Đặc điểm kinh tế xã hội Việt Nam nói chung và của Hà Nội nói riêng có

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của tổng công ty đầu tư và phát triển nhà hà nội giai đoạn 2001 – 2010 (Trang 31)

II. Tình hình thực hiện chiến l-ợc sản xuất kinh doanh của Tổng Côngty

1. Đặc điểm kinh tế xã hội Việt Nam nói chung và của Hà Nội nói riêng có

có ảnh h-ởng đến chiến l-ợc phát triển của Tổng công ty

Kể từ sau Đại Hội VI của Đảng, sau hơn 15 năm đổi mới, tình hình kinh tế Việt Nam đã có những b-ớc phát triển v-ợt bậc. Tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa diễn ra nhanh chóng, Việt Nam từng b-ớc hội nhập nên kinh tế thế giới. Theo số liệu thống kê trong 2003, tốc độ tăng tr-ởng GDP của Việt Nam đạt 7,24 %. Tôc độ tăng tr-ởng dự kiến mỗi năm từ 2004 - 2010 khoảng 7,5%. Nền kinh tế n-ớc ta vẫn đang tăng tr-ởng với tốc độ cao tạo điều kiện thuận lợi cho mọi nghành nghề cùng phát triển. Trong khi đó, Nhà n-ớc ta rất quan tâm đến vấn đề đầu t- phát triển cơ sở hạ tầng, cầu đ-ờng giao thông trên toàn quốc, thu hút mọi nguồn vốn đầu t- cho xây dựng kể cả các nguồn FDI, ODA, WB .. Mỗi năm, Nhà n-ớc chi gần 150.000 tỷ đồng vốn đầu t- xây dựng chiếm 30% GDP. Tại kì họp thứ 4 của Quốc Hội, tháng 10-2003, đã chủ ch-ơng, trong hai năm 2004 và 2005 tốc độ tăng tr-ởng của GDP phải đạt từ 7,7 % đến 8,3 % một năm.

Môi tr-ờng chính trị ổn định ở n-ớc ta luôn là một điều kiện tốt cho các doanh nghiệp yên tâm hoạt động sản xuất kinh doanh, thu hút các nhà đầu t- n-ớc ngoài vào Việt Nam. Thêm vào đó là đ-ờng lối mở cửa hoà nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới của Đảng và Nhà n-ớc cũng tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác, liên doanh liên kết, chuyển giao công nghệ.

Thủ đô Hà Nội là địa ph-ơng đứng thứ hai của cả n-ớc về tốc độ phát triển kinh tế, về đóng góp cho ngân sách quốc gia hàng năm, cũng nh- về tiềm năng phát triển và thực tế huy động các nguồn vốn đầu t- phát triển. So với năm 1990 tổng sản phẩm nội địa gấp 3 lần, giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản gấp 1,62 lần, kim ngạch xuất khẩu địa ph-ơng gấp 4,86 lần. Các mặt hoạt động tài chính tín dụng đã có nhiều cải tiến đáng kể, góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội. Đời sống của đại bộ phận dân c- đã đ-ợc cải thiện và ngày càng đ-ợc nâng cao. Số hộ giàu tăng, số hộ nghèo giảm. Đến nay về cơ bản không có hộ đói. Hà Nội đã đ-ợc tổ chức UNESCO công nhận là thành phố vì hoà bình và là thủ đô anh hùng của đất n-ớc Việt Nam anh hùng.

Tuy nhiên trong những năm qua tình hình kinh tế xã hội Hà Nội cũng đã biểu hiện những mặt hạn chế. Đó là:

- Kinh tế phát triển ch-a vững chắc, tốc độ tăng tr-ởng những năm gần đây chậm dần, cơ cấu ngành kinh tế lớn tuy đã có sự chuyển biến theo h-ớng tích cực nh-ng chậm, xây dựng và quản lý đô thị còn nhiều bất cập lộn xộn, cải cách hành chính ít hiệu quả và chậm.

- Vốn đầu t- xã hội tăng nhanh nh-ng do đầu t- nhiều vào cơ sở hạ tầng nên ch-a mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mặt khác, vốn đầu t- vẫn còn dàn trải ch-a tập chung dẫn đến lãng phí, thất thoát. Nguồn vốn tín dụng giải ngân còn chậm do còn quá nhiều thủ tục phiền hà, công tác giải phóng mặt bằng chậm, việc huy động và sử dụng vốn trong dân còn mang nặng tính tự phát. Các chính sách của nhà n-ớc ch-a khuyến khích đầu t- vào các lĩnh vực kinh tế trọng điểm. - Tuy đời sống của tuyệt đại bộ phận dân c- đ-ợc cải thiện nh-ng phân hoá giàu nghèo giữa các bộ phận dân c- ngày càng rõ rệt, theo kết quả điều tra đời sống hộ gia đình năm 2003 thì khoảng cách chênh lệch về thu nhập giữa 10% hộ giàu nhất và 10% hộ nghèo nhất là 11,9 lần. Một số tệ nạn xã hội nh- ma tuý cờ bạc, mại dâm ch-a đ-ợc ngăn chặn kịp thời, ý thức pháp luật của dân chúng, nhất là lớp thanh niên trẻ còn kém.

