3.2.2 .1Kiến nghị đối với cơ quan quản lý của Nhà nước
3.3.2.3 Kiến nghị đối với Ngân hàng:
Các Ngân hàng cần tổ chức ban kiểm soát của mình sao cho hiệu quả hơn, tăng cường công tác kiểm tra thường xuyên từ Trung Ương đến các chi nhánh nhằm phát hiện kịp thời những sai sót để có biện pháp khắc phục. Phối hợp chặt chẽ giữa ban kiểm soát và bộ máy kiểm tra nội bộ của Ngân hàng với cơ quan thanh tra để xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm.
Nghiên cứu, soạn thảo và ban hành những luật lệ tạo môi trường pháp lý cho hoạt động thanh toán quốc tế. Hoạt động thanh toán quốc tế nó liên quan cả đến hoạt động kinh tế đối nội cũng như đối ngoại, liên quan đến các thông lệ quốc tế và luật pháp của các quốc gia có liên quan trong quan hệ kinh tế vì vậy cần phải có sự quy định cụ thể nhằm tạo ra mối quan hệ hài hoà của sự kết hợp với UCP 600.
Bên cạnh đó Ngân hàng còn cần phải điều chỉnh ở một số mặt sau: * Về mặt tổ chức:
Trong hoạt động thanh toán XNK, các Ngân hàng(Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn) cần phải xây dựng được cho mình một cơ cấu tổ chức hợp lý, chặt chẽ nhằm phát huy được hết khả năng của mình. Cần có sự tách bạch về nghiệp vụ thanh toán xuất khẩu và thanh toán nhập khẩu. Từ đó sẽ tạo nên sự chuyên môn hoá một cách hiệu quả.
*Về mặt nghiệp vụ:
Ngân hàng phải luôn luôn có các khoá học đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ cho các thanh toán viên, cho họ đi tham quan, khảo sát ở nhiều Ngân hàng nước ngoài để cập nhật các thông tin, học được các kinh nghiệm cũng như nắm bắt được các tài liệu mới liên quan đến các hoạt động thanh toán như UCP 500, URC 522... Đây là điều rất cần thiết vì trình độ, nghiệp vụ của các thanh toán viên nó quyết định đến hiệu quả của
việc thanh toán, hơn nữa nó còn phản ánh trực tiếp chất lượng dịch vụ mà Ngân hàng cung cấp thông qua thái độ phục vụ từ đó quyết định đến sự thành công của Ngân hàng.
*Đổi mới công nghệ:
Đổi mới công nghệ là “chìa khoá” mở cửa ra bên ngoài, là yếu tố quyết định thành bại trong cạnh tranh, Ngân hàng cần hoàn thiện, củng cố, xây dựng hệ thống máy móc, thiết bị kỹ thuật...công nghệ tiên tiến hiện đại đạt mức tự động hoá cao, mức tiêu chuẩn của thế giới, đồng thời nâng cao trình độ sử dụng vi tính, sử dụng phần mềm, xử lý thông tin cho cán bộ để nâng cao chất lượng dịch vụ Ngân hàng để hoà nhập vào cộng đồng tài chính quốc tế.
Với nhận thức về tầm quan trọng của công nghệ Ngân hàng trong thời kỳ hiện nay, các Ngân hàng đã sớm áp dụng tin học trong hoạt động Ngân hàng ngay từ năm 1987. Việc áp dụng công nghệ mới đã làm thay đổi căn bản công nghệ Ngân hàng nhờ đó đã nâng cao năng suất và chất lượng các dịch vụ Ngân hàng ở Việt Nam.
Khi Việt Nam đạt đến mặt bằng công nghệ và trình độ sử dụng công nghệ của hệ thống Ngân hàng tiên tiến trên thế giới thì việc thực hiện chuyển tiền hoặc các nghiệp vụ thanh toán mới như: thẻ tín dụng, dịch vụ Ngân hàng điện tử....sẽ dễ dàng hơn.
Chính vì vậy để ngày một hoàn thiện hơn hoạt động thanh toán tiền hàng XNK Ngân hàng cần phải luôn đổi mới và áp dụng các thiết bị và công nghệ hiện đại nhằm phù hợp với những yêu cầu và đòi hỏi của hệ thống công nghệ Ngân hàng thế giới cũng như từ đó tạo ra được lòng tin đối với khách hàng.
Nói tóm lại những thay đổi theo chiều tích cực của Ngân hàng sẽ kéo theo hàng loạt những thay đổi trong công ty. Những thay đổi này sẽ tạo
điều kiện cho công ty thực hiện việc thanh toán được thuận lợi hơn. Công việc thanh toán sẽ được diễn ra suôn sẻ hơn và hạn chế được rất nhiều những tranh chấp xảy ra. Khi bộ phận thanh toán viên của Ngân hàng đã được trang bị một khối lượng về kiến thức chuyên môn cũng như đã được bổ sung các kinh nghiệm từ việc học hỏi thì việc nắm bắt các thông tin về các hình thức thanh toán là một điều rất chắc chắn. Từ đó họ sẽ tư vấn cho công ty các thủ tục về mở L/C hoặc thanh toán L/C được chính xác, tỷ mỷ, chặt chẽ... làm giảm các sai sót không đáng có thể xảy ra. Hơn nữa công nghệ của Ngân hàng càng phát triển thì sẽ làm cho thời gian thanh toán được rút ngắn xuống, làm giảm được các chi phí về đi lại, không những thế các thông tin về các đối tác sẽ được cập nhật kịp thời hơn, khối lượng thanh toán có thể rất lớn mà vẫn không bị gặp khó khăn về gì việc truyền tải.
Mặt khác, Ngân hàng có các bộ phận chuyên trách về xuất khẩu và nhập khẩu riền biệt thì sẽ tạo cho việc giải quyết các khâu công việc được nhanh chóng hơn, đảm bảo tính chuyên môn cao điều này làm cho các yêu cầu của các khách hàng sẽ nhanh chóng được đáp ứng.
KẾT LUẬN
Việt Nam sau gần 20 năm đổi mới đã thu được nhiều thành công vượt bậc đã mang lại cho nền kinh tế đất nước một hình ảnh mới, một bộ mặt hoàn toàn đổi khác mà không một ai có thể phủ nhận được. Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế, hoạt động XNK cũng đã đạt được những thành tựu to lớn. Thông qua công tác thanh toán của công ty XNK mà phương thức thanh toán chủ yếu là L/C với sự trợ giúp đắc lực của UCP 600 sự phối hợp của công ty XNK và các Ngân hàng tạo nên một yếu tố quan trọng giúp cho hoạt động thanh toán XNK phát triển nhanh chóng và có hiệu quả cao.
Thanh toán quốc tế là một đòi hỏi tất yếu khách quan trong sự phát triển của thương mại quốc tế. Trước xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế, các quốc gia trên thế giới ngày càng mở rộng dần các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, từ đó đã có rất nhiều các tổ chức thương mại quốc tế ra đời, phát triển và tạo nên mối quan hệ liên kết chặt chẽ trên cơ sở cạnh tranh cùng phát triển. Chính sự hội nhập này đã dẫn đến sự phân công hoá lao động một cách rõ rệt. Sự phân công hoá lao động giữa các nước chính là nhân tố cho sự dịch chuyển mạnh mẽ giữa các quốc gia về tư bản(vốn), kỹ thuật, khoa học công nghệ, nhân lực, tài nguyên thiên nhiên... kéo theo sự dịch chuyển này là sự tất yếu của trao đổi hàng hoá- dịch vụ giữa các quốc gia tuân theo quy luật của nền kinh tế là quy luật về quan hệ hàng-tiền. Sự vận động và chu chuyển của quan hệ hàng hoá và tiền tệ quyết định đến sự phát triển của thương mại quốc tế. Biều hiện của mối quan hệ này chính là hoạt động thanh toán. Thanh toán quốc tế ra đời như là một đòi hỏi tất yếu khách quan để đáp ứng cho sự trao đổi, buôn bán hàng hoá giữa các quốc
gia. Nó là một mắt xích quan trọng nối các tổ chức thương mại, tổ chức kinh tế ...trên thế giới lại gần nhau nhằm thực hiện các hoạt động kinh doanh XNK.
- Thanh toán quốc tế là một khâu quan trọng trong hoạt động kinh doanh XNK. Hiệu quả của kinh doanh XNK phần lớn phụ thuộc vào hiệu quả của hoạt động thanh toán, khi các bên tham gia vào ký kết hợp đồng kinh doanh XNK thì thanh toán đã là một điều khoản không thể thiếu được do các bên thoả thuận nhằm đảm bảo lợi ích của mình. Khi điều khoản về thanh toán được thoả thuận thống nhất và chặt chẽ thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các bên tham gia thực hiện tốt hợp đồng đã ký kết. Điều này có thể đảm bảo cho bên xuất khẩu có thể nhận được tiền còn bên nhập khẩu sẽ nhận được hàng. Từ đó có thể hạn chế được rất nhiều các rủi ro có thể xảy ra làm tổn hại đến lợi ích kinh tế của các bên.
