Tăng cường công tác tập huấn và rút kinh nghiệm nghiệp vụ tại các cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế định trả hồ sơ để điều tra bổ sung theo luật tố tụng hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh phú thọ) luận văn ths luật 60380 (Trang 90)

tại các cơ quan điều tra, truy tố trên đại bàn tỉnh Phú thọ

Nghị quyết số 49 – NQ /TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã nêu rõ:

Công tác tư pháp còn bộc lộ nhiều hạn chế. Chính sách hình sự, chế định pháp luật dân sự và pháp luật về tố tụng tư pháp còn nhiều bất cập, chậm được sửa đổi, bổ sung, tổ chức, bộ máy, chức năng nhiệm vụ, cơ chế hoạt động của các cơ quan tư pháp còn bất hợp lý. Đội ngũ cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp còn thiếu; trình độ nhiệm vụ và bản lĩnh chính trị của một bộ phận cán bộ còn yếu, thậm chí có một số cán bộ sa sút về phẩm chất, đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp. Vẫn còn tình trạng oan, sai trong điều tra, bắt, giam giữ, truy tố, xét xử. Cơ sở vật chất, phương tiện làm việc của các cơ quan tư pháp còn thiếu thốn, lạc hậu. Cùng với những hạn chế nêu

trên, nhiệm vụ cải cách tư pháp đang đứng trước nhiều thách thức. Tình hình phạm tội diễn biến phức tạp, với tính chất và hậu quả ngày càng nghiêm trọng. Các khiếu kiện hành chính, các tranh chấp dân sự, kinh tế, lao động, các loại khiếu kiện và tranh chấp có yếu tố nước ngoài có chiều hướng tăng về số lượng và phức tạp, đa dạng hơn. Đòi hỏi của công dân và xã hội đối với các cơ quan tư pháp ngày càng cao; Các cơ quan tư pháp phải thật sự là chỗ dựa của công dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con người, đồng thời là công cụ hữu hiệu bảo vệ pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa, đấu tranh có hiệu quả các loại tội phạm và vi phạm… [2].

Như vậy, trong công cuộc cải cách tư pháp hiện nay, trước tình hình đội ngũ cán bộ tư pháp còn thiếu, trình độ nghiệp vụ còn yếu nên việc xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ tư pháp trong sạch, vững mạnh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Để có một đội ngũ cán bộ chất lượng đáp ứng yêu cầu công tác thì tỉnh Phú Thọ phải được thường xuyên bồi dưỡng thông qua các lớp tập huấn nghiệp vụ, hội thảo chuyên môn hàng năm, tọa đàm, xây dựng những chuyên đề… là rất cần thiết. Thông qua các lớp nghiệp vụ, hội thảo, tọa đàm này, Kiểm sát viên, Thẩm phán trao đổi, học hỏi nâng cao trình độ nghiệp vụ, trao đổi kinh nghiệm công tác, có nhận thức thống nhất về pháp luật. Thực tế trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, các cơ quan tiến hành tố tụng các cấp thường niên tổ chức cuộc họp rút kinh nghiệm ba ngành về nghiệp vụ, những vướng mắc trong thực tiễn và có sự tham dự đầy đủ của tất cả Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán. Cuộc họp thường đưa ra những vụ án điển hình để Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán rút kinh nghiệm, những tồn tại, thiếu sót, những nguyên nhân của những tồn tại, thiếu sót, giải pháp khắc phục và qua đó cũng tăng cường phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong

quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Như vậy, việc tăng cường công tác tập huấn và rút kinh nghiệm nghiệp vụ là rất cần thiết để các cán bộ trong ngành tư pháp không chỉ vững về chính trị mà còn có chuyên môn, nghiệp vụ cao.

3.5. Tăng cường kinh phí, cơ sở vật chất phục vụ công tác điều tra, truy tố trên đại bàn tỉnh Phú thọ

Một trong những nhiệm vụ của cải cách tư pháp là bảo đảm cơ sở vật chất cho hoạt động tư pháp:

Nhà nước phải bảo đảm điều kiện vật chất cho hoạt động tư pháp phù hợp với đặc thù của từng cơ quan tư pháp và khả năng của đất nước. Từng bước xây dựng trụ sở làm việc của các cơ quan tư pháp khang trang, hiện đại, đầy đủ tiện nghi. Ưu tiên trang bị phương tiện phục vụ công tác điều tra, đấu tranh phòng, chống tội phạm, công tác xét xử, công tác giám định tư pháp…Tăng cường áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của các cơ quan tư pháp [2].

