Sơ đồ 2.1 : Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty
2.5 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN THANH TOÁN BẰNG L/C
TRONG HOẠT ĐỘNG XNK CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG SAO ĐẠI HÙNG
2.5.1 Những kết quả đạt được
Trong thời gian gần đây tình hình thanh toán hàng hoá XNK của Công ty Cổ Phần Kỹ Thương Sao Đại Hùng đã đạt được rất nhiều những thành tựu rất đáng kể đó là tỷ lệ thanh toán bằng các phương thức thanh toán đã tăng lên rất nhiều, trong đó thì thanh toán bằng L/C chiếm một tỷ
lệ rất lớn trong tổng giá trị XNK của công ty. Điều này được thể hiện bằng những con số dưới đây:
Bảng 2.7: Kim ngạch thanh toán XNK của Công ty Cổ Phần Kỹ Thương Sao Đại Hùng
Đơn vị: Triệu đồng
Năm Thanh toán XNK
XNK XK NK
2005 258.120 53.060 205.060
2006 324.340 62.120 262.210
2007 385.70 69.020 316.070
Nguồn: Tổng kết hoạt động thanh toán XNK của Công ty Cổ Phần Kỹ Thương Sao Đại Hùng
Kim ngach xuất khẩu của công ty tăng dần qua các năm. Cụ thể như năm 2005 đạt 53.060 triệu đồng thì đến năm 2006 đã tăng lên đến 62.120 triệu đồng tức là tăng lên 17% so với năm 2005, nhưng đến năm 2007 thì kim ngạch xuất khẩu đã tăng lên 69.020 triệu đồng tức là tăng 13% so với năm 2006. Nói chung kim ngạch xuất khẩu của công ty có sự tăng lên rất đều, các năm sau cao hơn năm trước với một tỷ lệ khá ổn định.
Dưới đây ta sẽ đi xem xét vào từng phương thức thanh toán cụ thể xem mỗi phương thức chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong tổng giá trị XNK của công ty.
Đơn vị: Triệu đồng
Phương thức thanh toán Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
1. Chuyển tiền(T/T) 17.120 36.000 8.205
2. Nhờ thu(D/P) 15.200 19.340 15.202
3.L/C 217.800 275.000 361.600
Nguồn: Báo cáo kết quả thanh toán của Công ty Cổ Phần Kỹ Thương Sao Đại Hùng
Qua các bảng trên ta thấy khối lượng thanh toán của hàng xuất khẩu và nhập khẩu chủ yếu được thực hiện bằng hình thức thanh toán L/C, còn 2 phương thức chuyển tiền và nhờ thu chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ và giảm dần qua các năm. Cụ thể là tổng khối lượng thanh toán XNK bằng phương thức L/C tại Công ty Vât tư và XNK năm 2005 là 217.800 triệu đồng nhưng đến năm 2006 là 275.000 triệu đồng và con số này tăng một cách rất nhanh lên đến 361.600 triệu đồng vào năm 2007 tăng 67,86% so với năm 2005.
Trong đó cụ thể về trị giá thanh toán hàng xuất khẩu và nhập khẩu như sau:
Bảng 2.9: Trị giá thanh toán hàng xuất khẩu
Đơn vị: Triệu: đồng
Phương thức thanh toán Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
1.Chuyển tiền(T/T) 53.000 64.000 57.000
2.Nhờ thu(D/P) 25.000 20.000 47.000
3.L/C 44.500 53.600 54.600
Nguồn: Báo cáo kết quả thanh toán của Công ty Cổ Phần Kỹ Thương Sao Đại Hùng
Cụ thể là tổng khối lượng thanh toán XNK bằng phương thức L/C tại Công ty Vât tư và XNK năm 2005 là 217.800 triệu đồng nhưng đến năm 2006 là 275.000 triệu đồng và con số này tăng một cách rất nhanh lên đến 361.600 triệu đồng vào năm 2007 tăng 67,86% so với năm 2005.
Bảng 2.10. Trị giá thanh toán hàng nhập khẩu:
Đơn vị: Triệu đồng
Phương thức thanh toán Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
1.Chuyển tiền(T/T) 11.820 29.600 2.505
2.Nhờ thu(D/P) 12.700 19.140 10.502
3.L/C 173.300 221.400 307.000
Nguồn: Báo cáo kết quả thanh toán của Công ty Cổ Phần Kỹ Thương Sao Đại Hùng
Qua các bảng trên ta thấy khối lượng thanh toán của hàng xuất khẩu và nhập khẩu chủ yếu được thực hiện bằng hình thức thanh toán L/C, còn 2 phương thức chuyển tiền và nhờ thu chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ và giảm dần qua các năm.
