3.2.1.Hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với người chuyển giới
Các giải pháp để hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với người chuyển giới cần kết hợp các yếu tố về chính trị - kinh tế - pháp lý – văn hóa – xã hội tại Việt Nam để có chính sách phù hợp.
Thứ nhất, tích cực tham gia văn bản quốc tế về công nhận quyền của NCG. Nhà nước muốn có cái nhìn rộng mở hơn đối với người chuyển giới và cần tích cực hơn trong việc tham gia các điều ước quốc tế về quyền của NCG thì trước mắt và lâu dài Việt Nam cũng cần quan tâm đến các Tuyên bố của Liên Hợp quốc và Ủy ban Nhân quyền quốc tế về xu hướng tình dục và bản dạng giới với các nội dung khuyến nghị và yêu cầu các quốc gia phải thực thi như việc thừa nhận quyền của người chuyển giới được thay đổi giới tính bằng cách cho phép họ thay đổi giấy khai sinh mới, thay đổi thông tin giấy tờ tùy thân… Khuyến nghị này trở thành căn cứ để khi ban hành chính sách, pháp luật cần hợp lý trong điều kiện hiện tại của Việt Nam.
Dù hành động bỏ phiếu thuận cho Nghị quyết 32/2 của Ủy ban Nhân quyền của Liên hợp quốc về việc bổ nhiệm một Chuyên gia độc lập với nhiệm vụ thúc đẩy giải quyết bạo lực và phân biệt đối xử dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới mới chỉ chứng tỏ rằng Việt Nam đã dần tiếp nhận về việc cần thiết phải bảo vệ quyền của NCG.
Thứ hai, chính sách dành cho các chủ thể thể phải công bằng và bình đẳng
Để đảm bảo sự bình đẳng, công bằng giữa NCG và các chủ thể khác trong các quan hệ xã hội thì pháp luật cần ghi nhận và bảo đảm quyền của
NCG trên mọi mặt giáo dục, y tế, lao động, gia đình… Chính sách này cần phải được cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật để xóa bỏ việc phân biệt đối xử và tạo điều kiện cho NCG hòa nhập dễ dàng vào cộng đồng, trong đó cần quan tâm đến chính sách việc làm tạo ra cơ hội bình đẳng giới, chính sách hỗ trợ y tế dành cho NCG khi tiến hành can thiệp y tế, chính sách về quan hệ gia đình như nuôi con nuôi…
Thứ ba, tính nhất quán trong thừa nhận quyền của người chuyển giới
Pháp luật dân sự đã ghi nhận chuyển đổi giới tính tại Điều 37 BLDS 2015 thì cần phải nhất quán với vấn đề công nhận pháp lý mới của NCG liên quan đến các quyền nhân thân đi liền như là hệ quả của việc chuyển đổi giới tính. Nhà nước cần phải có phương án cụ thể về điều kiện chuyển đổi giới tính và đưa các vấn đề còn đang tranh cãi về lý luận để thể chế hóa thành các quy định chung trong Luật chuyển đổi giới tính trong thời gian tới. Và có định hướng để công nhận hoàn toàn về mặt pháp lý các vấn đề liên quan đến quyền chuyển đổi giới tính.
Thứ tư, chính sách phải phù hợp với điều kiện kinh tế và xã hội tại Việt Nam
Muốn quản lý nhà nước tốt trong lĩnh vực liên quan đến hoạt động chuyển đổi giới tính thì cần thay đổi chính sách y tế là yêu cầu đầu tiên. Các quy định về cơ sở tiến hành can thiệp y tế (tiêm hormone, phẫu thuật bộ phận trên cơ thể…) cần minh bạch, đầy đủ về điều kiện pháp lý và điều kiện y tế để đảm bảo việc tiến hành chuyển giới không vì mục đích thương mại hay hoạt động nghề nghiệp mà phải coi việc chuyển giới là nhằm phục vụ cho người chuyển giới. Điều này nhằm tránh cho các chủ thể tự cho mình là NCG hay có những mục đích cá nhân (muốn đánh bóng tên tuổi, trốn tránh trách nhiệm cá nhân, nghĩa vụ công dân…) để tiến hành chuyển giới.
