thiệt hại mang tính răn đe không được quy định trong hợp đồng nói chung, hiếm khi được sử dụng và chỉ hạn chế trong lĩnh vực trách nhiệm ngoài hợp đồng.
Vấn đề bồi thường thiệt hại mang tính chất răn đe trong thủ tục trọng tài quốc tế được đặc biệt quan tâm. Trong các thủ tục trọng tài quốc tế mang tính thương mại, bồi thường thiệt hại để răn đe có thể được yêu cầu trong hai tình huống sau:
Thứ nhất, khi thủ tục trọng tài được tiến hành tại một tổ chức trọng tài
Mỹ.
Thứ hai, trong trường hợp thủ tục trọng tài đang tiến hành không được
tôn trọng, khi hợp đồng quy định luật áp dụng là luật của Mỹ, hoặc luật của một nước khác có thừa nhận khái niệm bồi thường thiệt hại có tính chất răn đe.
Về cơ bản, chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có những điểm tương đồng với chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại. Tuy nhiên, xuất phát từ những điểm khác biệt về trụ sở kinh doanh hay trụ sở ở những nước khác nhau của các bên tham gia quan hệ hợp đồng, hàng hoá chuyển dịch qua biên giới do đó có những điểm khác biệt nhất định thể hiện ở các khía cạnh như trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, các bên thường soạn thảo các điều khoản như phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại, điều khoản về sự kiện bất khả kháng và thông thường mức bồi thường bị giới hạn bởi mức trách nhiệm cụ thể mà theo đó có mức trần (giá trị tuyệt đối %) hoặc mức phần trăm theo giá trị hợp đồng. Mặt khác, trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thường quy định về chế tài bồi thường thiệt hại răn đe và được áp dụng phổ biến trong hệ thống pháp luật Anh - Mỹ.
Chƣơng 3
MỘT SỐ BẤT CẬP VÀ PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG LUẬT VỀ BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG