Thực trạng áp dụng quyđịnh về trảhồ sơđiều tra bổ sung trong giả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế định trả hồ sơ để điều tra bổ sung theo luật tố tụng hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh phú thọ) luận văn ths luật 60380 (Trang 67 - 72)

2.2.1. Tình hình chung về kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ

Phú Thọ là một tỉnh Trung du miền núi phía Bắc của Việt Nam, có vị trí trung tâm vùng và là cửa ngõ phía Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội. Tỉnh Phú Thọ nằm trên trục hành lang kinh tế Hải Phòng – Hà Nội – Côn Minh (Trung Quốc), phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía Tây tiếp giáp thành phố Hà Nội, phía Nam giáp tỉnh Hoà Bình, phía Bắc giáp tỉnh Yên Bái và Tuyên Quang. Phú Thọ cách sân bay quốc tế Nội Bài 50km, cách Trung tâm thành phố Hà Nội 80km, cách cảng Hải Phòng 170km, cách cửa khẩu quốc tế Hà Khẩu (giữa Lào Cai - Việt Nam và Vân Nam - Trung Quốc) và cửa khẩu Thanh Thủy – Lạng Sơn 200km và là nơi hợp lưu của ba con sông lớn: sông Hồng, sông Đà và sông Lô.

lợi và tiềm năng to lớn để sản xuất kinh doanh, giao lưu, phát triển kinh tế với cả trong nước và ngoài nước.

Phú Thọ còn là mảnh đất cội nguồn, vùng đất tổ của dân tộc Việt Nam. Tại đây có đền thờ các Vua Hùng và hệ thống di tích lịch sử, lễ hội dày đặc, mỗi lễ hội có một sắc thái riêng đặc sắc và độc đáo, là tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch, dịch vụ.

Diện tích đất tự nhiên 3.532 km2, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 97.610 ha, đất rừng là 195.000 ha với 64.064 ha rừng tự nhiên, đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 10.000 ha, các loại đất khác là 19.299 ha.

Tỉnh Phú Thọ có trên 1,4 triệu người với 21 dân tộc anh em cùng sinh sống. Số người trong độ tuổi lao động khoảng 800.000 người (60% dân số) trong đó lực lượng lao động trẻ chiếm 65%, lao động qua đào tạo trên 40%.

Tỉnh Phú Thọ có 13 huyện, thành, thị gồm thành phố Việt Trì (là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá của tỉnh Phú Thọ và là thành phố về miền lễ hội cội nguồn các dân tộc Việt Nam), thị xã Phú Thọ và các huyện: Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Tam Nông, Thanh Thuỷ, Hạ Hoà, Thanh Ba, Đoan Hùng, Lâm Thao, Phù Ninh.

Trong 5 năm (2005-2010), tỉnh Phú Thọ đã đạt mức tăng trưưởng khá, GDP bình quân đạt 10,6% /năm; quy mô của nền kinh tế tăng 2,24 lần so với năm 2005; thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 11,8 triệu đồng (tương đương với 637USD), tăng 2,2 lần so với 2005; Cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao đông chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng ngành Công nghiệp - xây dựng đạt 38,6%, Nông - Lâm nghiệp: 25,6%, Dịch vụ: 35,8% (năm 2010).

Giáo dục đào tạo phát triển, chất lượng giáo dục được nâng cao, đáp ứng yêu cầu xây dựng xã hội học tập; quy mô đào tạo của các trường đại học và cao đẳng dậy nghề tiếp tục được mở rộng, tăng 21,1% so với năm 2005. Mạng lưới y tế các tuyến được củng cố, 100% các xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40%, giải quyết việc

100% số xã có đường ô tô đến trung tâm, có điện lưới quốc gia và có điện thoại; 100% số trạm y tế xã có bác sỹ và 100% thôn bản có cán bộ y tế; năm 2007 đã hoàn thành xóa nhà tạm cho hộ nghèo [29,tr.1].

2.2.2. Kết quả xử lý các vụ án hình sự trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Trong những năm vừa qua, cùng với sự phát triển về kinh tế, xã hội trên địa bàn cả nước, kinh tế, xã hội của tỉnh Phú Thọ có những khởi sắc nhất định. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển kinh tế xã hội thì vấn đề an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn có những diễn biến rất phức tạp. Số vụ án hình sự trên địa bàn xảy ra nhiều, năm sau cao hơn năm trước, với mức độ ngày càng nguy hiểm. Điều này được thể hiện qua bảng số liệu sau.

Bảng 2.1. SỐ LIỆU THỤ LÝ ÁN HÌNH SỰ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌTỪ NĂM 2012 ĐẾN 2016 Năm 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng Tổng số vụ án khởi tố 1267 1331 1315 1249 1153 6.315 Tổng số bị can, bị cáo 1957 2334 2341 2196 2027 10.855

Nguồn: Tòa án sát nhân dân tỉnh Phú Thọ[26,27,28,29,30]

Như vậy, qua bảng số liệu trên cho thấy, tình hình thụ lý giải quyết án hình sự trên địa bàn toàn tỉnh Phú Tho ̣ hàng năm là 6.315 vụ. Thống kê cho thấy số vụ thụ lý tăng giảm không đều giữa các năm, xu hướng chung là giảm từ 1.267 vụ năm 2012 xuống 1.153 vụ năm 2016. Tổng số bị can bị khởi tố trong giai đoạn là 10.855 bị can và xu hướng tăng từ 1.957 bị can năm 2012 lên 2.027 bị can năm 2016 (mặc dù số vụ có xu hướng giảm). Điều này cho thấy quy mô vụ án với số người tham gia ngày càng tăng, trung bình một vụ án có 2 bị can tham gia.