Bảng sau đây chỉ ra số nhóm hàng được thanh toán bằng các phương thức thanh toán của công ty qua các năm:
Bảng 2.11: Phương thức thanh toán qua các lô hàng
Đơn vị: lô hàng
1.Chuyển tiền(T/T) 125 lô hàng 176 lô hàng 169 lô hàng
2.Nhờ thu(D/P) 89 lô hàng 78 lô hàng 65 lô hàng
3.L/C 516 lô hàng 734 lô hàng 895 lô hàng
Nguồn: Báo cáo kết quả thanh toán của Cổ Phần Kỹ Thương Sao Đại Hùng
Nhìn vào bảng trên ta thấy số lô hàng được thanh toán bằng hình thức L/C chiếm đại đa số và tăng lên rõ rệt qua các năm. Các lô hàng được thanh toán bằng L/C cho hàng nhập khẩu chủ yếu là các máy móc xây dựng, nguyên vật liệu cho ngành xây dựng, ngành công nghiệp, thiết bị còn thanh toán cho hàng xuất khẩu chủ yếu là các sản phẩm thuộc đồ gia dụng...
2.5.2 Một số hạn chế và nguyên nhân
2.5.2.1 Hạn chế
*Về phía Công ty:
Nói về trình độ chuyên môn tham gia vào buôn bán quốc tế của các công ty XNK của Việt Nam còn rất hạn chế. Công ty nói chung là chưa có hiệu quả hoạt động cao, khả năng thâm nhập thị trường và dự báo thị trường chưa chính xác, nên xảy ra tranh chấp trong quá trình thanh toán là điều đương nhiên. Chẳng hạn khi mở L/C thì tỷ giá thấp nhưng khi hàng hoá về thì tỷ giá của đồng ngoại tệ lại tăng lên làm cho nhà nhập khẩu thiếu thiện chí trong việc nhận hàng làm trì hoãn việc thanh toán gây khó khăn cho việc thu tiền của doanh nghiệp xuất khẩu cũng như Ngân hàng sẽ khó khăn trong việc thực hiện nghĩa vụ đối với nước ngoài. Nhiều khi, do trình độ của nhân viên kinh doanh XNK không cao nên khi ký hợp đồng không chặt chẽ về các điều khoản như quy cách mẫu mã của hàng hoá, giá cả...nên khi nhận hàng về không đem lại hiệu quả cao như dự tính dẫn tới
không đảm bảo khả năng chi trả tiền cho Ngân hàng. Cũng có khi còn bị đối tác nước ngoài lừa đảo gây thiệt hại cho công ty và Ngân hàng
Một điều đáng nói đến nữa là các nhà kinh doanh XNK của công ty nói riêng và của Việt Nam nói chung hiểu biết về các thông lệ, luật pháp quốc tế cũng như luật pháp của các đối tác kinh doanh còn hạn chế. Thêm vào đó, đội ngũ chuyên môn giỏi thuộc các lĩnh vực pháp luật, nghiệp vụ buôn bán và thanh toán quốc tế của công ty còn thiếu do công tác đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu. Việc nghiên cứu, dự báo thị trường để có định hướng lâu dài về XNK còn yếu. Điều này rất dễ hiểu vì nền kinh tế nước ta bắt nguồn từ chỗ đã tồn tại trong một thời gian dài dưới chế độ quan liêu bao cấp, với chính sách “bế quan toả cảng” đã làm cho nhận thức của con người bị trì trệ, có thái độ ỷ lại, nên khi Nhà nước chuyển sang cơ chế thị trường, hội nhập kinh tế với các nước thì các nhà kinh doanh của ta cũng không thể không khỏi bỡ ngỡ trong khi đó các đối tác kinh doanh của ta họ đã có kinh nghiệm hàng trăm năm nên họ rất vững vàng, có thể nói là họ rất linh họat và lanh lợi là điều hiển nhiên.
Theo điều tra của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam(VCCI), có tới 70% số giám đốc doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa qua đào tạo chính quy về nghiệp vụ ngoại thương. Thế nhưng lại có khoảng 80- 85% số doanh nghiệp đó tha gia vào hoạt động kinh doanh XNK. Càng nhiều doanh nghiệp tham gia vào hoạt động XNK là điều rất đáng khuyến khích nhưng nếu không được trang bị kiến thức một cách cẩn thận đã nhảy vào cuộc thì sự vấp ngã là điều khó tránh khỏi.