Hoà chung vào sự nghiệp đổi mới của đất nước, bằng uy tín, nguồn vốn và kinh nghiệm dày dạn trong thanh toán XNK đặc biệt là trong phương thức thanh toán bằng L/C, Công ty Cổ Phần Kỹ Thương Sao Đại Hùng với sự hỗ trợ đắc lực của Ngân hàng đã thực hiện có hiệu quả hoạt động kinh doanh XNK nói chung và hoạt động thanh toán XNK nói riêng đã đóng góp không nhỏ cho nền kinh tế phát triển theo hướng thị trường định hướng xó hội chủ nghĩa của Nhà nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo hoạt động kinh doanh và hoạt động thanh toán 2005-2007
của Công ty Cổ Phần Kỹ Thương Sao Đại Hùng
2. Điều lệ thống nhất tín dụng chứng từ UCP 600
3. Một số bài giảng trong trương trình học lớp – “Nghiệp vụ XNK và
Thanh Toán Quốc Tế” do Khoa Thương Mại Và Kinh Tế Quốc Tế Trường ĐH Kinh tế quốc dân tổ chức tháng 3,tháng 4 năm 2009.
4. PGS.TS. Đỗ Đức Bình – TS. Nguyễn Thường Lạng : Giáo trình
Kinh Tế Quốc Tế, NXB Lao Động – Hà nội 2005
5. Paul AS Samuelson – Wiliam D.Nordhalls : Kinh Tế Học (tập 1,
2) NXB Tài Chính tháng 6 năm 2007
6. TS. Nguyễn Minh Kiều – Tín dụng và Thẩm định Tín dụng Ngân
hàng NXB Tài Chính, 2008
7. TS. Nguyễn Minh Kiều – Thanh Toán Quốc Tế , NXB Thống kê
2008
8. TS. Nguyễn Minh Kiều – Nghiệp Vụ Ngân Hàng NXB Thống Kê
Năm 2006
9. PGS.TS. Nguyễn Thị Mùi, Doanh nghiệp Việt Nam- tiếp cận và
sử dụng các dịch vụ tài chính, VCCI 2002
10.Trần Hoàng Ngân - - Bộ môn Tài chính Ngân hàng- Trường
ĐHKT TP HCM - Nghiệp vụ hối đoái và thanh toán quốc tế- Bộ môn Tài chính Ngân hàng- Trường ĐHKT TP HCM
11.PGS.TS. Nguyễn Năng Phúc – Giáo trình Phân Tích Báo Cáo Tài
12.PGS. Vũ Hữu Tửu – Giáo trình Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Giao Dịch Ngoại Thương NXB Kinh Tế Quốc Dân Hà nội năm 2006
13.PGS. Đinh Xuân Trỡnh - Giỏo trỡnh “Thanh toỏn quốc tế trong
ngoại thương” – NXB Giáo dục - trường ĐH ngoại thương – Hà Nội
PHỤ LỤC Phụ lục 1:
YÊU CẦU MỞ THƯ TÍN DỤNG
(Application for Documentary Credit) Kính gửi: NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HOÀN KIẾM
Với mọi trách nhiệm thuộc về phần mình, chúng tôi đề nghị Ngân hàng mở thư tín dụng theo loại sau:
*Irrevocable, transferable Letter of Credit A/S *Date and place of expiry: 02/04/2007 in Japan
*Advising bank: THE GIFU BANK LTD TEN PAKU BRANCH A/C: 00176 (Current Account)
*Applicant: (Full name and address)
- GREAT BEAR STARS TECHCOM JOINT STOCK COMPANY
(GBS.,JSC)
- PHÒNG A104 M3 - M4, 91 NGUYỄN CHÍ THANH, QUẬN ĐỐNG ĐA, TP HÀ NỘI.
- Tel: 84.4.9349174- 84.4.8253095 - Fax: 84.4.8257588
*Benificiary: (Full name and address)
-CHUKYO JUKICO.,LTD
-1075 rikumae- cho, meito-ku nagoya, 465- 0057 Japan
-81- 52- 701-5188. Fax: 81- 52-701-5194
* Commodity:
1/ - USED “ KOMATSU” EXCAVATOR.
* Model: PC 300-2 - Serrial:11050 Q’/tity: 01 Unit
* Documentary Credit Number:009020601ILC 0009 *Amount of L/C: JPY 2,000,000
(In words: Japanese Yen Two million only CIF Haiphong Incoterm 1990)
Chỉ có thể thanh toán khi người lĩnh tiền xuất trình những chứng từ sau:
1. Beneficiry’s Draft in duplicate
2. Signed Commercial invoice in triplicate
3. Signed Packing list in triplicate
4. Full set(2/3) of clean “Shipped on board” ocean Bill of Lading
made out to order of Vietincombank Hoankiem branch blank endorsed marked “Freight Prepaid” and notify the applicant.
5. Certificate of origin issued by Chamber of Commerce and
Industry of Japan in duplicate.