Trong bất cứ một hoạt động nào, để đảm bảo cho hoạt động đó diễn ra thuận lợi nhất thì cơ sở vật chất luôn luôn đóng vai trò quan trọng, bên cạnh đó là kinh phí hoạt động. So với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước hiện nay thì hoạt động tư pháp ở tỉnh Phú Thọ chưa được quan tâm nhiều, việc đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí chưa tương xứng và phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ: ví dụ cơ sở vật chất ở một số địa phương còn thiếu thốn, phương tiện đi lại hạn chế đặc biệt khi phải đi khám nghiệm hiện trường, đi xác minh ở các tỉnh xa…; chế độ lương, phụ cấp của những người tiến hành tố tụng chưa được đảm bảo để họ thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Nguồn kinh phí do Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao còn hạn hẹp,

một số đơn vị được trang bị cơ sở vật chất là do nguồn kinh phí tại địa phương hỗ trợ nhiều. Do vậy, kiến nghị với Đảng, Nhà nước chú trọng hơn trong việc đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động cho các cơ quan trong ngành tư pháp, có chế độ lương và phụ cấp phù hợp cho Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân trực tiếp tiến hành tố tụng đáp ứng với nhiệm vụ được giao.

KẾT LUẬN

Chế định trả hồ sơ để điều tra bổ sung là một chế định đặc biệt trong tố tụng nước ta và một số nước khác, có phân biệt chức năng độc lập của Cơ quan điều tra và kiểm sát điều tra của Viện kiểm sát. Giữa các cơ quan tiến hành tố tụng ngoài quan hệ chế ước còn có quan hệ phối hợp vì nhiệm vụ đấu tranh phòng chống tội phạm chung. Chế định trả hồ sơ để điều tra bổ sung ít được đề cập trong các công trình nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên trên thực tế đó là một vấn đề đang được báo chí, dư luận nhiều người và nhiều ngành quan tâm.

Trong thực tiễn đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm thì trả hồ sơ để điều tra bổ sung đảm bảo cho việc giải quyết vụ án chính xác, khách quan, toàn diện không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội; bảo đảm quyền, lợi ích của công dân nói chung, người tham gia tố tụng nói riêng. Trả hồ sơ để điều tra bổ sung nói lên sự thận trọng quá trình giải quyết vụ án hình sự của các cơ quan tiến hành tố tụng khi trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng.

Tuy nhiên, thực trạng trả hồ sơ để điều tra bổ sung ngày càng có nhiều bất cập, có vụ án trả một lần, có những vụ án Viện kiểm sát đã trả hồ sơ để điều tra bổ sung, khi truy tố bị cáo ra trước Tòa, Tòa lại tiếp tục trả hồ sơ để điều tra bổ sung; Có những vụ án trả rất nhiều lần, mỗi lần một căn cứ, có những vụ trả hồ sơ vì hầu hết các căn cứ được quy định tại Điều 179 Bộ luật Tố tụng hình sự.

Thực trạng đó do có nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Nguyên nhân khách quan là do các quy định của pháp luật chưa chặt chẽ, các quy định của tố tụng hình sự về căn cứ, thẩm quyền, trách nhiệm trong trả hồ sơ để điều tra bổ sung là chưa rõ ràng. Nguyên nhân chủ quan là

do sai sót của các cơ quan, người tiến hành tố tụng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử. Xuất phát từ việc các cơ quan, người tiến hành tố tụng nhận thức và thực hiện chế định tố tụng này chưa đúng, có trường hợp còn lạm dụng việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung dẫn đến việc giải quyết vụ án bị kéo dài, gây tốn kém, thiệt hại về nhiều mặt và tạo ra những bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng đến uy tín của các cơ quan tiến hành tố tụng.