Chính sách y tế cũng cần quan tâm, bổ sung danh mục được hưởng trợ cấp từ bảo hiểm y tế đối với hoạt động phẫu thuật dành cho người chuyển giới
khi có giấy tờ xác định của cơ sở y tế cấp phép rằng họ đủ điều kiện (là người chuyển giới có mong muốn chuyển giới).
3.2.2.Đưa phương pháp tiếp cận dựa trên quyền vào quá trình xây dựng, thi hành pháp luật dựng, thi hành pháp luật
Khi coi quyền chuyển đổi giới tính là quyền con người thì cần phải thể chế hóa bằng các quy định pháp luật cụ thể, trong đó cần cụ thể về các quyền yêu cầu phẫu thuật chuyển đổi giới tính, quyền yêu cầu thay đổi thông tin trên giấy tờ tùy thân và các quyền nhân thân khác là hậu quả phát sinh từ quyền chuyển đổi giới tính.
Trong quá trình xây dựng pháp luật liên quan đến quyền của NCG cần học tập kinh nghiệm của nước ngoài với định hướng rằng: quyền dành cho ai? (chỉ công dân Việt Nam hay cả người nước ngoài sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam); có cần thiết phải đặt ra điều kiện để chuyển đổi giới tính về yêu cầu bắt buộc phải có can thiệp y học (đặc biệt yêu cầu triệt sản) hay chỉ cần có giấy chứng nhận tâm lý và y học để làm các thủ tục hành chính – pháp lý công nhận giới tính mới; cần xác định chủ thể có thẩm quyền công nhận giới tính mới và cơ quan này nên là Tòa án, bởi chỉ Tòa án mới có quyền tư pháp và phù hợp với tình hình hiện nay tại Việt Nam về chức năng và trình độ chuyên môn hơn là lựa chọn khối cơ quan Ủy ban cấp Huyện; cần tách rời quy trình y tế và quy trình pháp lý để đảm bảo sức khỏe của NCG khi tiến hành chuyển giới sẽ do cơ quan chuyên môn chịu trách nhiệm (Cơ quan Y tế).
3.2.3.Hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động của các tổ chức xã hội về bảo vệ quyền của người chuyển giới về bảo vệ quyền của người chuyển giới
Cần tiếp tục nghiên cứu xây dựng Luật về Hội tạo cơ sở pháp lý thống nhất cho hoạt động của các tổ chức xã hội (trong đó có các tổ chức thúc đẩy, bảo vệ quyền của người LGBT). Với luật này, cần có sự nhìn nhận đầy đủ hơn theo hướng tổ chức xã hội nói riêng và Nhân dân nói chung phải thực sự
là trọng tâm của phát triển xã hội, là đối tác phát triển của Nhà nước. Bên cạnh đó, cũng cần xây dựng, hoàn thiện một số luật có liên quan: Luật về tự do ngôn luận; Luật về tự do hội họp và biểu tình; giám sát, phản biện xã hội; trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước để từ đó các tổ chức xã hội có một số quyền cụ thể (như quyền tham gia xây dựng pháp luật, tham gia quản lý nhà nước...).
3.2.4.Hoàn thiện thiết chế bảo vệ quyền của người chuyển giới
Thiết chế chủ yếu để bảo vệ quyền của người chuyển giới được đề cập là: Tòa án và cơ quan nhân quyền quốc gia.
Do hiện nay nhiều quy định pháp luật chưa được giải thích rõ ràng về liên quan đến chuyển giới và quyền chuyển giới. Vì vậy, cần nghiên cứu trao thẩm quyền giải thích Hiến pháp, pháp luật cho Tòa án; nâng cao các yếu tố bảo đảm tính độc lập trong xét xử của Tòa án.