Thêm vào đó là thực lực tài chính của doanh nghiệp còn yếu, hoạt động kinh doanh phần lớn là bằng vốn vay của Ngân hàng. Do đó trong khi kinh doanh buôn bán với nước ngoài, nếu bị lừa đảo, thua lỗ sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sử dụng vốn và ảnh hưởng đến Ngân hàng. Đặc
biệt những năm gần đây,biên giới mở cửa, buôn bán tiểu ngạch phát triển rầm rộ thì dẫn đến nhiều hậu quả không tốt đẹp như các khách hàng mất khả năng thanh toán tạm thời do vậy Ngân hàng lại phải ứng tiền để trả thay cho khách hàng.
*Về phía Ngân hàng
Tuy trong những năm qua các Ngân hàng đã liên tục nâng cao trình độ công nhân viên chức cũng như về cơ sở vật chất kỹ thuật nhưng vẫn còn thua kém các chi nhánh Ngân hàng nước ngoài rất nhiều. Họ luôn có chiến lược khách hàng hợp lý, theo dõi khách hàng sát sao, áp dụng triệt để marketing Ngân hàng trong hoạt động kinh doanh nên hiệu quả trong công việc của họ cao hơn.
Về phí giao dịch trong thanh toán XNK là tương đối thấp so với các đối thủ cạnh tranh nhưng việc tính phí giao dịch của Ngân hàng khá phức tạp, lẽ ra Ngân hàng chỉ nên tính phí một lần thì khách hàng lại phải chịu nhiều thủ tục phí khác như: phí sửa đổi nội dung L/C, phí sửa chữa chứng từ, phí mở L/C, phí thanh toán L/C... rất là phức tạp.
2.5.2.2 Nguyờn nhõn
*Những nguyên nhân tồn tại khách quan khác
- Chúng ta còn thiếu những văn bản pháp lý cho giao dịch thanh toán XNK, mối quan hệ về nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền lợi của doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp nhập khẩu và Ngân hàng tham gia vào quá trình thanh toán L/C... cần được pháp lý hoá trên cơ sở luật pháp quốc gia. Một số quy định về nghiệp vụ chậm thay đổi, không phù hợp với thực tiễn sản xuất kinh doanh và cơ chế thị trường.
- Cán cân thanh toán vãng lai và cán cân thương mại quốc tế còn thâm hụt nghiêm trọng, dẫn đến mất cân đối giữa cung và cầu về ngoại tệ, buộc Nhà nước phải áp dụng các biện pháp hành chính để tăng cung, hạn
chế cầu về ngoại tệ ảnh hưởng đến khả năng mua bán ngoại tệ của Ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho hoạt động thanh toán quốc tế
- Cơ chế điều hành tỷ giá, quan hệ cung cầu ngoại tệ còn mang nặng tính hành chính. Ở Việt Nam chưa có thị trường hối đoái hoàn chỉnh, đã hạn chế hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các Ngân hàng thương mại.
- Chưa có cơ chế quản lý và biện pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn tệ nạn buôn bán hàng lậu qua biên giơí, gây chảy ngoại tệ mạnh ra khỏi quốc gia ngày càng nghiêm trọng. Lượng ngoại tệ thanh toán “chui” ngoài hệ thống thanh toán của Ngân hàng lên đến hàng tỷ USD mỗi năm luôn là vấn đề nổi cộm đối với các nhà quản lý.
CHƯƠNG 3
BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN L/C TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG SAO ĐẠI HÙNG 3.1 ĐỊNH HƯỚNG XNK VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN L/C CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM TỚI.
3.1.1 Định hướng XNK
Trong năm 2009, Với những thành công đó đạt được công ty Cổ phần kỹ thương Sao Đại Hùng đã đề ra những phương hướng và nhiệm vụ cho XNK như sau:
Tổng kim ngạch XNK: 40,5 triệu đồng: Trong đó: -Xuất khẩu: 85.000 triệu đồng
-Nhập khẩu: 420.000 triệu đồng Các mặt hàng chủ yếu gồm:
- Mỏy tớnh cụng nghiệp và cỏc sản phẩm của IEI. Lắp đặt thiết bị dầu khí, Thiết bị viễn thụng,Thiết bị chuẩn hoỏ tớn hiệu - TimeElectronics Products,Thiết kế và tớch hợp hệ thống,Thiết bị đo lường điều khiển, Thiết bị đo lường điều khiển, Hệ thống giỏm sỏt, Lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống tự động hóa, Xõy lắp cụng trỡnh viễn thụng, Lắp đặt thiết bị hàng hải, Cung cấp thiết bị và linh kiện
Doanh thu dự kiến: 350 tỷ đồng Lợi nhuận dự kiến: 25 tỷ đồng
Về nhập khẩu: Công ty Vật tư và XNK dự kiến nhập khẩu chủ yếu là các loạin máy móc thiết bị như: Máy xây dựng, máy xúc đào, máy giặt, máy phôtô, đồng tấm, sắt lá, dây điện và dây cáp quang...
