Nâng cao trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế định trả hồ sơ để điều tra bổ sung theo luật tố tụng hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh phú thọ) luận văn ths luật 60380 (Trang 84 - 87)

3.3. Các giải pháp khác

3.3.1. Nâng cao trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành

kéo dài vụ án, đối phó với những sai sót hoặc làm oan người không có tội.

Tất cả các điều trên cần được luật hóa thành những quy định cụ thể trong Bộ luật Tố tụng hình sự. Cần quy định chế định trả hồ sơ để điều tra bổ sung thành một chương riêng, trong đó quy định về thẩm quyền, căn cứ, thời hạn, số lần, trách nhiệm... về trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Trong thẩm quyền cần bỏ điểm b khoản 2 Điều 39 và điểm b khoản 2 Điều 280 Bộ luật Tố tụng hình sự về nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán trong việc quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung; sửa điểm c khoản 2 Điều 280 Bộ luật Tố tụng hình sự theo hướng Thẩm phán chỉ có quyền ra quyết định tạm đình chỉ vụ án; trong căn cứ trả hồ sơ để điều tra bổ sung cần bỏ điểm b khoản 1 Điều 280 Bộ luật Tố tụng hình sự … mới đảm bảo chế định trả hồ sơ để điều tra bổ sung được thực hiện theo tinh thần của cải cách tư pháp.

3.3. Các giải pháp khác

3.3.1. Nâng cao trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng tiến hành tố tụng

Để khắc phục những khuyết điểm, thiếu sót trong các cơ quan tiến hành tố tụng, nhằm hạn chế tình trạng trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Bộ luật Tố tụng hình sự cần có những quy định về nâng cao trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng; Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của những người tiến hành tố tụng ngang tầm với sự phát triển của xã hội và yêu

cầu của cải cách tư pháp. Để thực hiện được yêu cầu này, cần đào tạo, nâng cao nhận thức, chất lượng và trách nhiệm của đội ngũ các chức danh những người tiến hành tố tụng.

Thứ nhất: Nâng cao trách nhiệm của Cơ quan điều tra, điều tra viên.Để

nâng cao trách nhiệm của Cơ quan điều tra, điều tra viên thì Cơ quan điều tra, điều tra viên phải tuyệt đối tuân thủ đúng các quy định của BLTTHS ngay từ giai đoạn khởi tố, điều tra. Tránh trường hợp phải trả hồ sơ điều tra bổ sung, bởi vì, có những loại vụ án nếu có trả hồ sơ điều tra bổ sung cũng không thực hiện được. Ví dụ: trong các vụ tai nạn giao thông không có chứng cứ nào khác ngoài chứng cứ để tại hiện trường, nếu Điều tra viên không trực tiếp tiến hành khám nghiệm hiện trường nhằm phát hiện dấu vết của tội phạm, thu giữ vật chứng và làm sáng tỏ các tình tiết có ý nghĩa đối với vụ án. Mà do Cảnh sát giao thông tiến hành khám nghiệm, đây là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng (Điều 150 Bộ luật tố tụng hình sự), nếu trong giai đoạn chuẩn bị xét xử Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung cũng không thể thu thập được các chứng cứ dấu vết ban đầu, vì hiện trường đã xáo trộn. Trường hợp này các tình tiết của vụ án cần phải điều tra bổ sung, nhưng không điều tra bổ sung được làm ảnh hưởng đến việc xác định sự thật vụ án, thiếu nó không thể kết án người phạm tội được. Việc tiến hành xét xử vụ án trong trường hợp này, đòi hỏi Hội đồng xét xử phải tập trung làm rõ những vấn đề mà Tòa án đã yêu cầu điều tra bổ sung nhưng không bổ sung được; kết quả tranh tụng tại phiên tòa là căn cứ để hội đồng xét xử ra bản án.

Thứ hai: Nâng cao trách nhiệm của Viện kiểm sát. Viện kiểm sát raquyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong thời hạn truy tố quy định tại khoản 1 Điều 166 của BLTTHS. Khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, nếu phát hiện có căn cứ trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì Viện kiểm sát phải kịp thời ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung, không được để hết thời hạn truy tố mới

quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung.Để nêu cao trách nhiệm của Viện kiểm sát trong trường hợp Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung, BLTTHS cần quy định: "Khi nhận lại hồ sơ do Tòa án trả để điều tra bổ sung, Viện kiểm sát phải có trách nhiệm thực hiện những yêu cầu của Tòa án. Trong trường hợp đã tiến hành điều tra mà không có kết quảthì Viện kiểm sát chuyển hồ sơ cho Tòa án và nói rõ lý do về việc điều tra bổ sung không có kết quả".

Thứ ba: Nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiêntòa,xét xử là nhiệmvụ

trọng tâm. Ngành Tòa án nhân dân cần quán triệt và thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, các Nghị quyết của Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội liên quan tới công tác của ngành Tòa án nhân dân, đặc biệt là Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2001 và Nghị quyết 49/NQ-TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp [3.tr,4].

Thực hiện tốt các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng xét xử, đẩy nhanh tiến độ giải quyết, xét xử các loại vụ án;

Cần tập trung nâng cao năng lực, trình độ, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, Thẩm phán, đảm bảo xem xét, khách quan, toàn diện các tình tiết của vụ án.

Đề cao chế độ trách nhiệm cá nhân đối với từng chức danh cán bộ, công chức, đặc biệt là người đứng đầu đơn vị và Thẩm phán. Tăng cường công tác kiểm tra và xử lý nghiêm minh đối với các tập thể và cá nhân cán bộ, công chức của Tòa án có vi phạm.

Hạn chế việc Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung trong thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại Điều 176 của BLTTHS. Hội đồng xét xử chỉ yêu cầu điều tra bổ sung một lần trong suốt quá trình giải quyết vụ án, và khi việc điều tra bổ sung thực sự nhằm mục đích làm sáng rõ vụ án và đảm bảo cho vụ án được xét xử một cách khách quan, toàn diện, đúng pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế định trả hồ sơ để điều tra bổ sung theo luật tố tụng hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh phú thọ) luận văn ths luật 60380 (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)