Sự nhìn nhận của xã hội về người chuyển giới ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảm bảo quyền của người chuyển giới ở việt nam hiện nay (Trang 51 - 57)

Ở Việt Nam hiện nay, kỳ thị và phân biệt đối xử với những người đồng tính và người chuyển giới được thể hiện dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, mức độ kỳ thị và phân biệt đối xử của người chuyển giới phải gánh chịu nặng hơn so với các nhóm đồng tính và song tính, bởi họ thường thể hiện sự khác biệt về giới ngay từ hình thức bên ngoài.

- Cách gọi của xã hội dành cho NCG

Người chuyển giới bị kỳ thị ngay cả trong cách gọi, nhóm chuyển giới từ nam sang nữ (MTF) ở thành phố Hồ Chí Minh thường gọi nhau và tự gọi mình là “bóng” hay “bóng lộ” (ăn mặc vẫn như nam giới nhưng ẻo lả, điệu đà giống nữ hoặc đã ăn mặc và giải phẫu giống nữ), còn ở Hà Nội thường gọi nhau là “Tigi” (TG - transgender). Hay nhóm MTF còn bị gọi là pê-đê, ái nam ái nữ, bóng, đồng cô, xăng pha nhớt…trong khi nhóm từ nữ sang nam (FTM) thường bị gọi là ô môi. Những từ này hàm chứa ý nghĩa miệt thị, khiến người chuyển giới luôn cảm thấy bị xúc phạm và xấu hổ:

người chuyển giới. Người chuyển giới được mô tả như những người “đồng tính”, “kệch c m” hoặc “bệnh hoạn”.

- Sự đối xử trong chính gia đình của NCG

Tại gia đình, người chuyển giới bị bạo lực tinh thần (quát tháo, sỉ nhục, gây áp lực và tổn thương tâm lý) và bạo lực thể xác (hành hung, đánh đạp, giam giữ, cấm nhốt) từ các thành viên trong gia đình, và có nhiều trường hợp bố mẹ chối bỏ con mình vì là người chuyển giới. Nhiều trường hợp bố mẹ không chấp nhận con là người chuyển giới vì họ không chấm nhận được cách xã hội đã và đang đối xử với người chuyển giới, từ đó họ lo sợ gia đình sẽ phải đối mặt với định kiến và áp lực dư luận từ đó chuyển thành áp lực cho con mình.

- Tại trường học

Bên cạnh gia đình thì trường học cũng chưa hẳn là nơi đề cao sự đa dạng và bao dung với các em khi là người chuyển giới. Cuộc khảo sát chỉ ra rằng người chuyển giới trước năm 18 tuổi từng bị nhà trường hay giáo viên có sự đối xử không công bằng và bị bạo lực học đường. Đây là tình trạng chung tại các quốc gia có học sinh thuộc cộng đồng LGBT. Một nghiên cứu gần đây về bạo lực học đường trên cơ sở giới với học sinh LGBT (UNESCO, 2015) tại 20 nước ở Châu Á, trong đó có Việt Nam, cho thấy 70% học sinh LGBT từng bị bắt nạt bằng lời nói (gọi tên và các kiểu chọc ghẹo), cao nhất so với các nước cùng bảng khảo sát là Úc, Trung Quốc, Hong Kong, Nhật, Hàn, Thái Lan. Ở Việt Nam, đôi khi vấn đề bắt nạt giữa học sinh với nhau thường được xem là “chuyện con nít” và chưa được đánh giá đúng mức độ nghiêm trọng của nó. Học sinh nói chung, học sinh là người chuyển giới khi bị bắt nạt thường xuyên hay bị phân biệt đối xử kéo dài cũng sẽ ảnh hưởng đến nhân cách và khả năng hòa nhập cộng đồng của các em dẫn đến học hành sa sút và áp lực của gia đình tạo một vòng luẩn quẩn.

Do bị chọc ghẹo tại trường học và thiếu sự hỗ trợ từ gia đình, nhiều người chuyển giới đã phải bỏ học, bỏ nhà đi bụi và đối mặt với sự mất an toàn của bản thân (bạo lực, hãm hiếp, cướp giật), sự nghèo đói và khó khăn về kế sinh nhai. Điều này càng trở nên nghiêm trọng hơn do thiếu sự hợp tác của các cơ quan an ninh bảo vệ họ cũng như thiếu người tuyển dụng sẵn sàng chấp nhận họ.

- Tại nơi làm việc

Trong môi trường việc làm thường chia thành các giai đoạn: tiếp cận cơ hội việc làm (xin việc), thỏa thuận việc làm (vị trí, mức lương) và sau khi nhận việc làm (thăng tiến, khen thưởng, chuyển vị trí, đuổi việc…). Về cơ hội việc làm thì tỷ lệ người chuyển giới (cả chuyển giới nam và chuyển giới nữ) là nhóm khó khăn nhất trong khâu xin việc khi bị từ chối khi xin việc (59%) cao gấp ba lần so với nhóm đồng tính và song tính (19,6%). Người chuyển giới cũng bị phân biệt đối xử trong việc trả lương hay thăng tiến, khiến họ thường chỉ giữ các vị trí cấp thấp, cơ bản mà khó giữ các vị trí quản lý hoặc cao hơn [5, tr.57-58].