Tóm lại, tuy còn có không ít yếu kém, khuyết điểm song hơn 15 năm qua tình hình kinh tế xã hội Hà Nội đã có b-ớc tiến hết sức đáng kể. Tình hình chính trị, xã hội luôn ổn định. Nền kinh tế thị tr-ờng xã hội chủ nghĩa từng b-ớc đ-ợc hình thành và tốc độ tăng tr-ởng nhanh. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật ở một số lĩnh vực phát triển khá. Văn hoá xã hội có nhiều lĩnh vực đạt thành tích tốt. Đời sống vật chất và tinh thần của đạo bộ phận dân c- đ-ợc cải thiện.

2. Chiến l-ợc phát triển sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Đầu t- và phát triển nhà Hà Nội giai đoạn 2001 - 2010

Mục tiêu của chiến l-ợc phát triển sản xuất kinh doanh của Tổng công ty trong 10 năm từ năm 2001 đến năm 2010 đ-ợc xác định cụ thể nh- sau:

- Xây dựng Tổng công ty vững mạnh, phát triển ổn định với trình độ công nghệ cao, thiết bị hiện đại, đủ khả năng hoà nhập khu vực và thế giới, Tổng công ty trở thành doanh nghiệp nhà n-ớc chủ lực về phát triển nhà ở và khu đô thị mới của thủ đô, tiến dến xây dựng một tập đoàn kinh tế mạnh của thủ đô.

- Xây dựng mô hình tổ chức phù hợp nhằm đáp ứng sự quản lý điều hành, điều hành các hoạt động tập trung của Tổng công ty đồng thời đảm bảo tính chủ động, sáng tạo khả năng phát huy nội lực cao nhất của các đơn vị thành viên Tổng công ty đa dạng các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh. Củng cố và tăng c-ờng sức mạnh cạnh tranh của các đơn vị thành viên theo nhóm sản phẩm chuyên sâu để mở rộng thị tr-ờng và nâng cao thị phần trong n-ớc và quốc tế.

- Đạt đ-ợc mức tăng tr-ởng bình quân là 13-18%/năm với đầu t- dạng hoá các ngành nghề kinh doanh. Đến năm 2010 đạt giá trị tổng sản l-ợng là 4.000 tỷ đồng với cơ cấu cụ thể nh- sau:

+ Đầu t- phát triển nhà ở đạt: 2.400 tỷ đồng, chiếm 60% tổng giá trị sản l-ợng toàn Tổng công ty

+ Nhận đấu thầu xây lắp đạt:1000 tỷ đồng, chiếm 25% tổng giá trị sản l-ợng

+ Sản xuất vật liệu xây dựng và kinh doanh khác đạt: 600 tỷ đồng.

- Tạo đ-ợc sự thống nhất, đồng bộ trong thị tr-ờng bất động sản cũng nh- các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác của toàn Tổng công ty.

- Nâng cao đời sống ng-ời lao động trong toàn tổng công ty, phấn đấu đến năm 2010 đảm bảo mức bình quân chung trong toàn Tổng công ty đạt xấp xỉ 2.000.000 một ng-ời/tháng.

3. Tình hình thực hiện chiến l-ợc sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Đầu t- và phát triển nhà Hà Nội tù 1999 - 2003 ty Đầu t- và phát triển nhà Hà Nội tù 1999 - 2003

3.1 Vốn đầu t-

3.1.1 Vốn đầu t-

Vốn đầu t- của Tổng công ty đ-ợc huy động chủ yếu từ 4 nguồn: nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn vay và vốn chiếm dụng. Trong đó vốn chủ sở hữu bao gồm vốn tự có của Tổng công ty, vốn do ngân sách nhà n-ớc cấp, và vốn từ các quỹ và lợi nhuận để lại ch-a phân phối của Tổng công ty. Vốn vay chủ yếu là vay từ các ngân hàng th-ơng mại, và một số ít đ-ợc vay từ các tổ chức và cá nhân khác. Vốn chiếm dụng chủ yếu là vốn có đ-ợc từ hoạt động mua vật liệu xây dựng, vốn do khách hàng mua nhà trả tr-ớc...Cụ thể vốn đ-ợc huy động từ các nguồn nh- sau:

Nhìn vào bảng vốn ta dễ dàng nhận thấy vốn đầu t- của Tổng công ty tăng liên tục trong 4 năm liền với tốc độ cao. Nếu nh- năm 1999 tổng vốn đầu t- của toàn Tổng công ty mới chỉ là 545,500 tỷ đồng thì đến cuối năm 2000 Tổng công ty đã có số vốn đầu t- lên tới 706,968 tỷ đồng, tăng 29.6% so với vốn đầu t- năm 1999. đến năm 2001 thì tổng vốn đầu t- của Tổng công ty đã tăng 31.18% so với năm 2000 (với tổng số vốn là 931.639 tỷ đồng) và tăng 70% so với năm 1999. Năm 2002 vừa qua thật sự đã đánh dấu một sự tăng mạnh trong vốn đầu t- của Tổng công ty. Tổng vốn đầu t- của Tổng công ty đã tăng lên tới 1300.650 tỷ đồng, tăng gấp 1.5 lần so với năm 2001, gần 2 lần so với năm 2000 và tăng tới 2.38 lần so với năm 1999. Năm 2003 do nhũng biến động phức tạp của môi tr-ờng đầ t- và đồng thời cũng do chủ tr-ơng đi vào ổn định về cơ cấu, tổng vốn đàu t- của Tổng công ty giảm hẳn so với năm 2002.Tổng vốn đầu t- giảm xuống chỉ còn gần 600 tỉ.

Cùng với sự tăng của tổng vốn đầu t- năm 2002 và sự gia giảm đáng kể của nguồn vốn đi vay, vốn chủ sở hữu của Tổng công ty tăng. Điều đó chứng tỏ rằng Tổng công ty không những bảo toàn đ-ợc vốn nhà n-ớc giao cho mà còn bổ sung phát triển vốn từ hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Vốn đầu t- của Tổng công ty đầu t- và phát triển nhà Hà Nội đ-ợc huy động từ nhiều nguồn khác nhau: từ vốn tự có của doanh nghiệp, từ ngân sách cấp, từ các quỹ và lợi nhuận ch-a phân phối, từ vốn vay...

- Vốn tự có của Tổng công ty là vốn của tất cả các doanh nghiệp thành viên và một phần là vốn tự có của Tổng công ty. Vốn tự có của Tổng công ty tăng hàng năm là do làm ăn có lãi nên đã có lợi nhuận để bổ sung vào vốn kinh doanh. Mặc dù vốn này còn chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng vốn đầu t- của Tổng công ty, song nó lại có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển một cách vững chắc của Tổng công ty.

- Vốn ngân sách cấp: Vốn của ngân sách cấp chủ yếu để dùng cho công tác chuẩn bị khảo sát quy hoạch đầu t- dự án và để cho xây dựng cơ sở hạ tầng cơ bản của các dự án. Mặc dù chỉ chiếm một tỷ lệ không cao lắm trong tổng vốn đầu t- của Tổng công ty (khoảng 10% trong tổng số vốn đầu t- hàng năm) nh-ng cũng đã có những đóng góp tích cực cho triển khai thực hiện dự án. Vốn của ngân sách cấp chủ yếu đ-ợc sử dụng cho công tác giải phóng mặt bằng, xây

dựng hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội gắn liền với các dự án phát triển nhà ở và khu đô thị mới và là nguồn chủ yếu xây dựng nhà ở cho các đối t-ợng chính sách, ng-ời lao động có thu nhập thấp.

- Vốn vay: một đặc điểm nổi bật trong cơ cấu nguồn vốn khi mới đI vào hoạt động là vốn vay là chủ yếu, vốn chủ sở hữu rất thấp. Vốn vay của Tổng công ty đ-ợc chủ yếu huy động từ các ngân hàng th-ơng mại, từ các tổ chức hỗ trợ phát triển nh- quỹ phát triển nhà ở, và từ chiếm dụng, (chiếm dụng của bạn hàng cung cấp nguyên vật liệu cho xây dựng và chiếm dụng vốn của khách hàng đóng tiền mua nhà tr-ớc). Vốn vay tăng dần qua hàng năm và chiếm tỷ lệ ngày càng lớn trong tổng vốn đầu t-. Nếu năm 1999 vốn vay là 367,107 tỷ đồng chiếm 67,29% tổng vốn đầu t- của Tổng công ty thì năm 2000 vốn vay tăng lên 510,861 tỷ đồng trong tổng vốn là 706,968 tỷ đồng chiếm 72,26% và đã tăng 4.9% so với năm 1999. Năm 2001 vốn vay lại tiếp tục tăng 684,727 tỷ đồng chiếm 73,49% trong tổng vốn đầu t-. Đến năm 2002 do nhu cầu sản xuất kinh doanh tăng nhanh chóng vì vậy vốn đầu t- yêu cầu cũng phải tăng lên và do đó vốn vay cũng tăng lên tới 948,218 tỷ đồng chiếm 72,9% tổng số vốn đầu t- của Tổng công ty. Vốn vay của Tổng công ty những năm mới thành lập chiếm tỷ trọng lớn nh- vậy chứng tỏ Tổng công ty đã thực hiện vay vốn có hiệu quả. Đến năm 2003 vốn vay của Tổng công ty đột ngột giảm và vốn chủ sở h-u tăng cao cho thấy Tổng công ty đã chiếm dụng đ-ợc vốn của doanh nghiệp khác.

