Sơ lược về cộng đồng người chuyển giới tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảm bảo quyền của người chuyển giới ở việt nam hiện nay (Trang 48 - 51)

Trường hợp đầu tiên về chuyển giới tại Việt Nam theo Đại Việt Sử ký toàn thư, dẫn theo Đại Việt Thông sử năm 1759 là trường hợp “người con gái Nghệ An biến thành con trai” [7, tr.127].

Ở Việt Nam, nhiều tổ chức đã có những nghiên cứu đa chiều về các nhóm đồng tính và song tính, việc nghiên cứu người chuyển giới chủ yếu đề cập trong nghiên cưu chung về nhóm LGBT. Hiện nay, chủ yếu có iSEE là tổ chức nghiên cứu nhiều nhất về nhóm người chuyển giới tại Việt Nam.

Mặc dù chưa có điều tra nào về số người chuyển giới, nhưng theo cuộc điều tra mang tên “Có bao nhiêu người là người đồng tính, song tính, chuyển giới” do Gary Gates chủ biên (Học viện William, UCLA, 2011) cho kết quả khác nhau từ 0,1 đến 0,5% dân số tại các quốc gia là người chuyển giới, ước tính cộng đồng chuyển giới tại Mỹ chiếm khoảng 0,3% dân số (khoản 700.000 người). Như vậy, nếu theo cách tính này thì tại Việt Nam số người chuyển giới khoảng 300.000 người, sự hiện diện và lên tiếng của những người chuyển giới ngày càng nhiều hơn. Điều này đã có tác động không nhỏ tới sự thay đổi về mặt luật pháp. Theo khảo sát của ISEE vào năm 2016 khi làm phiếu hỏi và được hoàn thành bởi 2.362 người tham gia thì tỷ lệ người tự nhận là chuyển giới nam (17,2%), người chuyển giới nữ chiếm rất ít chỉ 1,4%, trái ngược với kết quả quan sát thông thường là nhóm chuyển giới nữ hiện diện nhiều trong xã hội [5, tr.33].

408 bản hoàn thiện thì có kết quả tự nhận về bản dạng giới của nhóm FTM cao hơn so với nhóm MTF (306 người nhóm FTM chiếm 75%, nhóm MTF chỉ có 102, chiếm 25%) [29]. Trong số trên, chỉ có một trường hợp duy nhất – là người chuyển giới nữ - hiện đã phẫu thuật hoàn toàn (cả phần trên và phần dưới). Hơn một nửa 52.9% chưa từng trải qua can thiệp y tế hay sử dụng hóoc-môn, 8,3% đã trải qua phẫu thuật cắt hoặc cấy ngực. Sự khác biệt về những tỷ lệ này ở hai nhóm là không đáng kể. Với những người đã trải qua phẫu thuật chuyển giới, độ tuổi trung bình khi chính thức phẫu thuật chuyển giới tính trong nghiên cứu này là gần 24 tuổi và người trải qua phẫu thuật sớm nhất là năm 13 tuổi, và muộn nhất là năm 51 tuổi [26].

Trong đó thể hiện tình trạng can thiệp cơ thể hiện nay của người chuyển giới như sau (khảo sát trên 408 người chuyển giới):

Biểu đồ 2.1: Tình trạng can thiệp y tế hiện nay của người chuyển giới [26]

Một kết quả nghiên cứu khác của iSSE cho thấy, 78% người chuyển giới muốn phẫu thuật chuyển giới, như vậy là cứ 5 người chuyển giới thì sẽ có 4 người có nhu cầu làm phẫu thuật chuyển đổi giới tính. Số còn lại không

chọn: điều kiện kinh tế chưa đủ (79,6%); pháp luật chưa cho phép (51,9%); gia đình không cho phép (42,7%); sợ bị ảnh hưởng sức khỏe (38,5%); sợ bị kì thị (17%); khác (14,1%) [7, tr.132].

Đa phần những NCG là sống với cha mẹ, anh chị em, ông bà và trong tình trạng độc thân. Tuy nhiên, ngành nghề thường có nhiều NCG công khai là nghệ thuật và giải trí như phục vụ nhà hàng, khách sạn, pha chế, ca sĩ… Cùng với đó, iSEE đưa ra câu hỏi về việc “bạn đã công khai với gia đình, hàng xóm, bạn bè, đồng nghiệp là người LGBT?” thì tỷ lệ trả lời như sau:

Bảng 2.1: Tỷ lệ người tham gia khảo sát về tình trạng công khai vể giới tính của mình với người xung quanh [5, tr. 37]

KHÔNG CÔNG KHAI ĐÃ CÔNG KHAI TỔNG GIA ĐÌNH 48,8% 48,9% 2274 HÀNG XÓM 78,4% 18,9% 2231 BẠN BÈ 10,5% 88,3% 2340 ĐỒNG NGHIỆP 47,2% 38,0% 2236

Qua con số trên còn thấy NCG hay nhóm người LGBT đã dần bộc bộ công khai bản dạng giới của mình và cũng cần chú ý đó là, việc NCG lộ diện, công khai cũng sẽ có những tác động tích cực đến thái độ ủng hộ của xã hội đối với các vấn đề về quyền của NCG. Một cuộc khảo sát cho thấy đối với những người biết hai người cùng giới sống chung như vợ chồng thì tỉ lệ ủng hộ là 39,4% còn những người không biết thì tỉ lệ ủng hộ là 24,4%; đối với những người có quen ai là người đồng tính thì tỉ lệ ủng hộ là 44,8% còn những người không quen thì tỉ lệ ủng hộ là 31,1% [13, tr.91]. Mặc dù có thể mang lại tác động tích cực như vậy nhưng trong thực tế, việc NCG sống co cụm, ngại tiếp xúc, công khai cũng còn khá phổ biến. Dĩ nhiên điều này cũng xuất phát từ những lý do khách quan nhất định (bị kỳ thị, sợ gia đình biết…)

nhưng cũng cần phải nhận thức rằng việc sống công khai, cởi mở sẽ góp phần giúp cho mọi người xung quanh hiểu về mình hơn và đôi khi sẽ ủng hộ mình hơn trong những trường hợp nhất định như ủng hộ cho phép NCG kết hôn hay quyền phẫu thuật chuyển giới…

Cùng với việc phải hứng chịu thái độ kỳ thị, phân biệt đối xử, có quá ít thông tin và tài liệu về cộng đồng người chuyển giới cũng như những vấn đề cá nhân và xã hội mà họ đang phải đối mặt. Ngoài một vài diễn đàn mạng của cộng đồng, hầu như không có nguồn thông tin chính thống nào về người chuyển giới ở Việt Nam. Những thông điệp còn mang nặng định kiến, thiếu thực tế trên báo chí và một số kênh truyền thông đã tạo nên và củng cố thêm những hiểu biết sai lệch và thái độ kỳ thị xã hội đối với người chuyển giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảm bảo quyền của người chuyển giới ở việt nam hiện nay (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)