Trong năm 2004, doanh nghiệp tập trung đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của mình như: dưa chuột, khăn mặt, bàn chải, hòm carton... thêm vào đó triển khai mạng lưới thu mua nhằm mở rộng thị trường với nhiều phương thức kinh doanh linh hoạt. Doanh nghiệp không ngừng củng cố quan hệ với các bạn hàng truyền thống mà còn khai thác một cách tích cực hơn đối với một số thị trường mới thông qua các cuộc hội thảo, các hội chợ... Bên cạnh đó doanh nghiệp còn khai thác thêm một số mặt hàng xuất khẩu mới nhằm nâng giá trị kim ngạch xuất khẩu lên cao hơn nữa trong các năm tiếp theo.
Không những thế Công ty còn kết hợp giữa sản xuất kinh doanh XNK với làm ăn nội địa có hiệu quả. Các phương án kinh doanh đề ra phải nhằm đạt được lợi nhuận tối đa cho công ty và giảm thiểu được các khoản chi phí. Các hoạt động kinh doanh phải được kiểm tra và báo cáo thường xuyên, kịp thời nhằm hạn chế những sự cố xảy ra từ đó có các phương hướng giải quyết kịp thời.
Có các biện pháp quản lý, kiểm tra, rheo dõi chặt chẽ các mặt hàng nhập khẩu, có thái độ phục vụ chu đáo đối với khách hàng, làm tốt công tác bảo hành, các dịch vụ sau bán hàng nhằm tạo niềm tin ở khách hàng từ đó sẽ góp phần lôi kéo được khách hàng về phía mình ngày càng nhiều. Điều chỉnh lại phương thức giao khoán để nâng cao trách nhiệm của các đơn vị trực thuộc. Khai thác tối đa Xí nghiệp sản xuất bao bì Phố Nối- Hưng Yên, nâng cấp và điều chỉnh lại cơ cấu kinh doanh nhằm đẩy nhanh lượng hàng sản xuất ra tạo thêm thu nhập cho công nhân viên phân xưởng.
Nghiên cứu, tuyển dụng và đào tạo cán bộ có trình độ nhằm đáp ứng được với các cơ cơ chế, chính sách của nền thương mại quốc tế hiện nay.
3.1.2 Xu hướng phát triển phương thức thanh toán L/C của Công ty trong thời gian tới trong thời gian tới
Nhìn lại các kết quả mà trong thời gian qua Công ty Cổ Phần Kỹ Thương Sao Đại Hùng đã đạt được, công ty đã rút ra được những kinh nghiệm quý báu trong hoạt động XNK nói chung và đối với hoạt động thanh toán hàng hoá XNK nói riêng.
Công ty luôn duy trì phương châm “an toàn-hiệu quả- phát triển”, đồng thời căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước năm 2004 và nhiệm vụ của Bộ, công ty đã đề ra mục tiêu cho năm 2004 đối với lĩnh vực thanh toán XNK là đa dạng hoá các loại hình thanh toán XNK và đặc biệt chú trọng đến phương thức thanh toán bằng L/C và duy trì thế mạnh của phương thức này trong công tác thanh toán XNK. Cụ thể của phương hướng này được thể hiện như sau:
Tiếp tục đẩy mạnh việc sử dụng hình thức thanh toán bằng L/C cao hơn nữa, nâng cao tỷ lệ thanh toán hàng XNK bằng L/C trong tổng giá trị các lô hàng nhập khẩu, đồng thời trong quá trình mở L/C giảm thiểu được những sai sót dẫn đến tranh chấp trong thanh toán. Vì thanh toán bằng L/C đem lại cho công ty rất nhiều những lợi thế nên việc khai thác một cách tối đa những ưu điểm cuả phương thức này là một điều rất cần thiết. Bên cạnh đó công ty cũng nên sử dụng thêm một số dịch vụ khác của Ngân hàng như sử dụng các phương thức thanh toán khác để có thể vận dụng vào tình hình của công ty mình được phù hợp. Trong năm 2004 công ty dự kiến sẽ nâng tỷ lệ thanh toán bằng L/C lên đến hơn 95% trong tổng các phương thức thanh toán trong toàn công ty.
Mặt khác, công ty cần luôn duy trì mối quan hệ truyền thống với các Ngân hàng nhằm tạo điều kiện cho việc thanh toán được thuận lợi hơn. Không những thế công ty cần đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ vào công tác thanh toán để nâng cao hơn nữa chất lượng thanh toán.
Kịp thời tháo gỡ những vướng mắc trong thẩm quyền giải quyết về chứng từ của công ty và của Ngân hàng để nâng cao chất lượng và doanh