Bernado M Cremades Luật sư, Văn phòng luật sư B Cremades và cộng sự, Madrid “Bồi thường thiệt hại theo thoả thuận trong trường hợp không thực hiện hợp đồng, điều khoản phạt vi phạm và cơ chế bồ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại (Trang 47 - 48)

hại theo thoả thuận trong trường hợp không thực hiện hợp đồng, điều khoản phạt vi phạm và cơ chế bồi

thường thiệt hại mang tính chất răn đe trong các hợp đồng quốc tế” Tham luận tại Hội thảo Hợp đồng

kinh doanh, thương mại theo quy định của Luật Thương mại Việt Nam và bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

Trong trường hợp chứng minh được rằng bên vi phạm đã có hành vi lừa dối hoặc gian lận, thì bên yêu cầu có quyền được nhận bồi thường bổ sung mang tính răn đe ngoài số tiền bồi thường thiệt hại mang tính đền bù.

Sự khác biệt chủ yếu giữa bồi thường thiệt hại mang tính răn đe và điều khoản phạt vi phạm thể hiện ở chỗ điều khoản phạt vi phạm phải được các bên quy định cụ thể ngay trong hợp đồng kèm theo các yếu tố bù trừ, trong khi bồi thường thiệt hại mang tính răn đe hoàn toàn có thể được yêu cầu mà không cần phải quy định trước trong hợp đồng. Sự giống nhau là ở chỗ cả hai biện pháp này đều mang tính chất của một chế tài dân sự.

Khái niệm bồi thường thiệt hại mang tính chất răn đe nhìn chung được công nhận và thực hiện tại Hoa Kỳ. Trong pháp luật Mỹ, nhiều trường hợp không thực hiện hợp đồng nếu có thủ đoạn gian dối thì đều bị buộc bồi thường thiệt hại mang tính răn đe. Đặc biệt hơn nữa một bên cam kết mua hoặc bán hàng hoá có thể đã làm điều đó vì gian lận, không ngay tình hoặc cũng có thể cam kết thiết kế, sản xuất hoặc sử dụng một sản phẩm vì lỗi nghiêm trọng37.

Khái niệm này xuất phát từ hệ thống pháp luật Anh - Mỹ và hiện nay chưa được thừa nhận trong các hệ thống pháp luật thành văn vốn được xây dựng theo một lý thuyết hoàn toàn khác.

Đa số các các nước theo hệ thống pháp luật thành văn đều không thừa nhận và cũng không chấp nhận hình thức bồi thường thiệt hại mang tính răn đe. Bởi hình thức này bị chỉ trích là gần như mang tính phạt vi phạm mà lại không có được sự bảo đảm tố tụng phù hợp. Trong pháp luật Anh, bồi thường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)