Sự cần thiết phải ghi nhận và bảo vệ quyền của ngƣờ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảm bảo quyền của người chuyển giới ở việt nam hiện nay (Trang 33 - 36)

giới trong pháp luật

Thứ nhất, quyền của NCG là những quyền tự nhiên mà NCG có

Các học thuyết, quan điểm về quyền con người mới chỉ giúp cho các quyền được biết đến dưới dạng có thể và góp phần khẳng định hơn nhu cầu có quyền. Các quyền và nhóm quyền chỉ có ý nghĩa trên thực tiễn khi được xã hội thừa nhận, được pháp luật bảo đảm, bảo vệ. Không có pháp luật thì không thực sự có quyền.

Về bản chất, quyền con người là những đặc quyền (quyền tự nhiên) mà con người có, vậy nên quyền của NCG cũng tuân theo nguyên lý này, họ cũng cần được pháp luật ghi nhận, bảo đảm, bảo vệ các quyền đặc trưng của nhóm mình để NCG có điều kiện thuận lợi hơn khi thực hiện, bảo vệ các quyền còn

lại. Vì vậy, pháp luật ghi nhận quyền của NCG là một yêu cầu tất yếu của đòi hỏi từ cuộc sống và sự tiến bộ trong nhận thức.

Thứ hai, việc ghi nhận trong pháp luật là sự cụ thể hóa các quyền tự nhiên của NCG vào cơ chế minh bạch và được bảo đảm bởi quyền lực nhà nước

Thông qua việc ghi nhận trong pháp luật sẽ đặt ra nghĩa vụ cho các chủ thể khác trong xã hội phải tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ các quyền của NCG, hình thành quy tắc ứng xử chung cho toàn xã hội khi đối xử với NCG tại những nơi công cộng như trường học, nơi khám chữa bệnh, nơi làm việc… và cả trong chính gia đình của NCG.

Quyền con người mang giá trị phổ quát, toàn cầu, nên các văn bản pháp luật quốc tế (các điều ước quốc tế đa phương) cũng rất quan tâm đến quyền và các khía cạnh của quyền dành cho NCG. Trong hệ thống pháp luật quốc gia, quyền con người được thể chế hóa và bảo vệ bởi Hiến pháp và các luật chuyên ngành. Các quy định trong Hiến pháp, luật được ban hành công khai đến từng người dân và trong trường hợp cần thiết được cơ quan hành pháp (Chính phủ) hướng dẫn thi hành một số quy định trong pháp luật cần được làm rõ trên thực tế bởi các Nghị định chuyên biệt và được các Bộ chuyên môn hướng dẫn thi hành Nghị định bằng các Thông tư. Với hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quốc ghi ghi nhận, bảo đảm về quyền của NCG, qua đó NCG có cơ hội thực hiện quyền của mình và các chủ thể khác (chủ yếu là cơ quan nhà nước) có nghĩa vụ bảo đảm, bảo vệ các quyền này.

Thứ ba, nhóm NCG là nhóm người yếu thế trong xã hội

Thực trạng về số lượng NCG tại các quốc gia chiếm từ 0,1-0,5% dân số và bên cạnh đó họ bị xã hội kì thị, phân biệt đối xử đã đẩy NCG vào hệ quả trở thành đối tượng dễ bị xâm phạm quyền và lợi ích bên cạnh các nhóm yếu thế khác. Người chuyển giới không có tiếng nói trong xã hội, khi bị vi phạm về quyền và lợi ích họ thường có xu hướng tự co cụm lại và chấp nhận sự thiệt

thòi cho bản thân, bởi chính gia đình, trường học, nơi làm việc, nơi ở còn xa lánh thì xã hội cũng sẽ miệt thị họ như là một loại “bệnh hoạn”… Với những yếu tố này, NCG cần có pháp luật để bảo vệ họ khỏi những xâm hại trên.

Nếu pháp luật vẫn không hay chưa ghi nhận quyền của NCG thì sẽ dẫn đến hoặc tiếp tục bị xã hội kì thị, bị phân biệt đối xử… vô hình đẩy NCG trở thành nhóm đối tượng có tác động tiêu cực đến xã hội và có thể trở thành chủ thể của tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

Thứ tư, NCG không phải là nhóm người mang trong mình một loại bệnh và không phải là hiện tượng mang tính chất tạm thời

Sự tồn tại của NCG là một sự tất yếu của chu kì phát triển sinh học của loài người, nó xuất hiện trong mọi xã hội, trong mọi giai đoạn lịch sử của mỗi quốc gia. Chính sự phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa giữa các quốc gia đã góp phần cho NCG muốn có tiếng nói trong xã hội, muốn đòi hỏi các quyền cho mình để đảm bảo quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hành phúc. Họ cần sự công nhận của xã hội và được đối xử công bằng như các chủ thể khác, bởi khi họ sinh ra bản dạng giới và giới tính sinh học không trùng với nhau đã khiến họ không được là chính mình mong muốn. Họ cũng là một cá thể sống, một công dân và là thành viên trong xã hội, họ cũng cần được công nhận sự tồn tại của mình được có quyền chuyển giới, quyền kết hôn, quyền được tự do. Nhiều quốc gia cũng đã băn khoăn rằng liệu hợp pháp hóa quyền chuyển giới có làm cho hiện tượng “chuyển giới ồ ạt” hay không? Với những cá nhân khi đưa ra băn khoăn này vô hình chung đã nhìn nhận NCG mang trong mình một loại bệnh, và bệnh này sẽ lây lan cho người khác ở việc tác động vào ý thức về bản dạng giới. Sẽ không phủ nhận rằng khi quyền chuyển giới được hợp pháp thì thời gian đầu NCG tiến hành các thủ tục để được coi là đã chuyển đổi giới tính sẽ chiếm số lượng lớn, nhưng sẽ dần ổn định và ít đi, bởi việc phẫu thuật chuyển giới không phải là công việc đơn giản và người

Chính vì vậy, việc ban hành pháp luật vẫn là điều cần thiết. Việc phân biệt đối xử với NCG tại chính gia đình, nơi làm việc, trường học… buộc nhà nước phải có tiếng nói, điều chỉnh hợp lý để có những quy phạm pháp luật vừa giải quyết mẫu thuẫn xã hội, duy trì trật tự công cộng vừa bảo vệ toàn diện các quyền cơ bản mà NCG đáng được có để hưởng thụ các quyền con người cơ bản khác.

Như vậy, ghi nhận quyền của NCG trong pháp luật là một nhu cầu tất yếu của sự phát triển, là góp phần tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ phẩm giá của NCG nói riêng, con người nói chung. Pháp luật ghi nhận quyền của NCG vừa bảo đảm cho NCS có cơ sở pháp lý để tự bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình vừa yêu cầu các chủ thể khác trong xã hội phải tạo điều kiện, tôn trọng, bảo vệ các quyền của NCG khi họ thực hiện trên thực tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảm bảo quyền của người chuyển giới ở việt nam hiện nay (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)