3.1. Giải pháp về pháp luật
3.1.2. Nội dung cần sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật chuyên
đảm bảo quyền của NCG ở Chương 2, pháp luật chuyên ngành có các điều khoản liên quan đến quyền của người chuyển giới cần sửa đổi, bổ sung những nội dung sau:
- Luật Hộ tịch 2014 và Luật Căn cước công dân 2014:
Để tạo ra sự thống nhất giữa quy định tại Điều 37 BLDS 2015 với luật chuyên ngành là Luật Hộ tịch 2014 và Luật Căn cước công dân 2014 về quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi. Cần bổ sung quy định tại Khoản 2 Điều 3 Luật Hộ tịch 2014 và tại Khoản 1 Điều 23 Luật Căn cước công dân 2014 về căn cứ thay đổi hộ tịch của cá nhân theo quyết định của Tòa án có thẩm quyền công nhận giới tính mới cho người đã can thiệp y học để chuyển đổi giới tính và đổi thẻ căn cước công dân. Trình tự, thủ tục tiến hành thay đổi hộ tịch và thay đổi thông tin trong dữ liệu căn cước công dân đối với cá nhân đã can thiệp y học để chuyển đổi giới tính cần phải được quy định rõ ràng trong văn bản hướng dẫn thi hành về vấn đề này.
Vì vậy, cá nhân sau khi đã can thiệp y học để chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ thay đổi Hộ tịch phù hợp theo quy định của pháp luật về Hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi. Nói một cách cụ thể, cá nhân sau khi đã chuyển đổi giới tính được thay đổi Tên gọi và giới tính trên các giấy tờ tùy thân và có liên quan khác phù hợp với giới tính mà người đó đã chuyển đổi; được bảo vệ hình ảnh, thông tin cá nhân; danh dự, uy tín, nhân phẩm cũng như đời sống riêng tư.
- Luật Hôn nhân và gia đình 2014
Cá nhân sau khi đã can thiệp y học để chuyển đổi giới tính có quyền kết hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.
Cần nhận thức về quan hệ hôn nhân giữa người chuyển giới nữ với người nam giới sinh học, hoặc giữa người chuyển giới nam với người nữ giới
sinh học hoặc hôn nhân giữa người chuyển giới nữ với người chuyển giới nam sau khi quyết định công nhận đã can thiệp y học để chuyển đổi giới tính có hiệu lực pháp luật là hôn nhân khác giới, không phải hôn nhân đồng giới. Vì vậy, pháp luật cần phải công nhận quyền kết hôn của NCG. Bởi lẽ, khi những người này đã được Tòa án có thẩm quyền ra quyết định công nhận giới tính mới và họ đã tiến hành thay đổi Hộ tịch cũng như các thông tin trong dữ liệu căn cước công dân phù hợp với giới tính đã chuyển đổi. Do vậy, khi cơ quan về hộ tịch xem xét quyền kết hôn của một người là phải xem xét giới tính mới đã được công nhận để cho rằng việc kết hôn của họ sau khi chuyển đổi giới tính là hợp pháp, kế cả trong trường hợp giới tính sinh học vẫn chưa hoàn thiện vì hoạt động phẫu thuật liên quan đến bộ phận sinh dục (nếu pháp luật không bắt buộc) chưa được tiến hành thì vẫn không nên coi đây là kết hôn đồng giới. Vì vậy, cần bổ sung Điều 6 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:
Cá nhân đã được công nhận giới tính mới có quyền kết hôn mà không vi phạm các điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều luật này.
- Luật nuôi con nuôi 2010
Người chuyển đổi giới tính và cặp vợ, chồng kết hôn hợp pháp trong đó có ít nhất một người là người chuyển đổi giới tính được quyền nhận nuôi con nuôi theo quy định của Luật nuôi con nuôi hiện hành.
Khi đã công nhận quyền kết hôn của NCG thì dù khả năng làm bố, mẹ của NCG bị ảnh hưởng khi phẫu thuật chuyển giới sẽ cần đến quy định về việc cho phép cặp vợ - chồng là NCG được quyền nhận con nuôi. Và cũng là đảm bảo quyền của trẻ em cho làm con nuôi của cặp vợ chồng có NCG khi một trong hai người không đủ điều kiện nuôi thì đứa trẻ vẫn có người giám hộ hợp pháp. Do đó, văn bản thi hành Khoản 3 Điều 8 Luật nuôi con nuôi 2010 khi diễn giải thuật ngữ “cả hai người là vợ chồng” cũng bao gồm cặp vợ - chồng có NCG hoặc cả hai là NCG.
- Bộ luật hình sự 2015
Cần có hướng dẫn thi hành các quy định của Bộ luật hình sự 2015 vời các nội dung liên quan đến các hành vi xâm hại tình dục trái phép được thực hiện hoặc nạn nhân là người chuyển giới hoặc người đã được công nhận chuyển đổi giới tính. Do đó có hướng giải thích “hành vi quan hệ tình dục khác” phù hợp với thực tiễn đã xảy ra khi NCG là nạn nhân hay chủ thể tội phạm hoặc sẽ đưa những hành vi tình dục được thực hiện trái phép bởi người chuyển giới hoặc người đã được công nhận chuyển đổi giới tính hoặc nạn nhân là người chuyển giới hoặc người đã được công nhận chuyển đổi giới tính xét về tính chất hoặc hoàn cảnh tương tự như hành vi giao cấu trái phép sẽ bị truy cứu TNHS giống như cấu thành các tội được quy định từ Điều 141 đến Điều 145 BLHS 2015.
- Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, Luật Tạm giam, tạm giữ 2015 và Luật thi hành án hình sự 201
Đối với biện pháp khám xét người theo quy định tại Điều 194 BLTTHS 2015, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể đối với trường hợp khám xét người mà đối tượng là người chuyển giới và người đã can thiệp y học để chuyển đổi giới tính nhưng chưa được công nhận đã can thiệp y học để chuyển đổi giới tính hoặc quyết định công nhận giới tính mới. Văn bản hướng dẫn này phải được ban hành theo phương pháp tiếp cận dựa trên quyền để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NCG.
Đối với biện pháp tạm giữ, tạm giam và thi hành án phạt tù đối với người chuyển giới và người đã can thiệp y học để chuyển đổi giới tính nhưng chưa được công nhận đã can thiệp y học để chuyển đổi giới tính hoặc quyết định công nhận giới tính mới của Tòa án có thẩm quyền đối với người đó chưa có hiệu lực thì cần bố trí khu tạm giữ, tạm giam, trại giam riêng đối với các đối tượng này, tách biệt người chuyển giới nam với người chuyển giới nữ.
- Nghị định số 200 NĐ-CP về xác định lại giới tính:
Đối với quy định về xác định lại giới tính tại Nghị định số 88/2008/NĐ- CP, nên bãi bỏ quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Nghị định này: “Nghiêm cấm thực hiện việc chuyển đổi giới tính với những người đã hoàn thiện về giới tính.”, đồng thời cần ban hành văn bản thay thế với quy định: Nghiêm cấm thực hiện chuyển đổi giới tính vi phạm các điều kiện cho phép thực hiện chuyển đổi giới tính theo quy định của luật.