Trên cơ sở là những kết quả nghiên cứu, số liệu thống kê về trả hồ sơ để điều tra bổ sung, từ những thực trạng về trả hồ sơ để điều tra bổ sung tại Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân. Từ những sai sót, của các cơ quan tiến hành tố tụng; Những quy định của pháp luật còn thiếu sót, bất cập. Chúng tôi đề ra những giải pháp khắc phục, kiến nghị về những quy định của pháp luật cần sửa đổi bổ sung; Kiến nghị về việc nâng cao ý thức trách nhiệm của cơ quan, người tiến hành tố tụng; tăng cường mối quan hệ phối hợp và chế ước giữa các cơ quan tiến hành tố tụng và một số giải pháp, kiến nghị khác nhằm hạn chế việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng oan, sai trong tố tụng hình sự nói riêng và pháp luật hình sự nói chung.

Công tác xây dựng và hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật có vai trò quan trọng đối với việc thực hiện và nâng cao chất lượng công tác giải quyết các vụ án hình sự. Làm tốt nhiệm vụ này không chỉ góp phần vào việc hoàn thiện hệ thống pháp luật mà còn giúp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về chuyên môn, nghiệp vụ điều tra, truy tố và xét xử các loại vụ án. Nhậnthức được tầm quan trọng của công tác này, cho nên ngày 27/8/2010 ba ngành, ba cơ quan tiến hành tố tụng là Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao đã tiến hành ký kết Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC hướng dẫn về trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Hy vọng rằng, cùng với sự ra đời của thông tư liên tịch này các Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán sẽ hiểu một cách thống nhất các

quy định của pháp luật về trả hồ sơ để điều tra bổ sung, tránh tình trạng trả hồ sơ để điều tra bổ sung không đúng giữa các cơ quan tiến hành tố tụng.Trên đây là kết quả nghiên cứu ban đầu của chúng tôi về chế định trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong luật tố tụng Việt Nam. Là một đề tài tương đối mới mẻ và phức tạp do đó việc thiếu sót là khó tránh khỏi. Kính mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy giáo, cô giáo để luận văn được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. B. M.Xavidski (1997),“Suy đoán vô tội (tiếng Nga)”, NXB NORMA, M, tr.8.

2. Bộ Chính trị (2002), Nghị quyết số 48/2005/NQ-TW ngày 24/05/2005 về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật ViệtNam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.

3. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 49/2005/NQ-TW ngày 02/06/2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.

4. Chính phủ (2002), Chỉ thị số 10 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển

khai thực hiện nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới.

5. Lê Cảm (1999), “ Những cơ sở khoa học - thực tiễn của việc hoàn thiện pháp luật hình sự nước ta trong giai đoạn hiện nay”, Khoa học (KHXH), tr21.

6. Lê Cảm ( 2005), “ Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự ( phần chung)”, Sách chuyên khảo Sau đại học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

7. Lê Cảm (2006), “ Các nguyên tắc cơ bản của cải cách tư pháp trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam”, Tạp chí Toà án ( số 2

kỳ 1).

8. Lê Cảm (2004), “ Một số vấn đề lý luận chung về các giai đoạn tố tụng hình sự”,Tạp chí Kiểm sát, tr.22.

9. Nguyễn Ngọc Chí (2007)“ Các nguyên tắc cơ bản của Luật tố tụng hình sự”, Đề cương chi tiết bài giảng; Hà Nội.

10.Nguyễn Ngọc Chí (2015), Giáo trình Luật tố tụng hình sự, (TS .Nguyễn Ngọc Chí chủ biên), NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

11.Nguyễn Đức Dũng ( 2006 ), “ Những trường hợp trả hồ sơ để điều tra bổ sung theo quy định tại Điều 179 BLTTHS”, Tạp chí Toàán nhân dân, ( số 3 kỳ 1), 12.Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

13.Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14.Đảng cộng sản Việt Nam (2005), “Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ X”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15.Đại học Quốc gia Hà Nội (2007), Giáo trình Luật hình sự , NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

16.Bùi Kiên Điện và Hoàng Thị Sơn (1999), “Những nguyên tắc cơ bản của Luật TTHS Việt Nam”, NXB CAND, Hà Nội.

