3.4. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về điều kiện nuô
3.4.2. Giải pháp về tổ chức, thực hiện
- Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi.
Công tác chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi cần được tiến hành thường xuyên ở các cấp nhằm phát hiện những khó khăn, vướng mắc phát sinh để kịp thời có những hướng dẫn cụ thể. Đồng thời, xử lý kiên quyết đối với những hành vi vi phạm pháp luật và khen thưởng những cá nhân, tổ chức đã có nhiều đóng góp cho công tác giải quyết nuôi con nuôi.
- Tuyên truyền rộng rãi nâng cao hiểu biết về pháp luật nuôi con nuôi. Việt Nam nên học tập một số nước tổ chức các lớp tập huấn cách làm cha mẹ, cách nuôi dạy con cho các bậc cha mẹ. Quan hệ nuôi con nuôi là một quan hệ xã hội gắn liền với quyền và lợi ích của trẻ, đây cũng là vấn đề rất nhạy cảm, tế nhị. Mục đích nhân đạo, mong muốn muốn tìm kiếm cho trẻ một gia đình thay thế đúng mục đích rất dễ bị một số kẻ lợi dụng để trục lợi. Vậy nên phải
thu hút sự quan tâm, đồng tình và ủng hộ với việc nuôi con nuôi để người dân hiểu được mục đích nhân đạo, ý nghĩa của việc nuôi con nuôi trước hết là vì quyền lợi của đứa trẻ, thứ nữa là vì tình cảm tốt đẹp gắn bó giữa hai bên: bên nhận nuôi và bên được nhận nuôi. Điều đó một phần cũng đóng góp cho sự phát triển của đất nước về tiềm năng nhân lực con người.
- Tiếp tục nâng cao trình độ, nhận thức của cán bộ làm công tác đăng ký nuôi con nuôi, ý thức chấp hành pháp luật của người dân.
Tiếp tục và thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về nuôi con nuôi để nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ làm công tác giải quyết việc nuôi con nuôi. Mở rộng hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về nuôi con nuôi phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi địa phương, đặc biệt là vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người… để nâng cao ý thức pháp luật của người dân.
KẾT LUẬN
Các quy định về điều kiện nuôi con nuôi ngày càng chặt chẽ và phù hợp với pháp luật quốc tế trong việc cho nhận con nuôi nhằm bảo đảm các quyền của trẻ em, bảo đảm việc nuôi con nuôi được tiến hành trên nguyên tắc nhân đạo, vì lợi ích tốt nhất của trẻ em. Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha mẹ và con không dựa trên quan hệ huyết thống tự nhiên nhằm hình thành một gia đình mới giống như gia đình gốc của trẻ. Do đó khi tham gia vào quan hệ nuôi con nuôi người nhận nuôi và người được nhận làm con nuôi phải thỏa mãn các điều kiện theo quy định của pháp luật. Các điều kiện nuôi con nuôi theo Luật Nuôi con nuôi năm 2010 trên cơ sở kế thừa các quy định từ Luật HN & GĐ đã góp phần hoàn thiện các quy định bảo vệ quyền trẻ em trong lĩnh vực nuôi con nuôi và đảm bảo thực thi có hiệu quả trong thực tế, ngăn chặn được những tiêu cực trục lợi, đảm bảo mục đích của việc xác lập quan hệ nuôi con nuôi lâu dài, bền vững.