Kết quả khảo sát của ISEE khi được hỏi về việc cộng đồng LGBT bị phân biệt đối xử với tỷ lệ trong các lĩnh vực cuộc sống hàng ngày như: nhà vệ sinh (28.7%), phòng thay đồ, phòng tắm (25.0%), địa điểm giải trí (24.4%), nơi mua sắm (23.9%) hay nhà hàng, quán cà phê (21.9%) [5, tr.62-63]. Hơn một nửa số người chuyển giới khảo sát cho biết bị từ chối, làm khó, cười cợt hay xúc phạm bằng lời nói, hành động. cho thấy người chuyển giới nam khi sử dụng nhà vệ sinh nam sẽ gặp nhiều phản ứng tiêu cực từ những người khác hơn so với người chuyển giới nữ khi sử dụng nhà vệ sinh nữ.

- Nơi khám, chữa bệnh

Về tiếp cận dịch vụ y tế, tỷ lệ người chuyển giới sử dụng dịch vụ y tế (58.0%) thấp hơn so với các nhóm còn lại (68.5% cho người đồng tính, song

tính) [5, tr.62-63]. Nhìn chung người chuyển giới có các trải nghiệm tồi tệ hơn người đồng tính, song tính. Đây cũng có thể nguyên nhân khiến tỷ lệ tiếp cận, sử dụng dịch vụ của người chuyển giới thấp hơn, vì tâm lý lo sợ bị xúc phạm, từ chối hoặc phân biệt đối xử khi tới bệnh viện hay tiếp xúc với nhân viên y tế.

Rõ ràng, nhóm chuyển giới là một trong những nhóm dễ bị tổn thương và bị kỳ thị nhất trong xã hội. Mặt khác, người chuyển giới còn phải đối mặt với những định kiến của cộng đồng đồng tính nam và đồng tính nữ do bị cho là nguyên nhân gây ra những kỳ thị trong xã hội với cộng đồng LGBT như việc cộng đồng người đồng tính nam rất ngại giao lưu với người chuyển giới nữ bởi cho rằng hình ảnh, hành vi của người chuyển giới có thể đem lại những cảm nhận tiêu cực về cộng đồng người đồng tính.

Thêm nữa, báo chí truyền thông thường nhầm lẫn về khái niệm cho rằng chuyển giới và đồng tính là giống nhau, khiến cộng đồng người đồng tính muốn xa lánh cộng đồng chuyển giới. Hơn nữa, nhiều người chuyển giới muốn tự coi mình là gay và les vì chưa phẫu thuật và có quan hệ tình dục với người cùng giới tính sinh học. Họ muốn tham gia các diễn đàn mạng dành cho người đồng tính, nhưng họ đã thất vọng vì gặp phải thái độ kỳ thị.

Khi bị phân biệt đối xử, bị cô lập và bị gạt ra bên lề ngay từ trong cộng đồng những người cùng cảnh ngộ, những người chuyển giới nữ càng co cụm lại thành từng nhóm nhỏ trong cộng đồng của riêng họ, có một số người chuyển giới lại chọn hoạt động tín ngư ng như một phương cách khác để sống với thế giới của mình, ví dụ như hầu đồng trong tín ngư ng Tứ Phủ - nơi mà họ có "ưu thế"... hơn những người dị tính [5, tr.62-63].

Có thể nói, người chuyển giới đã và đang phải chịu sự kỳ thị, nạn bạo hành và phân biệt đối xử từ gia đình, trường học, hàng xóm, nơi làm việc, cơ sở y tế, ngoài xã hội… chỉ vì khao khát được là chính mình, được sống đóng

2.1.3. Khả năng tiếp cận dịch vụ y tế trước và trong quá trình chuyển đổi giới tính của người chuyển giới

- Khả năng tiếp cận dịch vụ y tế để khám chữa bệnh của NCG nói chung

Người chuyển giới gặp phải sự kỳ thị và khó khăn khi tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe, một phần vì họ chưa trải qua phẫu thuật chuyển đổi và còn vì sự soi mói, tò mò của bác sĩ. Tại các cơ sở y tế Việt Nam hiện nay vẫn chưa cung cấp dịch vụ chuyên khoa dành cho người chuyển giới, đội ngũ y bác sĩ vẫn chưa có đầy đủ kiến thức. Nhiều người chuyển giới cho biết họ bị bác sĩ xác định là “có vấn đề về tư tưởng” hoặc có “bênh tâm thần” [26, tr.32]. Điều này hay xảy ra ở bệnh viện công lập. Chính tâm lý lo sợ bị kì thị khi sử dụng dịch vụ nên nhiều NCG từ bỏ quyền sử dụng bảo hiểm y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh công và vì vậy họ gặp phải nhiều rủi ro về sức khỏe.