Qua công tác giải quyết án hình sự , các cơ quan tiến hành tố tụng đã khởi tố 6.315 vụ án hình sự các loại . Kết quả điều tra truy tố xét xử được thể hiê ̣n qua bảng số liê ̣u sau:

Bảng 2.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA, TRUY TỐ, XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ

Giai đoa ̣n điều tra (Cả số tồn năm trước) Giai đoa ̣n truy tố Giai đoa ̣n xét xử

(Cả số tồn năm trước) Số vu ̣ Số bi ̣ can Số vu ̣ Số bi ̣ can Số vu ̣ Số bi ̣ cáo

2012 1267 1957 1155 2072 1178 2077 2013 1331 2334 1.186 2.324 1.213 2.357 2014 1315 2341 1142 2348 1172 2413 2015 1249 2196 1110 2190 1144 2360 2016 1153 2027 1051 2127 1051 2125 Tổng 6.315 10.855 5.644 11.061 5.758 11.332

Nguồn:Viê ̣n kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Thọ

Qua bảng số liê ̣u trên ta thấy , kết quả công tác điều tra truy tố xét xử của các cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Phú Thọ luôn đạt kết quả cao , năm sau cao hơn năm trước. Kết quả này góp phần đảm bảo an ninh chính tri ̣, trâ ̣t tự an toàn xã hội , đấu tranh có hiê ̣u quả đối với các tô ̣i pha ̣m trên đi ̣a bàn tỉnh . Nhằm củng cố niềm tin của quần chúng nhân dân vào công lý , vào hoạt động có hiệu quả của các cơ quan bảo vệ pháp luật.

2.2.3. Thực trạng trả hồ sơ để điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hành tố tụng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

* Thực trạng trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Viện kiểm sát

Thực tế trả hồ sơ để điều tra bổ sung tại Viện kiểm sát đã được Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Thọ thống kê trong 05 năm như sau: Từ năm 2012 đến năm 2016 Viện kiểm sát các cấp đã trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra để điều tra bổ sung 434 vụ, chiếm tỷ lệ 7,05% trên tổng số 3.135 vụ do Cơ quan điều tra để điều tra, kết thúc điều tra đề nghị truy tố.

Lý do trả hồ sơ để điều tra bổ sung về chứng cứ chiếm tỷ lệ 73,76%, bổ sung về tố tụng:11,92%, để yêu cầu khởi tố bổ sung hoặc thay đổi tội danh: 7,98%, vì lý do khác: 6,74%; có 121 vụ sau khi tiến hành điều tra bổ sung đã

dẫn đến đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.

Các vụ án phải trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung nêu trên chủ yếu thuộc các chuyên án lớn, có nhiều bị can và phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, xảy ra tại nhiều địa bàn trong tỉnh.

Việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung được Viện kiểm sát thực hiện có nề nếp, đúng quy định của pháp luật, đúng trình tự thủ tục. Tỷ lệ các vụ án trả hồ sơ để điều tra bổ sung được các cơ quan điều tra chấp nhận tương đối lớn. Trong số 412 vụ mà Viện kiểm sát các cấp trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra để điều tra bổ sung thì chỉ có 22 vụ là không được Cơ quan điều tra chấp nhận.

Trong 22/432 vụ án chiếm tỷ lệ 0,5% không được Cơ quan điều tra cùng cấp chấp nhận và thực hiện việc điều tra bổ sung. Số vụ trả hồ sơ để điều tra bổ sung không được chấp nhận chủ yếu do quan điểm đánh giá về chứng cứ, do đó đánh giá chứng cứ là một phần vô cùng quan trọng trong giải quyết án hình sự. Tuy vậy, tỷ lệ hồ sơ không được chấp nhận là thấp, thể hiện về cơ bản việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung là có căn cứ, đúng pháp luật.

* Thực trạng tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

Theo số liệu của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Thọ, trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến năm 2016, Tòa án các cấp trả hồ sơ để điều tra bổ sung là 688 vụ chiếm 12% tổng số vụ án Viện kiểm sát truy tố. Trong đó 58 vụ không được Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra chấp nhận chiếm tỷ lệ 8,4%. Tỷ lệ số vụ án trả hồ sơ để điều tra bổ sung đã được Viện kiểm sát chấp nhận là tương đối cao. Đối với các yêu cầu điều tra bổ sung không được chấp nhận đã được Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có ý kiến bằng văn bản giữ nguyên kết luận điều tra hoặc quyết định truy tố.

Các vụ án do Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhưng không được Viện kiểm sát chấp nhận chủ yếu do quan điểm đánh giá chứng cứ, tố tụng, tội danh và quan điểm xử lý vụ án giữa các cơ quan tiến hành tố tụng khác

nhau hoặc việc điều tra bổ sung không có căn cứ, không cần thiết đối với việc giải quyết vụ án… Từ thực trạng này, nhiều Viện kiểm sát địa phương đã có kiến nghị với Chánh án Tòa án các cấp để cùng rút kinh nghiệm và khắc phục.

2.3. Những kết quả đạt được và hạn chế trong hoạt động trả hồ sơ điều tra bổ sung tại tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế định trả hồ sơ để điều tra bổ sung theo luật tố tụng hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh phú thọ) luận văn ths luật 60380 (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)