3.1.2 Phân bổ vốn đầu t-

Vốn đầu t- của Tổng công ty đ-ợc phẩn bổ cho những lĩnh vực hoạt động chủ yếu sau: thực hiện đầu t- của các dự án, thực hiện các công trình xây lắp, vốn cho công tác sản xuất kinh doanh khác nh- sản xuất vật liệu xây dựng, cho thuê nhà, xuất khẩu lao động....

Bảng phân bổ vốn cho thấy một điều rất rõ là nguồn vốn của Tổng công ty dành cho thực hiện các dự án đầu t- phát triển nhà ở ngày càng tăng, vốn cho thực hiện xây lắp và các hoạt động sản xuất kinh doanh khác ngày càng giảm. Nếu nh- năm 1999 tổng vốn đầu t- cho thực hiện thầu xây lắp là 301,42 tỷ đồng chiếm tới 55,25% tổng vốn đầu t- của toàn Tổng công ty thì đến năm 2000 vốn cho hoạt động này đã giảm xuống chỉ còn 296,67 tỷ đồng chiếm chỉ có 41,96% tổng vốn đầu t-, và đến năm 2002 vốn cho thực hiện thầu xây lắp chỉ còn chiếm có 31,13% tổng vốn đầu t-. Nh-ng ng-ợc lại vốn đầu t- cho thực hiện các dự án phát triển nhà ở lại liên tục tăng và tăng nhanh. Năm 1999 vốn cho thực hiện các dự án đầu t- mới chỉ là 124,358 tỷ đồng chiếm 22,79% tổng vốn đầu t-, đến năm 2000 đã tăng lên 228,22 tỷ đồng chiếm 32,28%, và đến năm 2002 thì vốn đầu t- trong lĩnh vực hoạt động này đã tăng lên tới 666,71 tỷ đồng chiếm gần 51.26% tổng vốn đầu t-. Trong khi đó trên địa bàn Hà Nội có tới hàng chục các Tổng công ty thực hiện đầu t- xây dựng nh-ng vốn đầu t- của các công ty này, trừ tổng công ty đầu t- xây dựng và phát triển đô thị trực thuộc Bộ Xây Dựng, và Tổng công ty đầu t- phát triển nhà ở trực thuộc Bộ Xây Dựng là có tỷ trọng vốn đầu t- cho phát triển xây dựng nhà ở chiếm t-ơng đối cao khoảng trên 60-70% tổng số vốn, còn lại tỷ trọng vốn đầu t- trong lĩnh vực xây dựng nhà ở của các Tổng công ty nh-: Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng, Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng... chiếm một tỷ lệ không cao lắm chỉ khoảng trên 20% tổng số vốn đầu t-.

Sự chuyển h-ớng đầu t- của Tổng công ty từ tập trung nhận thầu xây lắp là chủ yếu sang thực hiện các dự án đầu t- phát triển nhà ở là do có những quy hoạch và chiến l-ợc xây dựng phát triển nhà ở của Thành Phố trong vài năm trở lại đây nh- ch-ơng trình 12/CTr-TU về phát triển nhà ở đến năm 2010 của Thành uỷ Hà Nội, ch-ơng trình 08/CTr-TU về xây dựng quản lý đô thị và các ch-ơng trình công tác lớn khác của Thành Uỷ Hà Nội. Và cơ cấu vốn đầu t- thay đổi nh- trên còn chứng tỏ việc thực hiện đầu t- các dự án phát triển nhà ở của Tổng công ty đầu t- và phát triển nhà Hà Nội đang ngày càng chiếm đ-ợc nhiều lợi thế và

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của tổng công ty đầu tư và phát triển nhà hà nội giai đoạn 2001 – 2010 (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)