Luận văn phân tích, đánh giá các điều kiện nuôi con nuôi theo luật nuôi con nuôi năm 2010, bao gồm các điều kiện đối với các chủ thể có liên quan trong việc cho nhận con nuôi và thủ tục, trình tự, thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi. Trong đó các điều kiện nuôi con nuôi là cơ sở pháp lý, là điều kiện cần của việc nuôi con nuôi. Điều kiện đủ để việc nuôi con nuôi có giá trị pháp lý là sự thể hiện ý chí của các bên chủ thể về mong muốn xác lập quan hệ nuôi con nuôi bằng việc đi đăng ký nuôi con nuôi tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Sự thể hiện ý chí này là hoàn toàn tự nguyện, trung thực, không vụ lợi, không bị ép buộc, không bị đe dọa hay mua chuộc. Vì vậy trong quá trình thực hiện việc đăng ký nuôi con nuôi, các điều kiện của việc nuôi con nuôi phải được xem xét một cách đầy đủ và toàn diện. Nếu các bên không có đủ các điều kiện mà pháp luật quy định thì cơ quan đăng ký có quyền từ chối
Việc phân tích, đánh giá quy định về điều kiện nuôi con nuôi để chỉ ra những điểm vướng mắc, bất cập, trên cơ sở đó nêu ra một vài kiến nghị để hoàn thiện pháp luật nuôi con nuôi. Theo đó việc sửa đổi, bổ sung thêm các quy định về điều kiện của người được nhận nuôi và người nhận nuôi con nuôi là thực sự cần thiết đảm bảo việc nuôi con nuôi đúng mục đích, trẻ em được nuôi dưỡng, giáo dục trong môi trường gia đình. Một số quy định cần sửa đổi như Luật Nuôi con nuôi nên bổ sung quy định trẻ em có điều kiện hoàn cảnh nhất định mới được cho làm con nuôi để đảm bảo mục đích của việc cho – nhận con nuôi là chỉ cho trẻ làm con nuôi khi trẻ không có sự chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục của gia đình; Luật nên quy định độ tuổi tối thiểu và tối đa của người nhận nuôi con nuôi đảm bảo việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con nuôi tốt nhất… Nuôi con nuôi là lĩnh vực nhạy cảm, ảnh hưởng lớn đến quyền lợi giữa các bên, đặc biệt là đối với trẻ em. Do đó, các quy định về điều kiện nuôi con nuôi phải chặt chẽ bảo đảm quyền sống trong môi trường gia đình của trẻ và tạo khung hành lang pháp lý bảo vệ trẻ em được cho làm con nuôi.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ tư pháp (2009), Báo cáo đánh giá tác động của dự thảo Luật Nuôi con nuôi năm 2010, Hà Nội.
2. Hà Đình Bốn (2009), “Tăng cường bảo đảm quyền trẻ em được sống trong gia đình” Tạp chí dân chủ và pháp luật, (Chuyên đề pháp luật về
nuôi con nuôi).
3. Chính Phủ (2002), Nghị định số 32/2002/NĐ-CP ngày 27/3/2002 quy định việc áp dụng Luật hôn nhân và gia đình đối với các dân tộc thiểu số, Hà Nội.
4. Chính phủ (2002), Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, Hà Nội.
5. Chính Phủ (2005), Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 về
đăng ký và quản lý hộ tịch, Hà Nội.
6. Chính Phủ (2006), Nghị định số 69/2006/NĐ-CP ngày 21/7/2006 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 69/NĐ-CP, Hà Nội.
7. Chính Phủ (2008), Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 quy định về điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội, Hà Nội.
8. Chính phủ (2011), Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 quy định chi tiết một số điều của Luật Nuôi con nuôi năm 2010, Hà Nội.
9. Chính Phủ (2012), Nghị định số 81/2012/NĐ-CP quy định điều kiện, thủ tục
thành lập, tổ chức hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội, Hà Nội.
10. Cục Con nuôi (2009), Báo cáo rà soát quy định pháp luật hiện hành về nuôi con nuôi, Hà Nội.
11. Cục Con nuôi (2014), Báo cáo sơ kết 03 năm thực hiện Luật Nuôi con nuôi và 02 năm thi hành công ước LaHay về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế.
12. Phan Thùy Dương (2013), Thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi qua thực tiễn tại Thừa Thiên Huế, Luận văn thạc sĩ luật học – Khoa Luật Đại
học quốc gia Hà Nội.
13. Nguyễn Thị Hải (2011), Bảo vệ quyền trẻ em trong quan hệ nuôi con nuôi theo pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sỹ luật học - Trường Đại
học Luật Hà Nội.