17.Đỗ Văn Đương (2007), “ Tiếp tục sửa đổi Bộ luật tố tụng hình sự theo tinh thần cải cách tư pháp”, Tạp chí Kiểm sát, tr.22.

18.Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Trung tâm nghiên cứu quyền con người, (2004) “ Các văn kiện quốc tế về quyền con người ”, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, tr.56 (1).

19.Vũ Đức Khiển (1995),“Công cuộc đổi mới và sửa đổi BLTTHS”,Kỷ

yếu đề tài khoa học cấp Bộ của Viện khoa học kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao, tr.3, Hà Nội.

20.Đỗ Mười (1995), “ Xây dựng Nhà nước pháp quyền là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị”, Thông tin Khoa học pháp

lý, Hà Nội.

21.Nguyễn Văn Huyên (1997), “Căn cứ quy định thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 5/1997, tr.56.

22.Trần Đình Nhã (1995), “Về đổi mới tổ chức cơ quan điều tra”, Kỷ yếu

Hội thảo khoa học của VKSNDTC, 1995, tr.107.

23.Khuất Văn Nga (1995),“Cải cách tư pháp và việc xây dựng BLTTHS (sửa đổi) ở nước ta”,Kỷ yếu Hội thảo khoa học của VKSNDTC, tr.95.

24.Lê Kim Quế (1989),“Những điều cần biết về điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án” , NXB pháp lý, Hà Nội, tr. 20.Hà Nội.

26. Đinh Văn Quế (2000), “ Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999 - Phần chung” NXB Thành phố Hồ Chí Minh năm 2000. tr.120-137 ( đồng phạm ), Hà Nội.

27.Đinh Văn Quế (2000), “ Thực tiễn xét xử và pháp luật hình sự ”, NXB Đà nẵng, tr.43, Hà Nội.

28.Quốc hội ( 1989), Bộ luật tố tụng hình sự nước CHXHCN Việt nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

29.Quốc hội ( 1999), Bộ luật hình sự nước CHXHCN Việt nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

30.Quốc hội (2001), Bộ luật tố tụng hình sự nước CHXHCN Việt nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

31.Quốc hội (2003), Bộ luật tố tụng hình sự nước CHXHCN Việt nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

32.Quốc hội (2013), Bộ luật tố tụng hình sự nước CHXHCN Việt nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

33.Quốc Hội (2013), Hiến pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, NXB Chính trị quốc gia, Hà nội.

34.Quốc hội ( 2014), Luật tổ chức Toà án nhân dân.

35.Quốc hội ( 2014), Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân.

36.Quốc hội ( 2015), Bộ luật hình sự nước CHXHCN Việt nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

37.Quốc hội (2015), Bộ luật tố tụng hình sự nước CHXHCN Việt nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

38.Toà án nhân dân Tối cao, ( Hội đồng Thẩm phán ) (2004), Nghị Quyết số 04 ngày 05/11/2004 của Hội đồng thẩm phán toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ 3 “ Xét xử sơ thẩm ” của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Hà Nội.

39.Toà án nhân dân tối cao (1990), các văn bản về Hình sự, Dân sự và Tố tụng hình sự, tr. 135, Hà Nội.

40.Toà án nhân dân tỉnh Phú Thọ ( 2012), Báo cáo tổng kết năm. 41.Toà án nhân dân tỉnh Phú Thọ ( 2013), Báo cáo tổng kết năm. 42.Toà án nhân dân tỉnh Phú Thọ Nội ( 2014), Báo cáo tổng kết năm. 43.Toàán nhân dân tỉnh Phú Thọ ( 2015), Báo cáo tổng kết năm. 44.Toà án nhân dân tỉnh Phú Thọ ( 2016), Báo cáo tổng kết năm.

45.Trung tâm ngôn ngữ học Việt Nam (2000), Từ điển tiếng việt, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội.

46.Trường đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình Luật tố tụng hình sự , NXB Công an nhân dân, Hà Nội.

47.Trường Đại học Luật Hà Nội (2007), Giáo trình Luật hình sự, NXB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế định trả hồ sơ để điều tra bổ sung theo luật tố tụng hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh phú thọ) luận văn ths luật 60380 (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)