Cách tiếp cận dựa trên quyền về chuyển đổi giới tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảm bảo quyền của người chuyển giới ở việt nam hiện nay (Trang 27 - 29)

1.2. Một số vấn đề lý luận về quyền của ngƣời chuyển giới

1.2.2. Cách tiếp cận dựa trên quyền về chuyển đổi giới tính

Tiếp cận dựa trên quyền là cách thức, phương pháp lấy yếu tố quyền con người làm trung tâm trong việc xây dựng chính sách, pháp luật về các quyền con người và nhấn mạnh vào trách nhiệm của nhà nước với tư cách là người mang nghĩa vụ với công dân – người mang quyền (cách tiếp cân cũ là dựa theo nhu cầu quản lý). Vì vậy, cách tiếp cận dựa trên quyền nhằm mục đích cao nhất là bảo đảm nhân phẩm của mỗi cá nhân, là cách thức tiếp cận đang được các quốc gia phát triển áp dụng và là xu thế của tương lai.

Việc chuyển đổi giới tính được tiếp cận dựa trên quyền, là một khía cạnh của quyền con người lại càng phải được quan tâm. Khi mà hiện nay số người chuyển giới và nhu cầu chuyển giới ở Việt Nam đang ngày càng tăng, cũng như thu hút được dư luận xã hội tại các chương trình truyền hình. Vì vậy, công tác xây dựng pháp luật về chuyển đổi giới tính là nhu cầu nội tại của cộng đồng chuyển giới và cũng là bối cảnh mà các quốc gia cần trao quyền chuyển giới cho công dân của mình.

Vì những lẽ trên, cách tiếp cận dựa trên quyền khi quy định các vấn đề pháp lý về chuyển đổi giới tính cần được nhìn nhận ở góc độ sau:

Thứ nhất, cần công nhận tính hợp pháp của chuyển đổi giới tính. Sự công nhận và hợp pháp hóa việc chuyển giới là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất để đảm bảo quyền của người chuyển giới. Quyền chuyển giới là quyền đầu tiên, cơ bản của người chuyển giới và là nghĩa vụ quan trọng của nhà nước về việc hợp pháp hóa hành vi chuyển giới. Vì vậy, việc phẫu thuật chuyển đổi giới tính được coi hợp pháp tại các quốc gia công nhận quyền chuyển giới, và có nhiều quốc gia cho rằng chỉ cần xác định bản dạng giới (không cần phẫu thuật) vẫn được công nhận là người chuyển giới như tại Nam

Phi, theo đạo luật về tình trạng giới thì người chuyển giới có thể tới Bộ Nội vụ để xin sửa phần giới tính trong giấy khai sinh... Tại các quốc gia cho phép tiến hành phẫu thuật chuyển giới cũng cần có cơ chế để kiểm soát rằng việc phẫu thuật này là đúng đắn với nhu cầu tự nhiên của con người (không vì mục đích kiếm sống hay nhằm trốn tránh trách nhiệm hình sự).

Sự công nhận hợp pháp của việc chuyển đổi giới tính còn được thể hiện rằng nhà nước không chỉ cho phép phẫu thuật mà còn phải có nghĩa vụ thúc đẩy cho quá trình thực hiện phẫu thuật mang lại hiệu quả tốt nhất cho người chuyển giới. Bởi người chuyển giới là nhóm yếu thế (nhóm xã hội dễ bị tổn thương) nên nhà nước cần có sự hỗ trợ về tài chính đối với việc phẫu thuật như các chính sách về tài chính khác mà nhà nước đã dành cho trẻ em, người già, người dân tộc thiểu số… Bởi, ở góc xác định bản dạng giới đúng với giới tính sinh học thì phẫu thuật là cần thiết vì lý do nhân đạo. Một số quốc gia trên thế giới hỗ trợ một nửa hay miễn phí chuyển đổi giới tính. Như vậy, khi Việt Nam xây dựng chính sách, pháp luật cần sửa đổi những quy định cấm thực hiện phẫu thuật chuyển giới và bổ sung các quy định để cụ thể hóa việc chuyển đổi giới tính và có những hỗ trợ cần thiết cho người chuyển giới.

Thứ hai, cần công nhận giới tính của người chuyển giới dựa trên nhu cầu xác định bản dạng giới. Sau khi chuyển giới, nhu cầu công nhận giới tính mới là cần thiết, bởi nó là sự thừa nhận của cộng đồng và cũng là cơ sở để xác định quyền và nghĩa vụ mới của họ với nhà nước. Vào thời điểm năm 2013 vẫn còn quy định tại 18 quốc gia ở châu Âu rằng chỉ công nhận người chuyển giới khi họ không còn khả năng sinh sản [7, tr.19] hay việc phẫu thuật chỉ được tiến hành sau khi phẫu thuật bộ phận sinh dục và cần phải có kết quả chuẩn đoán sức khỏe tâm thần trong thủ tục công nhận chuyển giới. Nhưng với cách tiếp cận dựa trên quyền, vào tháng 4/2017 Tòa án nhân quyền ở Châu Âu đã phán quyết rằng việc yêu cầu triệt sản để hợp pháp hóa giới tính là vi phạm luật nhân

quyền và tất cả tòa án của quốc gia thành viên của Cộng đồng Châu Âu phải tuân thủ nguyên tắc pháp lý này [32]. Nhưng các quốc gia thành viên vẫn chưa bãi bỏ quy định triệt sản là yêu cầu bắt buộc, quy định này tại các quốc gia châu Âu dựa trên quan điểm rằng chuyển giới là một loại bệnh (tâm thần) nên cần có các chuẩn đoán bắt buộc trong các thủ tục để công nhận giới tính mới.

Thứ ba, cần quan tâm đến các quyền về sức khỏe của người chuyển giới như như quan tâm đến quyền về sức khỏe của nhóm dễ bị tổn thương khác. Tiếp cận dựa trên quyền cần đảm bảo rằng người chuyển giới có thể có quyền thông tin, quyền được sống trong điều kiện để tự bảo vệ mình khỏi các bệnh lây qua đường sinh dục cũng như tiếp cận các dịch vụ y tế để phòng tránh cách dịch bệnh có hiệu quả, được đối xử, chăm sóc mà không có sự phân biệt đối xử nào. Bên cạnh đó, việc hỗ trợ về sức khỏe tinh thần của người chuyển giới cũng cần được quan tâm, bởi trước đó họ bị sự kì thị, bị phân biệt đối xử.

Hiện nay dư luận đã dần tiếp thu người chuyển giới và công nhận những đóng góp xã hội của người chuyển giới, trước bối cảnh này thì phương pháp tiếp cận dựa trên quyền là yêu cầu, là phương pháp cần được các nhà làm luật quan tâm khi cụ thể hóa Điều 37 Bộ luật dân sự năm 2015 và Luật chuyển đổi giới tính trong thời gian tới, trong đó cần nhấn mạnh đến vai trò của nhà nước – chủ thể mang nghĩa vụ và sự tham gia của các tổ chức y tế, tổ chức chính trị - xã hội và người dân để đảm bảo sự hòa nhập cộng đồng của người chuyển giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảm bảo quyền của người chuyển giới ở việt nam hiện nay (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)