14. Bùi Thị Thu Hằng (2009) "Tình hình lợi dụng việc nuôi con nuôi trong nước để hưởng chính sách đãi ngộ - Thực trạng và giải pháp", Tạp chí Dân chủ và pháp luật, (Chuyên đề pháp luật về nuôi con nuôi).
15. Bùi Thị Thu Hằng (2009), "Vài nét khái quát pháp luật Việt Nam về nuôi con nuôi", Tạp chí Dân chủ và pháp luật, (Chuyên đề pháp luật về nuôi
con nuôi).
16. Bùi Thị Hương (2011), Nuôi con nuôi theo pháp luật Việt Nam, Luận
văn thạc sỹ luật học, Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội.
17. Ngô Thị Hường (2007), “Hoàn thiện chế định nuôi con nuôi theo pháp luật Việt Nam”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Trường Đại học Luật Hà Nôi.
18. Nguyễn Phương Lan (2004), “Bản chất pháp lý của việc nuôi con nuôi theo pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Luật học, (3).
19. Nguyễn Phương Lan (2007), Cơ sở lý luận và thực tiễn của chế định pháp lý về nuôi con nuôi ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, trường Đại
học Luật Hà Nội.
20. Nguyễn Phương Lan (2009), "Nuôi con nuôi thực tế - Thực trạng và giải pháp", Tạp chí Dân chủ và pháp luật, (Chuyên đề pháp luật về nuôi con nuôi). 21. Nguyễn Phương Lan (2010), “Một số vấn đề về điều kiện nuôi con
nuôi”, Tạp chí Luật học, (tháng 3).
22. Liên hợp quốc (1989), Công Ước Liên Hiệp quốc về quyền trẻ em.
24. Nhà pháp luật Việt - Pháp (1966), Bộ luật dân sự của Cộng hòa Pháp,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
25. Thanh Phương (2014), Giáo dục lối sống, đạo đức gia đình trong cuộc sống của mỗi con người, http://sovhttdl.thaibinh.gov.vn.
26. Quốc hội (2000), Luật Hôn nhân và gia đình, Hà Nội.
27. Quốc hội (2004), Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, Hà Nội. 28. Quốc hội (2005), Bộ luật dân sự, Hà Nội, Hà Nội.
29. Quốc hội (2008), Luật Quốc tịch Việt Nam, Hà Nội. 30. Quốc hội (2010), Luật Nuôi con nuôi, Hà Nội.
31. Tạp chí dân chủ và pháp luật (2010), “Số chuyên đề về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài”, Tạp chí dân chủ và pháp luật, Bộ tư pháp.
32. Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa (1972), Bộ Dân luật Sài Gòn, Sài Gòn. 33. Viện sử học Việt Nam (dịch thuật) (1991), Bộ luật Hồng Đức, Nxb pháp
lý, Hà Nội. Trang Web 34. http://www.saigonminhluat.com/index.php?option=com_content&view= article&id=7432:nhng-bt-cp-i-vi-vic-nhn-nuoi-con-nuoi&catid=374:tu- lieu-sinh-vien-luat&Itemid=566. 35. http://baophapluat.vn/dia-phuong/nha-chua-nhan-tre-bo-roi-lam-con- nuoi-la-trai-luat-184560.html. 36. http://www.baomoi.com/Dien-bien-vu-mua-ban-tre-em-chua-Bo-De-tu- khi-lo-tay/104/14668915.epi. 37. http://dantri.com.vn/xa-hoi/se-giai-the-khu-nuoi-duong-tre-em-o-chua- bo-de-928838.htm. 38. http://www.tinmoi.vn/co-nen-tiep-tuc-duy-tri-hoat-dong-cham-nuoi-tre- em-tai-chua-bo-de-011316439.html. 39. http://phunudanang.org.vn/vn/742-vai-tro-cua-gia-dinh-trong-viec-hinh- thanh-nhan-cach-tre.html.