- Khó khăn từ việc sử dụng hoóc-môn

Việc sử dụng hoóc-môn là bước để chuẩn bị cho việc phẫu thuật chuyển giới hoặc để hỗ trợ thêm cho kết quả của phẫu thuật chuyển giới.

Khi người chuyển giới có nhu cầu sử dụng hoóc-môn dù đã có kiến thức cơ bản, có nhu cầu sử dụng hoặc không thể trì hoãn mà phải sử dụng thì vấn đề gặp phải tại Việt Nam là không có những dịch vụ chuyên biệt hay các bác sĩ chuyên khoa về chuyển đổi giới tính, do đó người chuyển giới không các có thông tin hướng dẫn/ tư vấn từ bác sĩ chuyên môn khi quyết định sử dụng hoóc-môn. Họ chủ yếu tìm hiểu thông tin từ các diễn đàn trên Interner dành cho NCG (74,7%), tiếp đến là nguồn tin qua bạn bè cũng được sử dụng nhiều (49,9%), và được tư vấn bởi bác sĩ, chuyên gia về phẫu thuật chuyển giới chỉ có 10,2% [26, tr.43]. Nhìn vào số liệu này phản ánh một phần về thực trạng NCG tự sử dụng thuốc và hoóc-môn dựa trên hướng dẫn của những người có kinh nghiệm trong cộng đồng, không có được sự trợ giúp để được theo dõi quá trình và như vậy sẽ gây ra phản ứng tiêu cực của việc sử dụng

Khó khăn, rào cản còn đến từ nguồn gốc hoóc-môn mà NCG sử dụng có đảm bảo hay không để tránh gặp tác dụng phụ thường gặp như bị sưng tấy, bị căng cơ, bị các loại bệnh như nổi mụn nhiều, tăng ham muốn tình dục, rối loạn tâm lý… đa phần NCG tại Việt Nam sử dụng hoóc-môn có xuất xứ từ Thái Lan và Hà Lan, một tỷ lệ nhỏ có nguồn gốc từ Mỹ, Anh, Đức, Nhật, Afghanistan, Pakistan, Pháp, Thuỵ Điển và Malaysia. Tỷ lệ có được hoóc- môn từ các bệnh viện công và tư trong nước là rất thấp (2,4% và 3,0%), mà chủ yếu là mua nguồn trôi nổi, hoặc tư nhân bán, bán trên mạng (51,2%), và mua ở nước ngoài (26,5%)

- Nơi thực hiện phẫu thuật tại Việt Nam

Từ quy định tại Điều 4 Nghị định 88/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 5/8/2008 về xác định lại giới tính đã nghiêm cấm “thực hiện việc chuyển đổi giới tính đối với những người đã hoàn thiện về giới tính”. Như vậy, quy định này đã ngăn cản việc chuyển giới của NCG khi mà họ có bộ phận sinh dục ngoài hoàn thiện.

Do các dịch vụ dành cho người chuyển giới ở Việt Nam chưa được công nhận và chưa được quan tâm đầu tư nên đa số NCG thực hiện phẫu thuật tại nước ngoài (Thái Lan) và tại Việt Nam thì chủ yếu là bệnh viện tư nhân. Các dịch vụ của Thái Lan được đánh giá là có chi phí cao hơn so với thực hiện trong nước, nhưng do chất lượng được đánh giá tốt nên vẫn là lựa chọn của nhiều NCG.

Khi iESS tiến hành khảo sát trong số những người đã thực hiện phẫu thuật thì có đến 40% đã sử dụng dịch vụ ở nước ngoài, tiếp đến là dịch vụ của cơ sở y tế, bệnh viện tư nhân tại Việt Nam (37,14%):

Biểu đồ 2.3: Nơi thực hiện phẫu thuật của người chuyển giới [26, tr.57] - Khó khăn về chi phí phẫu thuật

Tổng chi phí cho việc phẫu thuật chuyển giới tính đến nay của những người tham gia trả lời trong nghiên cứu này dao động từ 23.000.000 VNĐ đến 1.592.500.000 VNĐ. Với nhóm chuyển giới nam, chi phí trung bình cho phẫu thuật chuyển giới là hơn 147 triệu VNĐ; với nhóm chuyển giới nữ, chi phí trung bình này là hơn 128 triệu VNĐ [26, tr.61]. Chi phí phẫu thuật lớn là nguyên nhân khiến ít người thực hiện biện pháp can thiệp này do không có khả năng chi trả.

Với những người tự chi trả (40% người khảo sát được hỏi), họ phải tích lũy trong một khoảng thời gian dài và làm chậm cơ hội hòa nhập cộng đồng, khẳng định bản thân của NCG, chủ yếu kinh phí đến từ đi vay của người quen hay bạn bè (61,1%)... Ngoài ra, chi phí phẫu thuật cao cũng khiến nhiều người tìm kiếm các dịch vụ “chui” giá thấp từ các cơ sở tư nhân hoặc các dịch vụ ngoài luồng của các bệnh viện công lập, ẩn chứa nhiều rủi ro.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảm bảo quyền của người chuyển giới ở việt nam hiện nay (Trang 51 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)