6. Certificate of Quality issued by seller in triplicate
7. Copy of fax advising accounte of particulars of shipment
8. Benificiary’s certificate enclosing...’s receipt, cerfying that one set
of non- negotiable documents plus 1/3 set of original B/L have bent sent by EMS/DHL to the applicant within 03 days after B/L date.
9. Other documents and condition(specity): CH- 707/MAS Date:
February 20 th, 2007.
Phụ lục 2:
UCP 600 - Bản quy tắc thực hành thống nhất mới về tín dụng chứng từ
Bùi Thị Thu Huế
Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm UCP là viết tắt của “The Uniform Custom and Practice for Documentary Credits” (Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ). Bản UCP đầu tiên được ICC phát hành từ năm 1933 với mục đích khắc phục các xung đột về luật điều chỉnh tín dụng chứng từ giữa các quốc gia bằng việc xây dựng một bản quy tắc thống nhất cho hoạt động tín dụng chứng từ. Theo đánh giá của các chuyên gia, UCP là bản quy tắc (thông lệ quốc tế) tư nhân thành công nhất trong lĩnh vực thương mại. Ngày nay, UCP là cơ sở pháp lý quan trọng cho các giao dịch thương mại trị giá hàng tỷ đô la hàng năm trên thế giới.
UCP đã qua bảy lần sửa đổi và chỉnh lý. Bản UCP đang được áp dụng hiện nay là UCP 500 (The Uniform Custom and Practice for Documentary Credits, ICC Publication No. 500) - kết quả của lần sửa đổi thứ sáu, được phát hành năm 1993.
Vào tháng 5 năm 2003, Phòng Thương mại quốc tế (ICC) đã ủy quyền cho ủy ban Kỹ thuật và nghiệp vụ Ngân hàng (ICC Commission on Banking Technique and Practice) bắt đầu xem xét lại UCP 500 để có thể có những sửa đổi cần thiết đáp ứng với tình hình thực tiễn mới.
Cũng như những lần sửa đổi trước đây, mục đích chính của lần sửa đổi này là để đáp ứng được sự phát triển trong hoạt động ngân hàng, vận tải và bảo hiểm. Hơn nữa, cũng cần thiết xem xét lại ngôn ngữ và phong cách đã được sử dụng trong UCP để loại bỏ những cách diễn đạt có thể gây ra sự hiểu nhầm và áp dụng không thống nhất.
Ngay khi công việc xem xét lại được tiến hành, thông qua một số kết quả điều tra toàn cầu, ủy ban Kỹ thuật và Nghiệp vụ ngân hàng nhận thấy có tới khoảng 70% chứng từ xuất trình theo tín dụng thư đã bị từ chối ở lần xuất trình đầu tiên vì có sai sót. Điều này rõ ràng có ảnh hưởng tiêu cực đến phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, vốn là một phương thức thanh toán quốc tế truyền thống và có nhiều ưu điểm, vì chi phí tăng lên do các trường hợp phải chịu phí chứng từ bất hợp lệ gia tăng (thông thường mỗi bộ chứng từ bất hợp lệ sẽ bị thu phí từ 50 - 100USD khi thanh toán) và quan trọng hơn là những sai sót chứng từ đó lại tỏ ra không mấy rõ ràng.
Do đó, Ban soạn thảo gồm 9 thành viên đã ra đời để sửa đổi UCP 500. Đồng thời, ủy ban Kỹ thuật và Nghiệp vụ ngân hàng thành lập Ban cố vấn gồm 41 thành viên là các chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng và vận tải đến từ 26 nước trên thế giới.
Sau 3 năm soạn thảo và chỉnh lý, ngày 25 tháng 10 năm 2006, ICC đã thông qua Bản Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ số 600 (UCP 600) thay cho UCP 500. UCP 600 sẽ có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 2007.
UCP 600 có một số thay đổi cơ bản so với UCP 500 như sau:
Thứ nhất, về hình thức, UCP 600 được bố cục lại với 39 điều khoản (so với 49 điều khoản của UCP 500), trong đó bổ sung nhiều định nghĩa và giải thích thuật ngữ mới để làm rõ nghĩa của các thuật ngữ còn gây tranh cãi trong bản UCP 500. Chẳng hạn, điều 2 “Definitions” (Định nghĩa) của UCP 600 đã nêu ra một loạt định nghĩa như: Advising bank, Applicant, Beneficiary, Complying presentation, Confirmation, Confirming bank, Credit, Honour, Negotiation, Presentation…
Thứ hai, UCP 600 đã quy định rõ thời gian cho việc từ chối hoặc chấp nhận các chứng từ xuất trình là khoảng thời gian cố định “5 ngày làm việc ngân hàng” (five banking days). ở UCP 500, khoảng thời gian này được quy định không rõ ràng là “Thời gian hợp lý” (Reasonable Time) và