cứ mới thì có thể phục hồi tố tụng (Điều 211- Hiệu lực quyết định từ chối mở thủ tục chính).

Nhìn chung, trong giai đoạn tiền xét xử (ở Đức không có khái niệm về giai đoạn truy tố) có thể thấy rằng, Công tố viên có nhiều thẩm quyền hơn so với cảnh sát đối với việc ra lệnh áp dụng các biện pháp cưỡng chế tố tụng trong giai đoạn tiền xét xử.

Kết quả là trong suốt giai đoạn tiền xét xử, không chỉ thẩm quyền của Công tố viên mà cả những quyết định bãi bỏ tố tụng (đình chỉ) của họ đều là đối tượng kiểm soát của Thẩm phán tiền xét xử.Tuy nhiên, dưới góc độ phương pháp và chủ động trong hoạt động điều tra, công tố viên độc lập và hoàn toàn chịu trách nhiệm. Do đó, Công tố viên có quyền kiểm soát cảnh sát, bao gồm cả quyền chỉ đạo hoạt động điều tra, đưa ra các hướng dẫn, được thông báo về tiến độ điều tra và ra các lệnh để cảnh sát thực hiện nếu các hoạt động điều tra liên quan, ảnh hưởng đến các quyền cơ bản của công dân.

Một điểm đáng lưu ý nữa trong giai đoạn tiền xét xử là Thẩm phán của Đức khi tham gia tiến hành tố tụng có các chức năng khác nhau trong giai đoạn tiền xét xử và xét xử. Ở giai đoạn điều tra, Thẩm phán tiền xét xử (chứ không phải là công tố viên) thực hiện chức năng kiểm soát đối với các cơ quan có chức năng điều tra. Bất chấp vai trò chỉ đạo của công tố viên đã được BLTTHS quy định, thì công tố viên không thể ra tất cả các mệnh lệnh áp dụng các biện pháp cưỡng chế và hầu hết thẩm quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế tố tụng nghiêm khắc nhất thuộc về Thẩm phán tiền xét xử. Thẩm phán có quyền xem xét tính hợp pháp của các biện pháp do Công tố viên áp dụng, chứ không chỉ xem xét tính cần thiết của các biện pháp đó. Tuy nhiên, thẩm phán không có quyền thực hiện điều tra tư pháp. Nếu thông tin mà thẩm phán yêu cầu chưa được đáp ứng đủ thì Thẩm phán phải đề nghị cảnh sát hoặc

Công tố viên cung cấp thêm bằng chứng.

Khác với luật tố tụng Việt Nam, các quy định liên quan đến xét xử vụ án hình sự của Toà án tại phiên toà được quy định ở phần thủ tục xét xử. Bộ luật tố tụng hình sự CHLB Đức quy định về các quyết định và thông báo của Toà án (Chương IV) ở phần những quy định chung. Bên cạnh đó, Luật tố tụng hình sự của Liên bang Đức không quy định cụ thể về thẩm quyền, thủ tục và các căn cứ để Toà án trả hồ sơ vụ án hình sự để điều tra bổ sung cho Viện công tố, cũng như quy định thời gian Viện công tố phải hoàn thành hồ sơ điều tra bổ sung[56,tr.14].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế định trả hồ sơ để điều tra bổ sung theo luật tố tụng hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh phú thọ) luận văn ths luật 60380 (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)