1.2. Trảhồ sơđiều tra bổ sung trong tố tụng hình sự một số quốc gia trên thế
1.2.2. Quyđịnh về trảhồ sơ để điềutra bổ sung của Liên bang Nga
Bộ luật tố tụng hình sự Liên bang Nga được ĐuMa quốc gia thông qua ngày 22/11/2001 và được Hội đồng Liên bang phê chuẩn ngày 5/12/2001.Bộ luật gồm 18 Chương 473 Điều. Chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền xét xửcủa Toà án được quy định tại Mục 5 Chương II – Các chủ thể tham gia tố tụng hình sự. Theo quy định của Bộ luật tố tụng Liên bang Nga thì Toà án không phải là cơ quan truy tố hình sự, không thuộc bên buộc tội hoặc bên bào chữa. Toà án tạo điều kiện cần thiết để các bên thực hiện các nghĩa vụ tố tụng của mình thực hiện các quyền được giao cho họ
Điều 30 Khoản 2 quy định: Toà án cấp sơ thẩm xét xử vụ án hình sự với thành phần sau:
1...
2. Thẩm phán Toà án liên bang thẩm quyền chung và Đoàn bồi thẩm gồm 12 thành viên xét xử những vụ án theo yêu cầu của bị can về những tội phạm quy định tại khoản 3 Điều 31 Bộ luật này.
Điều 227 quy định – Quyền hạn của Thẩm phán đối với vụ án hình sự được chuyển đến Toà án:
những quyết định sau:
1) Chuyển vụ án theo thẩm quyền xét xử 2) Tiến hành điều tra sơ bộ
3) Đưa vụ án ra xét xử
2. Quyết định của Thẩm phán được thể hiện ở bản quyết định, trong đó nêu rõ:
1) Thời gian và địa điểm ra quyết định
2) Tên của Toà án, họ, tên, Thẩm phán ra quyết định
3) Những căn cứ của việc ra quyết định
3. Quyết định được ban hành trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày vụ án được chuyển đến Toà án. Nếu trong vụ án có bị can bị tạm giam thì Thẩm phán ra quyết định trong thời hạn không quá 14 ngày kể từ ngày vụ án được chuyển đến Toà án. Yêu cầu của các bên về việc nghiên cứu bổ sung hồ sơ vụ án trong thời hạn nói trên được Thẩm phán xem xét giải quyết theo thủ tục quy định tại Mục 15 Bộ luật này.
Khoản 2 Điều 229 - Những căn cứ tiến hành điều tra sơ bộ quy định: Khi có căn cứ để trả lại vụ án cho Kiểm sát viên trong những trường hợp quy định tại Điều 237 Bộ luật này.
Điều 236 quy định - Những quyết định do Thẩm phán ban hành khi kiểm tra sơ bộ
1. Căn cứ kết quả thẩm tra sơ bộ Thẩm phán ra một trong những quyết định sau:
1)...
2) Về việc trả hồ sơ vụ án cho Kiểm sát viên
2. Phán quyết của Thẩm phán thể hiện dưới hình thức bản quyết định phù hợp với những yêu cầu quy định tại Khoản 2 Điều 227 Bộ luật này.
1.Thẩm phán tự mình hoặc theo yêu cầu của một trong các bên trả lại hồ sơ vụ án cho Kiểm sát viên để khắc phục những trở ngại trong việc xét xử của Toà án trong những trường hợp, nếu:
1) Việc lập Cáo trạng hoặc quyết định truy tố vi phạm những quy định của Bộ luật này dẫn đến Toà án không có khả năng ra bản án hoặc quyết định dựa trên cơ sở bản Cáo trạng hoặc quyết định truy tố đó.
2) Bản sao bản Cáo trạng hoặc quyết định truy tố không được giao cho bị can
3) Cần thiết phải lập bản Cáo trạng hoặc quyết định truy tố và chuyển cho Toà án kèm theo quyết định biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
2. Trong những trường hợp quy định tại khoản 1 điều này Thẩm phán giao trách nhiệm cho Kiểm sát viên trong thời hạn 5 ngày phải bảo đảm khắc phục những vi phạm
3. Trong trường hợp trả hồ sơ vụ án cho Kiểm sát viên, Thẩm phán quyết định vấn đề về biện pháp ngăn chặn đối với bị can
Khoản 2 Điều 238 quy định - Tạm đình chỉ giải quyết vụ án 1.Thẩm phán ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án:
1) Trong trường hợp bị can bỏ trốn và không biết được họ đang ở đâu 2. Trong trường hợp quy định tại điểm 1 khoản 1 Điều này Thẩm phán tạm đình chỉ giải quyết vụ án và nếu bị can bị tạm giam bỏ trốn, thì trả hồ sơ cho Kiểm sát viên và giao cho Kiểm sát viên bảo đảm việc truy nã hoặc bị can không bị tạm giam nhưng bỏ trốn, thì áp dụng biện pháp tạm giam đối với họ và giao cho Kiểm sát viên bảo đảm việc truy nã họ
Như vậy, thẩm quyền ra quyết định trả hồ sơ là Thẩm phán và chủ thể nhận hồ sơ là Kiểm sát viên. Khi nhận hồ sơ, trong quá trình nghiên cứu nếu thấy cần phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung về tố tụng (tức là việc lập cáo trạng có vi phạm tố tụng dẫn đến Toà án không có khả năng ra bản án) hoặc bị can
bỏ trốn phải ra quyết định truy nã. Thẩm phán cũng có thể trả hồ sơ cho Kiểm sát viên theo yêu cầu của các bên tham gia tố tụng nếu có căn cứ cho rằng việc lập Cáo trạng có vi phạm. Khi trả hồ sơ cho Kiểm sát viên thì Thẩm phán phải ra quyết định nêu rõ nội dung trả hồ sơ để điều tra bổ sung và giao trách nhiệm cho Kiểm sát viên trong thời hạn 05 ngày phải bảo đảm khắc phục những vi phạm đó.
Những quy định về thẩm quyền, thủ tục và thời hạn của việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Toà án cấp sơ thẩm rất cụ thể, rõ ràng làm cho quá trình giải quyết vụ án được nhanh chóng đảm bảo đúng các quy định của pháp luật. Đây là điểm khác biệt so với quy định tương ứng trong pháp luật nước ta [19,tr.10]