Nên trao cho Tòa án thẩm quyền tạm dừng việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật có quy định trái với Hiến pháp, luật… trong quá trình thực hiện chức năng xét xử. Nếu chỉ được giao thẩm quyền đề xuất, kiến nghị như hiện nay sẽ rất khó để Tòa án có nhiều cơ hội để bảo vệ quyền của người chuyển giới đáp ứng nhu cầu thực tế.
Mặc dù trong một số trường hợp có thể chưa có các quy định pháp luật điều chỉnh nhưng Tòa án có thể thông qua hoạt động xét xử dựa trên các nguyên tắc cơ bản của pháp luật về không phân biệt đối xử, về bình đẳng giữa các chủ thể và lẽ công bằng như tại Điều 3, Điều 6 BLDS 2015 để bảo vệ tốt hơn các quyền, lợi ích chính đáng của NCG và phù hợp với bản chất tự nhiên của họ. Và những bản án này sẽ được xét duyệt để công bố trở thành án lệ - nguồn cho hoạt động xét xử của Tòa án với các vụ việc tương tự trong tương lai.
Các công trình nghiên cứu về thiết chế bảo vệ quyền con người tại Việt Nam khi đề xuất về mô hình cơ quan nhân quyền quốc gia theo mô hình phổ
biến tại các quốc gia trên thế giới: Ủy ban nhân quyền quốc gia; Hội đồng nhân quyền quốc gia; Cơ quan thanh tra Quốc hội; Cơ quan chuyên trách về một vấn đề nhân quyền cụ thể đều có xu hướng chọn lựa thiên về Ủy ban nhân quyền quốc gia (58%). Bởi hiện nay, các quốc gia khu vực Đông Nam Á đều có các cơ quan nhân quyền quốc gia như Thái Lan, Malaysia, Philippines… trong khi mô hình cơ quan nhân quyền quốc gia tại Việt Nam được lựa chọn và thành lập thì trước mắt Việt Nam cần thành lập Ủy ban quốc gia về nhóm người LGBT như là một giải pháp trước mắt và lâu dài để vừa làm công tác quản lý nhà nước vừa là cơ quan đầu mối, cơ quan thúc đẩy quyền của nhóm LGBT tại Việt Nam. Bởi hiện nay, các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương thì tại Việt Nam đều có các Ủy ban quốc gia chuyên biệt như Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của Phụ nữ (thành lập năm 1993), Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi (thành lập năm 2006) Ủy ban quốc gia về người dân tộc thiểu số, Ủy ban quốc gia về trẻ em (thành lập theo Quyết định số 856/QĐ-TTg ngày 15/6/2017), Ủy ban về người khuyết tật (thành lập theo Quyết định số 1717/QĐ-TTg ngày 6/10/2015). Vì vậy, cần nghiên cứu xây dựng theo phương án: thành lập ủy ban nhân quyền quốc gia có bộ phận chuyên về bảo vệ và thúc đẩy quyền của nhóm LGBT; hoặc là thành lập Cơ quan chuyên trách về LGBT có chức năng quản lý nhà nước nói chung và có thẩm quyền giải quyết các khiếu nại cũng như đầu mối tiếp nhận các vụ việc liên quan đến nhóm người LGBT nói chung và NCG nói riêng.
3.2.5.Cần mở rộng mô hình hỗ trợ người chuyển giới của cộng đồng
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần nhân rộng các mô hình hỗ trợ cộng đồng về phòng, chống bạo lực gia đình hoạt động có hiệu quả như hai chương trình cuả của Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam là “Ngôi nhà bình yên” với chức năng tham vấn, nhà trẻ, nơi trú ẩn an toàn trong trường hợp khẩn cấp, chăm sóc y tế, tư vấn tâm lý và giúp dạy nghề, tạo việc
làm cho những phụ nữ bị bạo lực gia đình và mô hình “Địa chỉ tin cậy ở cộng đồng” nhằm tư vấn giải quyết mâu thuẫn, phòng, chống bạo lực gia đình, bạo lực học đường... [13, tr.146]. Các mô hình này có thể góp phần bảo vệ quyền của NCG trong trường hợp bị bạo lực gia đình (đặc biệt đối với đối tượng trẻ em, phụ nữ là NCG).